Top 10 Yếu tố để trở một người giáo viên hiện đại

Hà Pi 3095 0 Báo lỗi

Trong thế kỉ 21, thời đại công nghệ, khoa học và phát triển, người giáo viên ngoài những đức tính và phẩm chất cần thiết cần có những sự linh hoạt cao trong ... xem thêm...

  1. Top 1

    Phương pháp dạy học

    Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Phương pháp lấy người học làm trung tâm là phương pháp tối ưu cho giáo dục hiện nay, khi đề cao vai trò và tính sáng tạo, chủ thể của người học. Chính vì thế, giáo viên là người định hướng hoạt động học tập và tạo phương pháp học tập phù hợp với các em, với yêu cầu xã hội hiện nay. Điều này làm tăng tính tích cực và khả năng sáng tạo của các học sinh, giúp họ làm chủ được việc học tập.


    Người giáo viên biết áp dụng phương pháp dạy học phù hợp và thích ứng luôn là người tạo nhiều động lực và có sự thành công trong công việc giảng dạy. Đời sống hiện thực biến đổi luôn đặt ra những vấn đề mới, buộc con người phải suy nghĩ, tìm kiếm những lời giải đáp và những phương tiện để giải quyết vấn đề. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự khẳng định năng lực và nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để "phát triển con người toàn diện ở nền công nghiệp 4.0"

    Phương pháp dạy học
    Phương pháp dạy học
    Phương pháp dạy học
    Phương pháp dạy học

  2. Top 2

    Áp dụng những công nghệ mới

    Đưa ra các lựa chọn, các kỹ năng và kinh nghiệm trải nghiệm trực tiếp với các công nghệ đó cho học sinh là điều cần thiết. Bởi công nghệ luôn phát triển, việc học một công cụ nào đó một lần rồi hy vọng cho tất cả những lần khác là không thể.


    Chính vì thế, giáo viên phải luôn luôn tìm tòi và học tập không ngừng, biết ứng dụng một cách phù hợp và hiệu quả những thành tựu và đổi mới của khoa học công nghệ thông tin hiện đại, áp dụng vào bài giảng một cách nhuần nhuyễn và phù hợp với đối tượng. Công nghệ thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian. Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy. Chương trình giáo dục mở giúp con người trao đổi và tìm kiếm kiến thức một cách hiệu quả.


    Học và dạy hiện đại yêu cầu cần phải tiếp cận một vấn đề từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, dưới nhiều góc nhìn khác nhau, qua đó người học có được cái nhìn phổ quát, có cơ hội đào sâu kiến thức, tìm ra được bản chất cốt yếu, nguyên nhân sâu xa của vấn đề, góp phần nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy, điều này gián tiếp giúp cho công tác học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn. Trong giáo dục hiện đại người học có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi (bất kể nơi nào miễn có kết nối internet với chương trình trực tuyến, hoặc có thể lưu lại để học trên máy tính, điện thoại... Ứng dụng công nghệ cho phép tất cả mọi người có thể tham gia thảo luận một vấn đề nào đó mà không cần phải tập trung tại một địa điểm, không phải ở cùng 1 quốc gia, qua đó góp phần tạo ra một xã hội học tập rộng lớn mà ở đó, người học có thể chủ động học tập, trao đổi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm suốt đời... Bởi vậy người giáo viên luôn phải biết áp dụng những công nghệ mới.

    Áp dụng công nghệ mới
    Áp dụng công nghệ mới
    Áp dụng những công nghệ mới
    Áp dụng những công nghệ mới
  3. Top 3

    Kết nối

    Kết nối giữa giáo viên với học sinh để tạo nên một mối quan hệ tích cực trong học tập và giảng dạy, kết nối giữa học - dạy, giữa các cá nhân với nhau ở bất cứ đâu, bất cứ ngành nghề gì và bất cứ lúc nào để có một sự tương tác thích ứng tốt nhất với học sinh của mình. Trong thời kì hiện đại ngày nay, kết nối hay liên kết mọi người, giáo viên - học sinh lại với nhau luôn là điều cần thiết để việc học tập trở nên dễ dàng hơn bởi một khi đã hiểu nhau, thông cảm cho nhau và nắm bắt được tâm lí nhau thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp. Phát triển một mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh mang lại nhiều lợi ích to lớn và lâu dài với cuộc sống của học sinh, cả về mặt học tập trong trường lớp và ngoài xã hội. Một học sinh sẽ thể hiện tốt hơn trên lớp nếu chúng cảm thấy được giáo viên của chúng ghi nhận, đánh giá cao và quan tâm. Tất cả chúng ta đều muốn được yêu thương và quan tâm, học sinh của chúng ta cũng vậy.


