Cách phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài

Để phòng tránh bệnh viêm tai ngoài, bạn nên xây dựng một số thói quen sinh hoạt lành mạnh như:

Phòng ngừa trước khi bơi

  • Mang nút bịt tai hoặc mũ bơi khi đi bơi. Chúng sẽ giúp nước không vào tai, do đó bạn sẽ ít gặp các vấn đề ở tai hơn. Bạn nên lựa chọn nút bịt tai dùng để bơi lội vừa vặn với tai để tránh rớt khi đang bơi. Ngoài ra, việc mang nón bơi che tai cũng có thể hạn chế nước vào tai.
  • Không bơi trong hồ bơi bẩn. Trước khi bơi, bạn nên kiểm tra nước trong hồ trong hay đục, có nhiều rác không. Nếu hồ không được thường xuyên vệ sinh, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn trong tai khi bơi tại đây. Ngoài ra, không bơi ở ao, hồ, sông suối vì nguy cơ nhiễm khuẩn và đuối nước rất cao.

Phòng ngừa sau khi bơi

  • Lắc hoặc nghiêng đầu để nước từ tai chảy ra ngoài, bạn có thể kéo dái tai để nước dễ chảy ra hơn.
  • Lau khô tai. Bạn sử dụng khăn sạch để lau nhẹ bên ngoài tai, cũng có thể sử dụng máy sấy tóc ở chế độ mát và giữ cách tai khoảng 30cm để làm khô tai.
  • Sử dụng các thuốc nhỏ tai. Bạn mua thuốc nhỏ tai không cần kê đơn để giúp làm khô phần nước còn sót lại, tuy nhiên không nên dùng thuốc nhỏ tai nếu bị đau tai, phẫu thuật tai hoặc rách màng nhĩ (thủng màng nhĩ).

Bên cạnh đó, cần phòng tránh các nguyên nhân khác dẫn đến viêm tai ngoài:

  • Không đưa vật cứng vào tai như tăm bông, kẹp tóc, viết, bút chì, ngón tay, khăn giấy. Điều này không chỉ làm rách lớp da mỏng trong tai mà còn làm tăng khả năng nhiễm trùng, gây viêm tai ngoài.
  • Không nên lấy ráy tai thường xuyên. Việc lấy ráy tai đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đôi tai khỏi nhiễm trùng. Vì vậy, khi cố gắng lấy nó ra, bạn sẽ vô tình làm tăng nguy cơ mắc viêm tai ngoài. Hơn thế nữa, lấy ráy tai không đúng cách có thể làm nó đẩy sâu vào trong tai hơn. Việc ráy tai quá nhiều hoặc quá ít có thể khiến bạn gặp vấn đề ở tai. Nếu nghĩ rằng bạn thực sự có quá nhiều ráy tai, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra phương pháp lấy ráy tai an toàn nhé.
  • Khi có dị vật mắc kẹt trong tai cần tới ngay cơ sở y tế để được lấy ra.
  • Hạn chế sử dụng tai nghe. Tai nghe, đặc biệt là loại nhét vào lỗ tai, đôi khi có thể làm trầy xước da, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Vệ sinh máy trợ thính sạch sẽ. Giống như tai nghe, máy trợ thính có thể cọ vào ống tai và dẫn đến viêm tai ngoài. Để giảm thiểu rủi ro, bạn nên tháo máy trợ thính trước khi đi ngủ và thường xuyên vệ sinh máy sạch sẽ.
  • Đặt bông gòn vào tai trước khi sử dụng keo xịt tóc, thuốc nhuộm hoặc các sản phẩm khác. Một số người bị viêm tai ngoài do hóa chất trong mỹ phẩm gây kích ứng da.
  • Điều trị triệt để các bệnh về da như: Chàm, vảy nến,…
  • Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn bị tiểu đường hoặc các vấn đề miễn dịch (như HIV). Bạn có thể có nhiều khả năng bị viêm tai ngoài và các biến chứng nghiêm trọng. Bạn cũng cần hỏi bác sĩ các cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và đến khám ngay khi bị đau tai.
Sử dụng mũ bơi khi đi bơi
Sử dụng mũ bơi khi đi bơi
Đến gặp bác sĩ để được lấy dị vật hoặc ráy tai an toàn
Đến gặp bác sĩ để được lấy dị vật hoặc ráy tai an toàn

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy