Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Logic học đại cương

  1. Top 1 Câu 1
  2. Top 2 Câu 2
  3. Top 3 Câu 3
  4. Top 4 Câu 4
  5. Top 5 Câu 5

Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Logic học đại cương

Linh Lập 1000 0 Báo lỗi

Việc ôn tập các môn học về khoa học xã hội theo chương trình đại cương tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khiến nhiều bạn sinh viên băn ... xem thêm...

  1. Top 1

    Câu 1

    Câu hỏi: Logic học là gì? Đối tượng của logic học? Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu môn lôgic học là gì?


    Gợi ý trả lời:


    Lôgic học là khoa học nghiên cứu các hình thức, quy luật của tư duy. Từ “lôgic” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (Logos). Logos có rất nhiều nghĩa như: lời nói, trí tuệ, lý lẽ, lập luận, tính quy luật... Ngày nay “lôgic” được hiểu với ba nghĩa cơ bản sau:

    • Thứ nhất, dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa các sự vật hiện tượng (lôgic khách quan);
    • Thứ hai, dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người (lôgic chủ quan);
    • Thứ ba, dùng để chỉ môn khoa học nghiên cứu về tư duy (lôgic học).

    Đối tượng của lôgic học:

    • Lôgic học là khoa học nghiên cứu các hình thức, quy luật của tư duy. Tuy nhiên, tư duy không phải là đối tượng riêng của lôgic học mà còn là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học khác như triết học, tâm lý học, sinh lý học thần kinh... Vì vậy, vấn đề quan trọng là chúng ta phải phân định được ranh giới của lôgic học với các khoa học khác cũng nghiên cứu về tư duy. Trước tiên, cần phải xem xét quá trình nhận thức của con người, đây chính là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua hoạt động thực tiễn. Quá trình đó gồm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động); nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng).

    Ý nghĩa:

    • Lôgic học giúp chúng ta chuyển từ tư duy lôgic tự phát sang tự giác. Không phải đợi đến khi có khoa học lôgic con người mới suy nghĩ, lập luận một cách lôgic mà con người đã có tư duy lôgic trước khi lôgic ra đời. Nhưng việc hiểu và vận dụng tri thức lôgic tự giác sẽ giúp chúng ta rút ngắn con đường nhận thức chân lý, hạn chế được những sai lầm lôgic của bản thân trong quá trình tư duy cũng như phát hiện nhanh nhạy hơn những sai lầm về lôgic trong lời nói cũng như trong lập luận của người khác.
    • Nắm vững tri thức lôgic học giúp ta lập luận, diễn giải cũng như chứng minh, bác bỏ vấn đề có sức thuyết phục. Nó giúp cho chúng ta suy nghĩ chín chắn, đúng đắn, nhất quán, liên tục, không mâu thuẫn, biết dùng khái niệm (từ), phán đoán (câu) một cách chính xác, biết phát triển tư tưởng (lập luận) mạch lạc, hợp lý.
    • Lôgic còn giúp chúng ta chính xác hóa ngôn ngữ thể hiện ở việc dùng từ chính xác, đặt câu rõ ràng, không mơ hồ. Nó rèn luyện kỹ năng xác định những khác biệt trong những tư tưởng có cách diễn đạt bằng lời gần giống nhau, ngược lại có những tư tưởng giống nhau có thể có những cách diễn đạt khác nhau.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Câu 2

    Câu hỏi: Quá trình hình thành và phát triển của lôgic học?


    Gợi ý trả lời:


    Thời kỳ Cổ đại:

    • Với tư cách là một khoa học, lôgic học được hình thành từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên và được đánh dấu bằng bộ sách Organon (công cụ nhận thức) của triết gia người Hy Lạp Aristote. Aristote (384 – 322 TCN) được coi là người sáng lập ra lôgic học. Ông đã bao quát được toàn bộ phạm vi và nắm được thực chất, đối tượng của lôgic học, đặt nền tảng cho khoa học lôgic, đó là sự tổng kết những hình thức cơ bản của tư duy và những quy luật cơ bản của tư duy. Đặc biệt Aristote đã xây dựng hoàn chỉnh lý thuyết về tam đoạn luận, hình thức cơ bản nhất của suy lý diễn dịch. Lôgic truyền thống đã tiếp thu học thuyết của Aristote về các cấu hình, cách thức và quy tắc tam đoạn luận đúng đắn.

    Thời kỳ Trung cổ:

    • Lôgic học trong thời kỳ này mang tính kinh viện và hầu như không có đóng góp điều gì mới mẻ. Lôgic học Aristote đã bị Thiên chúa giáo lợi dụng để bảo vệ niềm tin vào Thiên chúa. Thời đó “Organon” bị biến thành “Canon” (luật pháp).

    Thời kỳ Phục hưng – Cận đại:

    • Vào thời kỳ Phục hưng, mặt tích cực, tinh thần khách quan khoa học của lôgic Aristote được phục hồi và phát huy để chống lại thần học. Tuy nhiên, bấy giờ nó đã bộc lộ sự chật hẹp, hạn chế trước tiến bộ của khoa học. Điều đó đặt ra nhu cầu cần phải đề xuất thêm phương pháp tư duy mới trong việc khám phá chân lý.

    Thời hiện đại:

    • Lôgic hình thức cổ điển dưới hình thức toán bộc lộ những hạn chế. Từ đó xuất hiện hai khuynh hướng:
      • Thứ nhất, ra sức hoàn thiện những công trình lôgic, hình thức hóa và toán học hóa để nhằm khắc phục các mâu thuẫn và nghịch lý lôgic.
      • Thứ hai, xét lại một số quy luật cơ bản của lôgic cổ điển, phát triển thành lôgic phi cổ điển.
      • Đặc điểm chung của lôgic hình thức phi cổ điển là lôgic đa trị khác hẳn với lôgic hình thức cổ điển là lôgic lưỡng trị. Trên cơ sở đó người ta phát triển hệ thống phép tính lôgic phi cổ điển như lôgic tam trị của Lukasiewicz (1878 – 1956), lôgic tam trị xác suất của H. Reichenbach (1891 – 1953), lôgic trực giác của L. E. Brower và A. Heiting, lôgic kiến thiết của A. A. Marcov, A. N. Kolmogorov, V. I. Glivenko, lôgic mờ của L. A. Zadeh, lôgic tình thái, lôgic thời gian…
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Câu 3

    Câu hỏi: Trình bày nội dung của quy luật Loại trừ cái thứ 3? Quy luật này cần những yêu cầu gì? Ý nghĩa của quy luật này?


    Gợi ý trả lời:


    Nội dung quy luật:

    • Hai phán đoán mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau không thể cùng giả dối, một trong hai phán đoán phải chân thực. Quy luật loại trừ cái thứ ba được thể hiện qua công thức định là tín nhiệm hoặc không tín nhiệm, ta còn gặp loại phiếu thứ ba là phiếu trắng, không có ý kiến. Trong những trường hợp này phải vận dụng lôgic 3 giá trị: đúng, sai và không xác định.
    • Nếu quy luật không mâu thuẫn khẳng định: trong hai phán đoán mâu thuẫn phải có ít nhất một phán đoán sai thì quy luật loại trừ cái thứ ba khẳng định: trong hai phán đoán ấy phải có ít nhất một phán đoán đúng. Nếu quy luật không mâu thuẫn không cho phép đồng thời thừa nhận cả hai phán đoán mâu thuẫn thì quy luật bài trung đòi hỏi phải lựa chọn một phán đoán đúng trong hai phán đoán mâu thuẫn với nhau.
    • Cả ba quy luật đồng nhất, không mâu thuẫn, loại trừ cái thứ ba thống nhất với nhau, thậm chí có thể xem quy luật không mâu thuẫn là biểu hiện của quy luật đồng nhất dưới hình thức phủ định còn quy luật loại trừ cái thứ ba là biểu hiện của quy luật không mâu thẫn dưới hình thức lựa chọn.

