Câu 4
Câu hỏi: Đặc trưng chung và hình thức ngôn ngữ biểu hiện khái niệm là gì?
Gợi ý trả lời:
Đặc trưng chung của khái niệm:
- Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy. Mọi quá trình tư duy đều mang đặc trưng tư duy bằng khái niệm. Thiếu khái niệm, con người không thể tư duy được.
- Tất cả những gì được con người suy nghĩ tới gọi là đối tượng của tư duy. Mỗi đối tượng có các dấu hiệu. Dấu hiệu của đối tượng là những đặc điểm, đặc trưng, tính chất hay thuộc tính và các quan hệ của đối tượng, nhờ đó nhận thức được đối tượng và so sánh nó với các đối tượng khác.
- Cũng cần phân biệt “thuộc tính" và các “dấu hiệu". Thuộc tính bao giờ cũng là những nội dung vốn có tồn tại khách quan, gắn liền với sự vật, hiện tượng, không lệ thuộc vào việc con người có nhận thức được nó hay không. Trái lại, trong quan hệ nhận thức, con người cần phải nhận thức bản chất của các sự vật, hiện tượng, qua các hình thái biểu hiện của chúng mà người ta gọi là các dấu hiệu của sự vật và hiện tượng. Do vậy, dấu hiệu vừa phản ánh những thuộc tính khách quan của sự vật hiện tượng; vừa biểu hiện mức độ nhận thức của con người vô sự vật hiện tượng. Nói khác dụ dấu hiệu phản ánh những nội dung khách quan vô sự vật, hiện tượng thông qua hình thức chủ quan của tư duy con người. Ngoài ra, dấu hiệu bao gồm dấu hiệu thuộc tính và dấu hiệu quan hệ.
- Các dấu hiệu được chia thành dấu hiệu cơ ban và không cơ bản. Những dấu hiệu quy định bản chất bên trong, quyết định sự tồn tại và biến đổi của sự vật, hiện tượng gọi là dấu hiệu cơ bản. Những dấu hiệu không biểu thị bản chất và không quy định sự tổn tại và biến đổi của sự vật, hiện tượng là dấu hiệu không cơ bản.
- Cũng cần phân biệt dấu hiệu của các thuộc tính và quan hệ với dấu hiệu bên ngoài (ký hiệu, tên gọi) mà sự thay đổi của ký hiệu, tên gọi không dẫn đến sự thay đổi của bản thân sự vật, hiện tượng.
- Các dấu hiệu cơ bản có thể tồn tại trong nhiều đối tượng, tồn tại trong một sự vật, hiện tượng hay một lớp sự vật, hiện tượng. Các dấu hiệu cơ bản chỉ tồn tại trong một sự vật, hiện tượng, gọi là các dấu hiệu cơ bản riêng.
Hình thức ngôn ngữ biểu hiện khái niệm:
- Khái niệm có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nói chung và với từ nói riêng. Khái niệm được hình thành trên cơ sở những từ hay cụm từ. Từ và cụm từ biểu thị khái niệm, vì vậy, từ và cụm từ là cái vỏ vật chất đặc biệt của khái niệm, không có từ và cụm từ, không thể hình thành và sử dụng khái niệm được.
- Từ gắn liền với khái niệm, nhưng không đồng nhất với khái niệm. Từ thuộc phạm trù ngôn ngữ, là sự thống nhất giữa âm và nghĩa. Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy, là sự thống nhất giữa nội hàm (các dấu hiệu bản chất của đối tượng) và ngoại diên (số lượng các đốì tượng được phản ánh trong khái niệm).
- Trong các ngôn ngữ khác nhau, hệ thống từ, âm đọc cũng khác nhau, do đó một khái niệm được biểu thị bằng các từ khác nhau. Trái lại, một khái niệm đã được hình thành trên cơ sơ thừa nhận chung về sự thống nhất giữa nội hàm và ngoại diên của nó, dù có được biểu hiện bằng các ngôn ngữ khác nhau thì nội hàm và ngoại diên, cái làm nên bản chất của khái niệm vẫn không thay đổi theo các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau đó.
- Ngay trong một ngôn ngữ từ đồng nghĩa và đồng âm cũng tồn tại. Cùng một khái niệm có thể biểu thị bằng nhiều tên gọi khác nhau (từ đồng nghĩa), như “Tổ quốc”, “đất nước”, “non sông”; “chết”, “về chầu tiên tổ”, “ngoẻo”, “ngủ với giun”... Có trường hợp nhiều khái niệm được biểu thị bằng một tên gọi (từ đồng âm) như “vải” (chất liệu may mặc) và “vải” là một loại hoa quả; “mây” (đám mây) và “mây” (cây mây)... Ngay cả khi các cụm từ như nhau được sắp xếp theo thứ tự khác nhau cũng biểu thị các khái niệm khác nhau như vôi tôi là vôi chín, còn tôi vôi là công việc biến vôi sống thành vôi chín,v.v.. Trong thực tiễn, khi tranh luận một vấn để gì đó, cần phải xác định rõ khái niệm của từ, để tránh “ông nói gà”, “bà nói vịt”, Vì vậy, trong các lĩnh vực khoa học, người ta thường sử dụng các hệ thống thuật ngữ chuyên môn để biểu thị chính xác các khái niệm.