Cảm lạnh
Top 1 trong Top 12 Bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ em
Cảm lạnh thông thường (hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp trên) là bệnh hô hấp do virus gây ra, phổ biến nhất là Rhinovirus. Đây là một bệnh hô hấp ở trẻ em khá phổ biến và hầu hết các bé sẽ bị cảm lạnh từ sáu đến tám lần mỗi năm, đặc biệt là vào mùa mưa lạnh.
Nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh ở trẻ:
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh cảm lạnh ở trẻ có thể bắt nguồn từ một bệnh viêm đường hô hấp trên (mũi, miệng và cổ họng). Bệnh này gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị cảm lạnh.
- Theo các chuyên gia về nhi khoa cho biết. Các bé có thể bị nhiễm cảm lạnh do lây từ người bị cảm.( Khi mà người đó ho, hắt hơi làm bắn virus cảm lạnh vào không khí và khiến bé hít phải). Bệnh cũng có thể được truyền qua tiếp xúc bằng tay. Bệnh này rất dễ lây nhiễm từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh.
Các triệu chứng cảm lạnh thường thấy là:
- Chảy nước mũi, chảy nước mắt
- Hắt xì hơi liên tục
- Đau họng, ho, nghẹt mũi
- Có thể sốt hoặc không
- Ngoài những dấu hiệu kể trên, trẻ cũng có thể gặp phải hiện tượng tiêu chảy, nôn mửa, dễ cáu gắt, đau đầu và khó chịu, mệt mỏi. Sau đó, các chất nhầy ở mũi cô đặc lại, bé sẽ không còn khó chịu nữa.
Ngăn ngừa cảm lạnh cho bé:
- Mẹ nên cho con bú trên 12 tháng hoặc ít nhất là 6 tháng. Bởi đây là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bé. Sữa mẹ chứa kháng thể, giúp bé chống nhiễm trùng. Thường thì trẻ được bú mẹ sẽ ít bị cảm lạnh hay nhiễm trùng hơn.
- Cách ly bé với những người đang bị ho hay cảm lạnh. Cần rửa tay sạch trước khi bế con.
- Tránh và hạn chế cho bé tới nơi có người đang hút thuốc lá. Bởi những bé sống với người thân hút thuốc thường dễ bị cảm lạnh. Cùng với đó thì cơn cảm lạnh cũng kéo dài hơn.
Cách điều trị:
- Khi bé bị cảm lạnh nhẹ cha mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà. Bằng cách khá đơn giản là giữ ấm cho bé, nhất là các bộ phận dễ bị nhiễm lạnh như chân, tay và cổ họng của bé.
Cho trẻ uống nhiều nước và những thức ăn dạng lỏng, tuy nhiên cần tránh những loại nước uống có ga. - Sau khi bé bị sốt cao, ra mồ hôi nhiều. Cha mẹ nên thay áo quần ngay cho bé. Để tránh tình trạng cảm lạnh của bé bị nặng thêm. Đồng thời dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau mình cho bé để hạ sốt. Khi lau cho bé cha mẹ cần nhớ chú ý đến vùng cổ, da bẹn và hai bên nách của bé.
- Ngoài ra cha mẹ cần chú ý tuyệt đối không dùng nước đá để chườm cho bé. Bởi vì khi nhiệt độ lạnh quá sẽ khiến cho các mạch máu của bé bị co lại.
- Nếu bạn không vệ sinh cho bé trong thời điểm này. Có thể sẽ dẫn đến da của bé có thể bị nhiễm trùng, nổi rôm sảy. Ngoài ra, trẻ còn có thể cảm thấy ngứa ngáy và khiến tình trạng bệnh càng nặng thêm.
- Nếu bé đã ăn dặm thì bạn nên cho bé uống nhiều nước lọc và thức ăn dạng lỏng để tránh bé bị mất nước và làm hạ sốt nhanh.
Bệnh cảm lạnh tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nhiều. Nhưng nếu không biết cách điều trị thì tình trạng của bệnh rất khó lành và dễ kéo dài. Sẽ làm cho bé rất mệt mỏi và khó chịu.