    Yêu cầu:

    • Quy luật bài trung là cơ sở của phương pháp chứng minh phản chứng. Trong hai phán đoán mâu thuẫn với nhau và nếu chứng minh được phán đoán là sai thì phán đoán thì suy ra phán đoán còn lại là đúng.
    • Tuy nhiên, quy luật loại trừ cái thứ ba chỉ là quy luật của lôgic cổ điển hai giá trị. Việc vận dụng chúng chỉ giới hạn trong những tình huống xác định mà thôi, bởi vì trong thực tế có những sự vật nằm trong tình huống quá độ, chưa định hình thì việc lựa chọn một trong hai khả năng khẳng định hoặc phủ định sẽ trở nên không phù hợp mà cần phải có tình huống thứ ba là không xác định. Chẳng hạn trong việc bỏ phiếu tín nhiệm, bên cạnh hai loại phiếu có tính xác.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Câu 4

    Câu hỏi: Đặc trưng chung và hình thức ngôn ngữ biểu hiện khái niệm là gì?


    Gợi ý trả lời:


    Đặc trưng chung của khái niệm:

    • Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy. Mọi quá trình tư duy đều mang đặc trưng tư duy bằng khái niệm. Thiếu khái niệm, con người không thể tư duy được.
    • Tất cả những gì được con người suy nghĩ tới gọi là đối tượng của tư duy. Mỗi đối tượng có các dấu hiệu. Dấu hiệu của đối tượng là những đặc điểm, đặc trưng, tính chất hay thuộc tính và các quan hệ của đối tượng, nhờ đó nhận thức được đối tượng và so sánh nó với các đối tượng khác.
    • Cũng cần phân biệt “thuộc tính" và các “dấu hiệu". Thuộc tính bao giờ cũng là những nội dung vốn có tồn tại khách quan, gắn liền với sự vật, hiện tượng, không lệ thuộc vào việc con người có nhận thức được nó hay không. Trái lại, trong quan hệ nhận thức, con người cần phải nhận thức bản chất của các sự vật, hiện tượng, qua các hình thái biểu hiện của chúng mà người ta gọi là các dấu hiệu của sự vật và hiện tượng. Do vậy, dấu hiệu vừa phản ánh những thuộc tính khách quan của sự vật hiện tượng; vừa biểu hiện mức độ nhận thức của con người vô sự vật hiện tượng. Nói khác dụ dấu hiệu phản ánh những nội dung khách quan vô sự vật, hiện tượng thông qua hình thức chủ quan của tư duy con người. Ngoài ra, dấu hiệu bao gồm dấu hiệu thuộc tính và dấu hiệu quan hệ.
    • Các dấu hiệu được chia thành dấu hiệu cơ ban và không cơ bản. Những dấu hiệu quy định bản chất bên trong, quyết định sự tồn tại và biến đổi của sự vật, hiện tượng gọi là dấu hiệu cơ bản. Những dấu hiệu không biểu thị bản chất và không quy định sự tổn tại và biến đổi của sự vật, hiện tượng là dấu hiệu không cơ bản.
    • Cũng cần phân biệt dấu hiệu của các thuộc tính và quan hệ với dấu hiệu bên ngoài (ký hiệu, tên gọi) mà sự thay đổi của ký hiệu, tên gọi không dẫn đến sự thay đổi của bản thân sự vật, hiện tượng.
    • Các dấu hiệu cơ bản có thể tồn tại trong nhiều đối tượng, tồn tại trong một sự vật, hiện tượng hay một lớp sự vật, hiện tượng. Các dấu hiệu cơ bản chỉ tồn tại trong một sự vật, hiện tượng, gọi là các dấu hiệu cơ bản riêng.

    Hình thức ngôn ngữ biểu hiện khái niệm:

    • Khái niệm có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nói chung và với từ nói riêng. Khái niệm được hình thành trên cơ sở những từ hay cụm từ. Từ và cụm từ biểu thị khái niệm, vì vậy, từ và cụm từ là cái vỏ vật chất đặc biệt của khái niệm, không có từ và cụm từ, không thể hình thành và sử dụng khái niệm được.
    • Từ gắn liền với khái niệm, nhưng không đồng nhất với khái niệm. Từ thuộc phạm trù ngôn ngữ, là sự thống nhất giữa âm và nghĩa. Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy, là sự thống nhất giữa nội hàm (các dấu hiệu bản chất của đối tượng) và ngoại diên (số lượng các đốì tượng được phản ánh trong khái niệm).
    • Trong các ngôn ngữ khác nhau, hệ thống từ, âm đọc cũng khác nhau, do đó một khái niệm được biểu thị bằng các từ khác nhau. Trái lại, một khái niệm đã được hình thành trên cơ sơ thừa nhận chung về sự thống nhất giữa nội hàm và ngoại diên của nó, dù có được biểu hiện bằng các ngôn ngữ khác nhau thì nội hàm và ngoại diên, cái làm nên bản chất của khái niệm vẫn không thay đổi theo các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau đó.
    • Ngay trong một ngôn ngữ từ đồng nghĩa và đồng âm cũng tồn tại. Cùng một khái niệm có thể biểu thị bằng nhiều tên gọi khác nhau (từ đồng nghĩa), như “Tổ quốc”, “đất nước”, “non sông”; “chết”, “về chầu tiên tổ”, “ngoẻo”, “ngủ với giun”... Có trường hợp nhiều khái niệm được biểu thị bằng một tên gọi (từ đồng âm) như “vải” (chất liệu may mặc) và “vải” là một loại hoa quả; “mây” (đám mây) và “mây” (cây mây)... Ngay cả khi các cụm từ như nhau được sắp xếp theo thứ tự khác nhau cũng biểu thị các khái niệm khác nhau như vôi tôi là vôi chín, còn tôi vôi là công việc biến vôi sống thành vôi chín,v.v.. Trong thực tiễn, khi tranh luận một vấn để gì đó, cần phải xác định rõ khái niệm của từ, để tránh “ông nói gà”, “bà nói vịt”, Vì vậy, trong các lĩnh vực khoa học, người ta thường sử dụng các hệ thống thuật ngữ chuyên môn để biểu thị chính xác các khái niệm.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Câu 5

    Câu hỏi: Tam đoạn luận là gì? Các quy tắc của tam đoạn luận?


    Gợi ý trả lời:


    Tam đoạn luận là suy luận suy diễn gián tiếp trong đó kết luận được rút ra từ hai tiền đề. Hai tiền đề và kết luận là các phán đoán nhất quyết đơn. Hai tiền đề của tam đoạn luận liên hệ với nhau bởi sự lặp lại của cùng một khái niệm.

    Các quy tắc:

    • Quy tắc 1: Trong tam đoạn luận có ba thuật ngữ và chỉ ba thuật ngữ cấu thành. Quy tắc này dựa vào định nghĩa của tam đoạn luận, trong đó chỉ rõ: hai tiền đề có liên hệ bởi thuật ngữ giữa. Thuật ngữ giữa ở đây phải đồng nhất, nếu không kết luận sẽ không tất yếu được rút ra từ hai tiền đề.
    • Quy tắc 2: Thuật ngữ giữa (M) phải được chu diên ít nhất một lần trong hai tiền đề. Do đó, thuật ngữ giữa (M) phải là chủ ngữ của phán đoán toàn xưng hoặc là tân từ của phán đoán phủ định.
    • Quy tắc 3: Nếu thuật ngữ lớn (P) hoặc thuật ngữ nhỏ (S) không chu diên ở tiền đề thì không được chu diên ở kết luận.
    • Quy tắc 4: Nếu hai tiền đề đều là phán đoán phủ định thì không rút ra được kết luận.
    • Quy tắc 5: Nếu có một tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận phải là phán đoán phủ định.
    • Quy tắc 6: Nếu hai tiền đề là phán đoán đặc xưng thì không rút ra kết luận.
    • Quy tắc 7: Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán đặc xưng thì kết luận phải là phán đoán đặc xưng.
    • Quy tắc 8: Nếu hai tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận phải là phán đoán khẳng định.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy