Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm tai ngoài
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của bệnh viêm tai ngoài. Nếu để ý và xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học thì sẽ làm tăng hiệu quả điều trị hơn. Hơn nữa, bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.
Nên ăn các loại thực phẩm nào?
Thực phẩm chứa nhiều vitamin A
- Vitamin A được chứng minh có khả năng tăng cường thính lực, bảo vệ niêm mạc lót ở loa tai, từ đó rất tốt cho người bị viêm tai ngoài.
- Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A người bệnh nên bổ sung thường xuyên gồm cà rốt, cà chua, cà tím, gan bò,…
Nên ăn các thực phẩm nhiều vitamin C
- Rau xanh, đặc biệt các loại rau màu xanh đậm như rau chân vịt, rau mồng tơi,… chứa nhiều vitamin C và chất xơ. Người bị viêm tai ngoài có triệu chứng ù tai, đau nhức tai nên ăn thường xuyên.
- Bên cạnh đó, các loại quả mọng cũng chứa nhiều chất oxy hoá, vitamin dồi dào như dâu tây, việt quất, mâm xôi, đào,…
Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất kẽm
Các chuyên gia khuyên rằng, người đang bị ù tai, chóng mặt, sưng nhức khi bị viêm tai nên ăn nhiều thực phẩm giàu khoáng chất kẽm. Đặc biệt, lạc luộc và ngũ cốc rất tốt cho cơ thể, người bệnh nên ăn thường xuyên.
Ăn nhiều chất béo tốt cho cơ thể
- Người bị bệnh viêm tai ngoài nói riêng và bệnh viêm tai nói chung nên bổ sung thêm nhiều chất béo tốt cho cơ thể.
- Các thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn dinh dưỡng như dầu oliu, dầu dừa, dầu cá, cá hồi, cá biển,…
- Đồng thời, bạn nên thay thế hoàn toàn mỡ lợn bằng các dầu ăn chiết xuất từ đậu nành, oliu,… chất lượng cao.
Cung cấp thêm iot cho cơ thể như cá biển, rong biển,… để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
Ngoài ra người bị viêm tai ngoài cần tránh các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm, món ăn ngọt, nhiều đường
Theo nghiên cứu thì các món ăn hay thực phẩm có vị ngọt gắt, nhiều đường khi dung nạp vào cơ thể, sẽ khiến cơ thể giải phóng insulin vượt ngưỡng bình thường. Điều này sẽ khiến các triệu chứng ù tai, đau tai hơn, cảm giác áp lực trong tai nặng hơn.
Đồ ăn khô cứng
- Khi ăn các đồ ăn khô cứng hay thực phẩm ít nước sẽ khiến hàm phải hoạt động nhiều và liên tục hơn. Điều này khiến quá trình phục hồi chức năng của loa tai bị ảnh hưởng, dẫn đến bệnh chữa lâu khỏi hơn. Thậm chí, nhiều trường hợp còn có thể chuyển bệnh từ giai đoạn cấp tính sang giai đoạn mạn tính kéo dài.
- Các thực phẩm bạn nên tránh gồm: cam thảo, hoa quả sấy khô cứng như chuối sấy, khoai sấy, bánh kẹo cứng,…
Tránh ăn đồ ăn, thực phẩm cay nóng
- Không chỉ người đang mắc bệnh và điều trị bệnh viêm tai giữa, mà mọi người đều không nên ăn nhiều đồ ăn cay nóng. Khi ăn các thực phẩm cay và nóng sẽ ảnh hưởng đến thính lực, nghe kém và ù tai.
- Người bệnh nên tránh ăn các gia vị cay gồm ớt cay, hạt tiêu, mù tạt, sa tế, tương ớt,… hoặc các món ăn quá nóng.
Kiêng ăn món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp
Đối với người bị bệnh viêm tai ngoài thì ăn nhiều loại đồ ăn này sẽ khiến tai bị đau nhức nhiều hơn, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hạn chế ăn các đồ ăn kích thích sưng mủ trong tai
Bệnh viêm tai ngoài gây nên các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ ở tai, chảy mủ dịch từ tai. Do đó, người bệnh cần tránh ăn những món ăn có thể gây kích thích sự mưng mủ trong tai như: đồ nếp như gạo nếp, xôi, hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực, thịt bò,...
Các chất kích thích, đồ uống có cồn
Thuốc lá, rượu, bia, cà phê,…là những chất kích thích không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi bị viêm tai ngoài. Nếu bạn không muốn cảm giác đau nhức nặng hơn thì nên ngừng sử dụng. Qua thời gian, bạn sẽ thấy hiệu quả phục hồi rõ rệt, đồng thời hạn chế nguy cơ của nhiều bệnh lý khác tìm đến.