    Sự cởi mở của người giáo viên giúp học sinh cảm thấy bạn gần gũi hơn, chúng có thể kết nối và nói chuyện với bạn như bạn đã làm với chúng. Một giáo viên có vẻ dễ gần hơn khi họ chia sẻ các thông tin về chính mình, ngược lại với những người không hề chia sẻ một chút thông tin gì về họ. Trong vài phút đầu trước khi bắt đầu một giờ học, giáo viên có thể khởi đầu không khí bằng một cuộc trò chuyện thân mật với học sinh về buổi tối hôm trước, bộ phim, chương trình truyền hình ưa thích, trò chơi, âm nhạc, thể thao và bất cứ thứ gì khác chúng muốn chia sẻ. Là một giáo viên, bạn nên luôn luôn sẵn sàng khi học sinh của mình cần sự giúp đỡ, văn phòng của bạn nên có một chính sách mở cửa để học sinh có thể được khuyến khích bước tới nếu chúng cần nói chuyện về điều gì đó. Bạn nên tới trường sớm khoảng một giờ trước khi giờ học bắt đầu, và sẵn sàng cho bất cứ học sinh nào, dù là học sinh cũ hay học sinh hiện tại, đang cần chia sẻ hoặc nói về điều gì đó trong cuộc sống của chúng...

    Kết nối
    Kết nối
    Kết nối giữa giáo viên với học sinh để tạo nên một mối quan hệ tích cực trong học tập và giảng dạy
    Kết nối giữa giáo viên với học sinh để tạo nên một mối quan hệ tích cực trong học tập và giảng dạy
  4. Top 4

    Không ngừng học hỏi

    Sự nghiệp học hành luôn luôn là chưa đủ với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người làm giáo dục - giáo viên. Chính vì thế, trau dồi và tích lũy kinh nghiệm luôn là một điều cần thiết đối với giáo viên. Kiến thức ngày càng thay đổi, có sự phát triển và điều chỉnh, chính vì thế, không ngừng học hỏi luôn là điều mà các giáo viên cần chú trọng. Học hỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ thông tin... để trau dồi và bổ trợ kiến thức đa ngành nghề, lĩnh vực, đảm bảo cung cấp một lượng kiến thức phù hợp và hữu ích đối với người học. Trong thời đại ngày nay, để tồn tại và phát triển, mỗi thầy cô giáo phải không ngừng học tập và sáng tạo. Đồng thời việc làm đó cũng nhằm thúc đẩy xã hội phát triển và cũng để nêu gương cho thế hệ sau. Chỉ có sự chăm chỉ đào luyện kiến thức từ những người thầy mới có thể đào tạo nên những học trò giỏi và tạo cho các em niềm đam mê học tập.


    Hiện nay, thế giới đang ở trong quá trình của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với những tác động sâu sắc đến toàn bộ các mặt kinh tế và đời sống xã hội. Khối lượng tri thức nhân loại như một dòng thác khổng lồ đang cuồn cuộn chảy trên xa lộ thông tin. Những kiến thức nhà trường chuyển giao cho sinh viên sư phạm chỉ là những cơ sở ban đầu cho một quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Ngay những người vừa được công nhận học vị tiến sĩ cũng công nhận chỉ là bắt đầu bước vào công tác nghiên cứu độc lập. Học là công việc suốt cả đời của bất kỳ ai. Đối với người giáo viên, điều đó lại càng quan trọng hơn. Vì lẽ đó, mỗi chúng ta càng không nên tự mãn rằng mình đã biết nhiều, biết đủ, …và cần phải nhớ rằng : kiến thức giống như đường chân trời, ta càng tiến lại gần nó càng lùi ra xa. Bởi vậy mà người giáo viên luôn phải ở trong tâm thế không ngừng học hỏi mỗi ngày.

    Học hỏi
    Học hỏi
    Không ngừng học hỏi
    Không ngừng học hỏi
  5. Top 5

    Có thể dạy và đánh giá người học ở mọi cấp bậc

    Nhà giáo dục thế kỉ 21 phải là những người lãnh đạo tình thế, thời cuộc. Họ phải nắm bắt được những năng lực và phân loại người học theo cấp bậc, theo thang đo lường, đánh giá. Điều này yêu cầu người giáo viên cần có sự quan sát và kinh nghiệm để có sự đánh giá một cách tốt nhất có thể. Đúng và chuẩn xác luôn là một yếu tố hàng đầu trong việc đánh giá người học. Trong đánh giá thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lực, không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.

    Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành; kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Kiểm tự luận thường đòi hỏi cao về tư duy, óc sáng tạo và tính lôgic của vấn đề, đặc biệt là sự thể hiện những ý kiến cá nhân trong cách trình bày, tuy nhiên không bao quát được hết kiến thức chương trình giáo dục phổ thông và kết quả kiểm tra nhiều khi còn phụ thuộc vào năng lực của người chấm bài. Kiểm tra trắc nghiệm khách quan với ưu là thích hợp với quy mô lớn, học sinh không phải trình bày cách làm, số lượng câu hỏi lớn nên có thể bao quát được kiến thức toàn diện của học sinh, việc chấm điểm trở nên rất đơn giản dựa trên mẫu đã có sẵn, có thể sử dụng máy để chấm cho kết quả rất nhanh, đảm bảo được tính công bằng, độ tin cậy cao. Thường xuyên tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau thông qua tổ chức trò chơi học tập, đánh giá sản phẩm học tập.

    Dạy và đánh giá người học ở từng cấp bậc
    Dạy và đánh giá người học ở từng cấp bậc
    Có thể dạy và đánh giá người học ở mọi cấp bậc
    Có thể dạy và đánh giá người học ở mọi cấp bậc
  6. Top 6

    Học tập trên cơ sở dự án

    Việc giảng dạy và học tập với sách giáo khoa đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp, phổ biến với thời đại ngày nay. Giáo viên ngày nay nên quan tâm, chú trọng đến các ý kiến của học sinh để xây dựng một dự án những câu hỏi và trả lời cho học sinh với những câu hỏi đó. Điều này giúp giáo viên trở nên sáng tạo và chủ động hơn trong việc giảng dạy và từ đó, kết quả dạy và học sẽ trở nên tốt hơn rất nhiều. Môi trường học tập không tự có sẵn mà giáo viên cần phải tạo lập, phát triển, duy trì và nuôi dưỡng nó. Đối với người học và quy trình học, việc xây dựng và duy trì một môi trường hỗ trợ cho việc học tập của cả cá nhân và tập thể, tạo điều kiện cho quá trình chất vấn, phê bình và phản ánh, là rất quan trọng. Là giáo viên, chúng ta phải tạo điều kiện cho những nguyên tắc trong học tập người lớn được áp dụng. Cụ thể hơn, các giáo viên trong cả những buổi tập huấn theo chương trình và kế hoạch, các buổi thảo luận ngoài giờ học...đều phải chú ý quan tâm đến người học, cố gắng hiểu những điều họ muốn chia sẻ và xem xét làm sao để hỗ trợ họ một cách tốt nhất.


    Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm, là chuyên gia và nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức, trong dạy học dự án, giáo viên chỉ là người hướng dẫn và tham vấn chứ không phải là "cầm tay chỉ việc" cho học sinh của mình. Theo đó, giáo viên không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội dung cần học (thiết kế các bài tập cho học sinh)…

    Xây dựng dự án
    Xây dựng dự án
    Học tập trên cơ sở dự án
    Học tập trên cơ sở dự án
  7. Top 7

    Thiết lập ví dụ tốt cho học sinh

    Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho học sinh ý thức được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập. Mục tiêu này có thể được trình bày một cách tường minh ngay trong tài liệu học tập hoặc có thể trình bày thông qua các tình huống dạy học cụ thể. Ngay từ những ngày đầu học sinh đến trường, giáo viên cần làm cho các em nhận thức về lợi ích của việc học một cách tích cực và thiết thực. Bạn nên nhớ rằng bạn là giáo viên. Bạn cần phải trở thành như hình tượng "siêu anh hùng" trong mắt chúng. Hãy nhớ rằng học sinh sẽ noi gương bạn và cố gắng bắt chước tính tình của bạn. Nếu bạn thô lỗ hoặc không phù hợp, hành vi của chúng cũng sẽ dựa trên hình mẫu không phù hợp này. Học sinh cần phải xem bạn như là người sở hữu sự tự tin, để chúng có thể đi theo sự dẫn dắt của bạn, và cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với bạn.


    Học sinh, ở mọi độ tuổi, cần một người nào đó mà chúng có thể dựa vào, noi gương, và tin tưởng. Giáo viên cần: Nêu vấn đề tìm hiểu của bài học khi khởi động gắn liền với hoạt động tiếp nối là hình thành kiến thức mà đã có trong tài liệu, sách giáo khoa của bài học; coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động; bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động. Trong bài học người giáo viên bắt buộc phải hệ thống hóa kiến thức. Bài học có thể là một chủ đề dạy học gồm các tiết học với các nội dung đòi hỏi người giáo viên phải chọn thời điểm thích hợp để hệ thống hóa kiến thức đảm bảo sao cho đạt được mục tiêu của bài học, đó là bài học phải đạt được mục tiêu của chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông quy định.

    Thiết lập ví dụ tốt cho học sinh.
    Thiết lập ví dụ tốt cho học sinh.
    Thiết lập ví dụ tốt cho học sinh.
    Thiết lập ví dụ tốt cho học sinh.
  8. Top 8

    Đưa ra hậu quả rõ ràng

    Thiết lập hậu quả cụ thể cho việc phá vỡ nguyên tắc. Quyết định về những hậu quả này và sau đó sử dụng chúng một cách nhất quán. Hậu quả của bạn cần phải tuân theo phương pháp bắt đầu bằng dấu hiệu phi ngôn ngữ (như chỉ cần nhìn học sinh đó), tiếp theo là dấu hiệu thông qua ngôn ngữ (yêu cầu học sinh ngừng nói chuyện), sau đó là sự cảnh cáo qua lời nói (nếu việc này tiếp diễn, học sinh sẽ phải lãnh nhận hậu quả), và thực thi hậu quả. Hậu quả như thế nào là tùy thuộc vào bạn và vào chương trình của trường. Nhiều trường học sở hữu hệ thống cấm túc (học sinh sẽ xem thường sự cấm túc), chép phạt, hoặc ngồi cách xa khỏi học sinh khác. Tuy nhiên giáo viên cũng không nên trách phạt quá nghiêm khắc với những học sinh cá biệt mà cần đối xử với tất cả trẻ em một cách công bằng và tôn trọng... có như vậy học sinh mới biết nhận ra hậu quả của mình để điều chỉnh bản thân tốt hơn.


    Có rất nhiều giáo viên tin rằng họ có thể khiến học sinh nghe lời, chăm ngoan học hành bằng cách xây dựng hình ảnh một người giáo viên nghiêm khắc, theo lối "quân sự". Thông thường, học sinh phân biệt giáo viên của mình có khắt khe, nghiêm khắc hay không bằng cách quan sát thái độ, hành vi khi giáo viên đó thực hiện và triển khai các quy tắc trong lớp học. Có những giáo viên khắt khe nhưng cũng có những giáo viên dịu dàng, bao dung đối với những lỗi lầm của học sinh. Để giữ tinh thần trách nhiệm của học sinh và sự kỷ luật trong lớp học, các giáo viên nghiêm khắc sẽ kiểm soát lớp học chặt chẽ bằng những quy tắc và hình phạt đề ra. Điển hình như việc mắc lỗi ở sổ đầu bài, nói chuyện riêng, làm giảm thi đua của lớp… và cũng tùy vào sự nghiêm ngặt của mỗi giáo viên mà họ sẽ đề ra những hình thức xử lý khác nhau. Một lớp học được tổ chức tốt do giáo viên biết đưa ra hậu quả rõ ràng sẽ khiến cho học sinh hiểu rõ việc nên làm và không nên làm.

    Đưa ra hậu quả rõ ràng
    Đưa ra hậu quả rõ ràng
    Đưa ra hậu quả rõ ràng
    Đưa ra hậu quả rõ ràng
  9. Top 9

    Trở nên cảm thông

    Thầy cô giỏi sẽ hình thành mối quan hệ vững chắc với học sinh của mình và thể hiện sự quan tâm với chúng như một con người. Họ là người ấm áp, dễ gần, nhiệt tình và chu đáo. Họ cởi mở trước việc ở lại trường sau giờ học để giúp đỡ học sinh hoặc tham gia vào ủy ban và hoạt động của trường, và thể hiện sự gắn bó với trường học. Có thể khẳng định rằng những bậc làm cha, làm mẹ, những người thầy giáo, cô giáo luôn mong muốn con cái mình, học trò mình hiếu thảo, chăm ngoan, học giỏi, nghe thầy, yêu bạn. Nhưng trong thực tế xã hội mỗi con người mỗi hoàn cảnh, tính cách khác nhau. Cũng vậy, trong một gia đình, một tập thể lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, mỗi em có một cách thể hiện cá tính riêng của mình. Điều quan trọng ở đây là người giáo viên, người làm công tác giáo dục phải biết cảm thông, gần gũi, yêu thương các em.


    Khi học sinh được dạy dỗ bởi người giáo viên mà các em yêu thích thì các em sẽ tiếp thu các bài học nhanh hơn. Nhưng nếu học sinh không thích thầy cô dạy mình thì các em sẽ rất khó tiếp thu kiến thức, thậm chí chán nản không muốn học. Vì vậy, việc trở thành một giáo viên được các học sinh yêu mến khá là quan trọng. Để trở thành một giáo viên được yêu thích, bạn có thể cố gắng gần gũi với học sinh. Hãy là một giáo viên có thể thân thiện với học sinh của mình, người có thể chiếm được cảm tình của các em không chỉ trong lớp học, mà cả bên ngoài lớp học. Sau đó, các em sẽ coi thầy/cô là bạn của mình, chứ không phải là thái độ dè dặt với giáo viên như thường lệ. Vì lý do này, bạn phải hòa đồng, phải biết cảm thông với học trò thì bạn sẽ dễ dàng thiết lập mối quan hệ như gia đình hoặc tình bạn với học sinh....

    Trở nên cảm thông
    Trở nên cảm thông
    Trở nên cảm thông
    Trở nên cảm thông
  10. Top 10

    Cố gắng duy trì môi trường sáng tạo

    Theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu phát triển trẻ em của trường Đại học Harvard thì: Không phải cứ kích thích bộ não phát triển thì trí sáng tạo của trẻ sẽ phát triển, mà điều quan trọng là luôn đặt trẻ vào môi trường cần sự sáng tạo. Điều này sẽ giúp học sinh của bạn suy nghĩ một cách sáng tạo hơn và chúng sẽ phát triển ý tưởng hay ho, mới lạ, thôi thúc các em phát huy hết tiềm lực bản thân để tìm tòi học hỏi và sáng tạo. Học sinh của bạn sẽ có hứng thú và động lực học tập hơn nhiều. Môi trường học tập không tự có sẵn mà giáo viên cần phải tạo lập, phát triển, duy trì và nuôi dưỡng nó. Đối với người học và quy trình học, việc xây dựng và duy trì một môi trường sáng tạo hỗ trợ cho việc học tập của cả cá nhân và tập thể, tạo điều kiện cho quá trình chất vấn, phê bình và phản ánh, là rất quan trọng.


    Là giáo viên, chúng ta phải tạo điều kiện cho những nguyên tắc trong học tập người lớn được áp dụng. Việc xây dựng môi trường học tập sáng tạo sẽ hỗ trợ việc học cho các em học sinh tốt hơn. Một đứa trẻ thông minh một phần nhỏ là bẩm sinh, phần còn lại là môi trường giáo dục. Việc mang đến cho trẻ sự tự do trong môi trường giáo dục sẽ giúp các con cảm thấy bản thân được tôn trọng về những điều mình muốn, mình nói và mình làm. Điều này sẽ càng kích thích trẻ phát triển tư duy sáng tạo từ nền tảng trí tuệ bẩm sinh cũng như chủ động sáng tạo trong học tập và vui chơi để làm mới mình. Qua đó, trẻ có thể tự trau dồi những kỹ năng quan trọng của một công dân toàn cầu như: Tư duy phản biện, tư duy phân tích, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác linh hoạt…

    Cố gắng duy trì môi trường sáng tạo
    Cố gắng duy trì môi trường sáng tạo
    Cố gắng duy trì môi trường sáng tạo
    Cố gắng duy trì môi trường sáng tạo




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy