Cẩn trọng
Đức tính cẩn trọng giúp giáo viên hiểu điều gì cần làm và điều gì cần tránh. Để thực hành tính cẩn trọng đúng mức, giáo viên cần vận dụng trí nhớ (điều đã học, kinh nghiệm của người khác), trí thông minh (làm cho bài học thích hợp với học sinh), dễ dạy (sẵn sàng học thêm điều mới), kỹ năng (dùng phương tiện, cách thế nào đem lại thành công), lý luận (lý luận hợp lý để tránh sai lầm), lo xa (nhận biết trong trí điều gì sẽ xảy ra), thận trọng (xem xét kế hoạch cẩn thận trước khi áp dụng), đề phòng (tránh những phiền phức có thể xảy ra. Ví dụ, không ở riêng với học sinh mà không có ai đó nhìn thấy.
Câu tục ngữ: "Ăn nhai, nói nghĩ nói lên bài học về cách suy nghĩ chín chắn trước lúc nói, nhắc mọi người cẩn thận, cẩn trọng trong giao tiếp. Làm bất cứ việc gì, dù nhỏ hoặc lớn, ai cũng cần hành động một cách cẩn thận thì mới có thể thu được kết quả tốt đẹp; nếu làm ẩu, làm vội vàng cho xong việc thì hậu quả sẽ chẳng ra gì! "Cẩn tắc vô áy náy", "cẩn tắc vô ưu" là những lời khuyên của ông bà, cha mẹ mà con cháu phải nhớ để rèn luyện đức tính cẩn thận. Cẩn thận để học tập tốt, lao động tốt. cẩn thận để sống đẹp, sống mẫu mực. Người thầy có tính cẩn trọng sẽ rèn được cho thế hệ học trò của mình biết cẩn trọng trong học tập và trong cuộc sống.