Top 12 Đức tính cần có nhất của người giáo viên

Kẹo Ngọt 14904 0 Báo lỗi

Nghiệp vụ sư phạm là một trong những yếu tố nền tảng giúp cho giáo viên có cơ sở giảng dạy và quản lý lớp học. Vì vậy, ứng xử sư phạm là một trong những kỹ ... xem thêm...

  1. Những người làm nghề giáo dục thì cần biết về những phẩm chất cần có của người giáo viên bởi nghề giáo viên là một trong những nghề được rất nhiều sự tôn trọng, kính mến và được tôn vinh. Tuy nhiên áp lực xã hội đối với nghề giáo viên cũng lớn lao vô cùng. Chính bởi trách nhiệm của cái nghề làm được cho xã hội, cho con người những điều lớn lao và phi thường. Nhưng khi họ phạm phải sai lầm, cái nhìn phán xét của người đời đối với họ cũng rất khác. Không có những người thầy, người cô thì không thể tạo nên giáo dục. Không có giáo dục, không có dạy chữ, dạy nhân cách, dạy học thức thì văn hóa, kinh tế cũng không có cơ sở để phát triển được. Trong đó, nghiêm trang là đức tính mà bất kỳ người nào làm trong lĩnh vực giáo dục cũng cần phải có.


    Nghiêm trang là đức tính rất cần thiết đối với mỗi giáo viên. Nghiêm trang thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự và trật tự, được thể hiện qua lời nói, ánh mắt nhìn, cách đi đứng, cử chỉ, nét mặt, cách cư xử của bạn khi đứng trên bục giảng. Người thầy luôn phải là một chuẩn mực đạo đức để xã hội noi theo, là “kiến trúc sư trí tuệ” tạo ra thế hệ tương lai cho đất nước. Cũng đã có nhiều cách ví von như “một người công nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài công trình nhưng một nhà giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ!”. Muốn làm được những điều đó, người thầy cần rèn luyện cho mình đức tính nghiêm trang trong suốt quá trình dạy học của mình.

    Nghiêm trang là đức tính rất cần thiết đối với mỗi giáo viên
    Nghiêm trang là đức tính rất cần thiết đối với mỗi giáo viên
    Nghiêm trang là đức tính rất cần thiết đối với mỗi giáo viên
    Nghiêm trang là đức tính rất cần thiết đối với mỗi giáo viên

  2. Để tránh nói điều không cần nói và nói điều cần nói thì thinh lặng là đức tính cần thiết đối với người giáo viên. Thinh lặng giúp lớp học trật tự và yên tĩnh trong lớp học, ngoài ra thinh lặng giúp bạn giữ gìn sức khỏe. Bạn có thể dùng kí hiệu để thay lời nói. Giáo viên nói ít và nói ngay vào điểm chính làm cho học sinh chú ý, ghi nhớ, và học. Thinh lặng là bài học quan trọng giúp ta lớn lên trong cuộc sống. Trong thinh lặng chúng ta khám phá ra thế giới nội tâm với những điều bí ẩn tận trong thâm sâu của cung lòng. Khi thinh lặng chúng ta có nhiều cơ hội để lắng nghe và tránh được những nguy cơ phạm tội do chính miệng lưỡi gây nên.


    Thinh lặng chính là mối dây liên kết giữa chúng ta với mọi người, đồng thời bảo đảm cho sự hiệp thông với đồng nghiệp và cấp trên, nó còn là khởi điểm sự thay đổi và lớn lên của đời sống tâm linh của mỗi người. Chỉ có trong thinh lặng người ta mới có thể nhận ra được con người thật của mình cũng như mọi vật xung quan một cách khách quan như chính nó là. Tuy nhiên, thinh lặng là điều thật sự không dễ chút nào, nó đòi hỏi một sự khiêm nhường, hy sinh, từ bỏ, một sự kiên cường của ý chí của mỗi người. Phúc cho những ai biết giữ miệng lưỡi và tâm hồn bình thản trước mọi biết cố cuộc đời cũng như sự đổi thay của xã hội. Đó là những tâm hồn biết tin tưởng và phó thác, chấp nhận sự hướng dẫn của của mọi người trong cuộc đời. Đó là người chiến thắng.

    Thinh lặng là đức tính cần thiết đối với người giáo viên
    Thinh lặng là đức tính cần thiết đối với người giáo viên
    Thinh lặng là đức tính cần thiết đối với người giáo viên
    Thinh lặng là đức tính cần thiết đối với người giáo viên
  3. Đức tính Khiêm tốn giúp giáo viên nhận biết con người thật của mình. Một giáo viên tốt giỏi sẽ khiêm tốn trong suy nghĩ, nhận biết sự thiếu thốn của mình, khiêm tốn trong lòng, yêu mến sự hèn mọn của mình, khiêm tốn trong hành vi, đảm nhận mọi hậu quả hành vi của mình. Khiêm tốn giúp giáo viên chia sẻ tri thức của mình một cách đơn sơ, bởi vì các trẻ em đây là trẻ nghèo, trẻ lao động. Khiêm tốn giúp giáo viên có lòng can đảm. Không thoái lui trước những điều không đón chào nơi trường học (ban Giám hiệu không thân thiện, nâng đỡ) và học sinh (ngỗ nghịch, vô lễ, quậy phá...). Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏi.


    Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo. Người khiêm tốn cũng cần phảo biết phê phán, lên án những con người có tính tự cao, tự đại, kiêu căng, ngạo mạn. Những con người này với địa vị cao thường hay lên mặt, coi thường những người xung quanh. Đức tính dè dặt giúp giáo viên suy nghĩ, phát biểu và hành xử trong vừa phải, thận trọng và nhún nhường. Thật là quan trọng học biết cách suy xét sự việc cẩn thận và đánh giá đúng. Đức tính dè dặt sẽ giúp giáo viên làm chủ mình trong những tình huống có thể làm giáo viên tức giận, tránh được những gì là không xứng hợp.

    Khiêm tốn và dè dặt giúp giáo viên nhận biết con người thật của mình
    Khiêm tốn và dè dặt giúp giáo viên nhận biết con người thật của mình
    Khiêm tốn và dè dặt giúp giáo viên nhận biết con người thật của mình
    Khiêm tốn và dè dặt giúp giáo viên nhận biết con người thật của mình
  4. Đức tính cẩn trọng giúp giáo viên hiểu điều gì cần làm và điều gì cần tránh. Để thực hành tính cẩn trọng đúng mức, giáo viên cần vận dụng trí nhớ (điều đã học, kinh nghiệm của người khác), trí thông minh (làm cho bài học thích hợp với học sinh), dễ dạy (sẵn sàng học thêm điều mới), kỹ năng (dùng phương tiện, cách thế nào đem lại thành công), lý luận (lý luận hợp lý để tránh sai lầm), lo xa (nhận biết trong trí điều gì sẽ xảy ra), thận trọng (xem xét kế hoạch cẩn thận trước khi áp dụng), đề phòng (tránh những phiền phức có thể xảy ra. Ví dụ, không ở riêng với học sinh mà không có ai đó nhìn thấy.


    Câu tục ngữ: "Ăn nhai, nói nghĩ nói lên bài học về cách suy nghĩ chín chắn trước lúc nói, nhắc mọi người cẩn thận, cẩn trọng trong giao tiếp. Làm bất cứ việc gì, dù nhỏ hoặc lớn, ai cũng cần hành động một cách cẩn thận thì mới có thể thu được kết quả tốt đẹp; nếu làm ẩu, làm vội vàng cho xong việc thì hậu quả sẽ chẳng ra gì! "Cẩn tắc vô áy náy", "cẩn tắc vô ưu" là những lời khuyên của ông bà, cha mẹ mà con cháu phải nhớ để rèn luyện đức tính cẩn thận. Cẩn thận để học tập tốt, lao động tốt. cẩn thận để sống đẹp, sống mẫu mực. Người thầy có tính cẩn trọng sẽ rèn được cho thế hệ học trò của mình biết cẩn trọng trong học tập và trong cuộc sống.

    Đức tính cẩn trọng giúp giáo viên hiểu điều gì cần làm và điều gì cần tránh
    Đức tính cẩn trọng giúp giáo viên hiểu điều gì cần làm và điều gì cần tránh
    Đức tính cẩn trọng giúp giáo viên hiểu điều gì cần làm và điều gì cần tránh để làm gương cho học sinh
    Đức tính cẩn trọng giúp giáo viên hiểu điều gì cần làm và điều gì cần tránh để làm gương cho học sinh
  5. Nghề giáo là một trong những nghề đòi hỏi rất cao về năng lực chuyên môn và cả những kỹ năng mềm và những nghiệp vụ nghề nghiệp khác nữa. Nếu những công nhân, kỹ sư làm việc với máy móc, thành quả của họ là những sản phẩm hữu hình thì giáo viên, đối tượng làm việc chính lại là con người và sản phẩm mà họ tạo ra chính là nhân cách, năng lực, là đạo đức và tương lai của quốc gia dân tộc. Có thể nói, giáo viên vừa là người trực tiếp hình thành nên trình độ, năng lực cũng chính là người tác động lên nhân cách con người.


    Bởi vậy, Giáo viên họ vừa phải đảm bảo trình độ chuyên môn, lẫn những kỹ năng mềm, đồng thời học cũng phải rèn luyện rất nhiều phẩm chắt đạo đức hay những đức tính cần thiết khác trong công cuộc giảng dạy của mình. Đức tính khôn ngoan giúp giáo viên có thêm tri thức giúp bạn biết cư xử hành xử một cách khéo léo với tất cả mọi người. Ngoài ra khôn ngoan mang lại cho bạn hiểu biết, yêu mến và hoàn thành tất cả mục đích mà giáo viên đảm nhận.

    Đức tính khôn ngoan giúp giáo viên có thêm tri thức
    Đức tính khôn ngoan giúp giáo viên có thêm tri thức
    Đức tính khôn ngoan giúp giáo viên có thêm tri thức
    Đức tính khôn ngoan giúp giáo viên có thêm tri thức
  6. Để có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc hiện nay thì con người Việt Nam cũng trải qua những cuộc sống khó khăn và gian khổ. Bên cạnh những chịu đựng về thể xác thì con người con có sự vững chắc về tâm lí về tinh thần. Một trong những tinh thần khiến con người có thêm sức mạnh là lòng kiên cường trong cuộc sống, để xây dựng một xã hội ấm no hạnh phúc đó là lòng kiên trì. Lòng kiên trì, nhẫn nại luôn luôn đi theo con người và tạo dựng cho con người một niềm tin vào cuộc sống tươi sáng hơn. Người giáo viên cũng vậy, để đưa con thuyền giáo dục vượt qua bao sóng gió của đại dương rất cần có sự tinh tế, lòng nhẫn nại và sự điềm tĩnh.


    Sự nhẫn nại giúp giáo viên vượt thắng những điều xấu trong đời sống, nhất là trong việc giáo dục. Kiên nhẫn xoa dịu nỗi đau và làm êm dịu tâm trí, phá bỏ sự buồn phiền, lo âu, chán nản, và ngăn cản lời nói cay đắng và nhận xét thù hằn. Những điều ngược lại với kiên nhẫn là tẩy chay học sinh bằng lời nói tục tằn, đối xử thô bạo, hành xử bạo lực, đánh đập và sửa phạt bất công. Để nhào nặn được tâm hồn của con người là việc cực kỳ khó khăn và đòi hỏi sự tinh tế, nhẫn nại và điềm tĩnh trong mọi tình huống. Đặc biệt lứa tuổi học trò với tâm sinh lý còn chưa phát triển toàn diện thì người giáo viên càng phải có lòng kiên tâm, bền bỉ và thấu hiểu hơn nữa. Chỉ có như vậy, người thầy mới đủ năng lực truyền lửa học tập, thậm chí là sửa đổi sai lầm của học sinh, từng bước giúp các em hoàn thiện hơn cả về tri thức lẫn nhân cách.

    Tinh tế, nhẫn nại và điềm tĩnh là đức tính cần có của giáo viên
    Tinh tế, nhẫn nại và điềm tĩnh là đức tính cần có của giáo viên
    Tinh tế, nhẫn nại và điềm tĩnh là đức tính cần có của giáo viên
    Tinh tế, nhẫn nại và điềm tĩnh là đức tính cần có của giáo viên
  7. Đối với một người giáo viên thì đức tính hiền lành cũng rất quan trọng. Hiền lành giúp bạn có được tình cảm không chỉ trong môi trường giáo dục mà cả ngoài xã hội. Nếu bạn dạy học bằng tất cả tình yêu thương thì sẽ giúp bạn sớm gặt hái được thành công. Và bạn là một giáo viên hiền lành thì qua bao thế hệ học trò bạn vẫn được nhớ đến. Hiền Lành là đức tính khơi dậy nơi giáo viên sự tốt lành, tính nhạy cảm và dịu dàng. Thầy Giêsu là người đắc thủ được đức tính này, “Hãy học cùng tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng”.

    Có bốn loại hiền lành mà bất cứ một người giáo viên nào cũng cần có, cần rèn luyện và cần mang theo suốt cuộc đời dạy học. Một là, tâm trí hiền lành khi đánh giá không gay gắt, ác nghiệt. Hai là, tấm lòng hiền lành không muốn cho bằng được điều mình muốn, và tìm kiếm chúng trong cách thế chính đáng. Ba là, cư xử hiền lành là ứng xử dựa trên những nguyên tắc tốt lành. Bốn là, hành xử hiền lành giúp chúng ta hành động cách đơn sơ và ngay chính.

    Đối với một người giáo viên thì đức tính hiền lành cũng rất quan trọng.
    Đối với một người giáo viên thì đức tính hiền lành cũng rất quan trọng.
    Đối với một người giáo viên thì đức tính hiền lành cũng rất quan trọng.
    Đối với một người giáo viên thì đức tính hiền lành cũng rất quan trọng.
  8. Đối với nghề giáo thì nhiệt tình là yếu tố quan trọng. Bạn hãy sẵn sàng hướng dẫn chỉ dạy tận tình và giúp đỡ các em. Biết quan tâm học sinh của mình. "Nếu là con chim chiếc lá thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh, sống là cho đâu phải giữ riêng mình". Giáo dục là nghề lấy con người làm đối tượng, điều quan trọng nhất là phải có một trái tim nồng ấm, thiện đãi với người. Trong quá trình giảng dạy, một giáo viên đầy lửa nhiệt tình, cởi mở vui vẻ mới dễ gần gũi với học trò, xử sự hòa nhã với lòng yêu thương và quan tâm tận tình dành cho học sinh của mình.


    Thử nghĩ xem, nếu người giáo viên có tính cách quá trầm ngâm, lại bi quan, lạnh lùng và thiếu sự cảm thông thì tự nhiên sẽ tạo sự xa cách giữa trong quan hệ thầy trò. Khi đã có bức tường vô hình trong tâm lý thì học sinh sẽ cảm thấy chán học, không muốn chia sẻ tâm tư, khó khăn với thầy cô, ngược lại người thầy, người cô ấy cũng khó giảng dạy hiệu quả và trong lòng cũng khó xử, buồn phiền.

    Đối với nghề giáo thì nhiệt tình là yếu tố quan trọng
    Đối với nghề giáo thì nhiệt tình là yếu tố quan trọng
    Đối với nghề giáo thì nhiệt tình là yếu tố quan trọng
    Đối với nghề giáo thì nhiệt tình là yếu tố quan trọng
  9. Trước hết bản thân người giáo viên cũng phải xây dựng cho học sinh lòng tin, lòng tin đối với cô giáo thầy giáo với nhà trường và với xã hội. Bên cạnh đó thì người giáo viên cũng phải đặt lòng tin vào học sinh của mình. Sự tin tưởng của bạn sẽ là động lực để học sinh phấn đấu và cố gắng. Nếu người giáo viên thiếu lòng tin vào công việc, vào năng lực, vào nhà trường và thiếu lòng tin vào học sinh thì rất khó có khả năng hoàn thành sự nghiệp giáo dục của mình được.


    Đối với nghề giáo viên, đây là điều kiện quan trọng để có thể triển khai công việc giảng dạy một cách độc lập. Người thầy, người cô cũng giống như một điểm tựa của học sinh. Cho dù bạn là giáo viên kỳ cựu hay chỉ mới là người thầy trẻ vừa đứng trên bục giảng thì trong mắt các học trò, bạn vẫn là cây đại thụ trung tâm để các em nhìn vào đó học tập. Ngoài việc giảng dạy, khi xử lý bất cứ vấn đề nào, người thầy cũng phải có khả năng đưa ra quyết định và phương án giải quyết. Dù tình huống nào xảy ra, người thầy cần vững vàng, không thể tỏ ra hoảng loạn, rối trí.

    Lòng tin và sự độc lập
    Lòng tin và sự độc lập
    Lòng tin và sự độc lập
    Lòng tin và sự độc lập
  10. Đức tính rộng lượng giúp giáo viên hy sinh một cách tự nguyện những sở thích cá nhân cho những người khác. Đây không phải là đức tính thông thường và phổ biến, nhưng là một đức tính cao thượng. Đây là sự hy sinh lớn lao, bởi vì giáo viên dâng cả đời mình, sẵn lòng làm một việc cao cả vì người khác, cụ thể là dạy dỗ trẻ, nhất là trẻ nghèo. Nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói: Một trong những tố chất quan trọng nhất trong nhân cách con người chính là chữ “Thành” và ý nghĩa của chữ này càng được yêu cầu cao hơn đối với nghề giáo viên.


    Khi người thầy đối đãi với học trò một cách chân thành, với trái tim đầy thiện chí mới có thể đổi lại được sự tin cậy và thừa nhận từ học sinh. Nếu như “Thành” là nền tảng của tình yêu thương thì “Chính” là hạt nhân trong cách đối nhân xử thế. Tâm lý của các em học sinh thường rất ghét bị đối xử thiếu công bằng, vì vậy người thầy cần có thái độ và cách cư xử công chính, bình đẳng với từng học trò mới khiến các em thật sự “phục” và dễ nghe lời hơn. Ngoài ra, người giáo viên còn cần một trái tim bao dung khi đối mặt với lỗi lầm, hành vi tiêu cực của học trò, bình tĩnh giảng giải đúng sai và giúp các em sửa đổi.

    Chân thành, chính trực, ôn hòa và rộng lượng là đức tính cần có của giáo viên
    Chân thành, chính trực, ôn hòa và rộng lượng là đức tính cần có của giáo viên
    Chân thành, chính trực, ôn hòa và rộng lượng là đức tính cần có của giáo viên
    Chân thành, chính trực, ôn hòa và rộng lượng là đức tính cần có của giáo viên
  11. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao trí thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm được bắt đầu. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn.


    Đừng đòi hỏi một “kỉ luật lí tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện. Tính độc đoán của người giáo viên có thể giết chết tâm hồn, khả năng học tập của một đứa trẻ, Do đó, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người thầy đứng quá độc đoán với học trò của mình nhé.

    Sáng tạo và không độc đoán
    Sáng tạo và không độc đoán
    Sáng tạo và không độc đoán
    Sáng tạo và không độc đoán
  12. Nếu chúng ta không thể điều khiển cảm xúc của mình thì rất dễ hành xử gây tổn thương với mọi người xung quanh và gây ra các căng thẳng không cần thiết. Là giáo viên, chúng ta sẽ phải đối mặt với các tình huống làm mình bực dọc. Đôi khi hình phạt có thể phản tác dụng và thực tế có thể làm giảm đi uy quyền của giáo viên. Thay vì vậy, hãy “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đặt ra hệ thống các kỷ luật khen ngợi, tăng nhận thức của học sinh về hành vi của bản thân và tác động của hành vi đó đến người khác và xóa bỏ các khuynh hướng dẫn đến kỷ luật kém trước khi chúng phát triển. Đó là, hãy tạo sự gần gũi và công bằng cho học sinh.


    Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của em, vui thì chia vui, buồn thì động viên. Bạn là người rất gần gũi với học trò, vì thế hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm ấy. Bạn hãy giúp em nhận ra, phát triển chúng thêm. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá.

    Gần gũi và công bằng
    Gần gũi và công bằng
    Gần gũi và công bằng
    Gần gũi và công bằng




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy