Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Tin học đại cương
Việc ôn tập các môn học về khoa học xã hội theo chương trình đại cương tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khiến nhiều bạn sinh viên băn ... xem thêm...khoăn, lo lắng bởi sự lúng túng trong việc xác định các nội dung trọng tâm kiến thức cũng như các trả lời các câu hỏi tự luận sao cho chính xác và đầy đủ. Vậy nên rất nhiều lượt tìm kiếm về chủ đề những câu hỏi thường gặp nhất của môn Tin học đại cương được các bạn sinh viên quan tâm. Trong bài viết này Toplist xin đưa ra một số gợi ý cho bạn về vấn đề trên.
-
Câu 1
Câu hỏi: Tin học đại cương là gì? Nội dung nghiên cứu của Tin học đại cương là gì? Thông tin là gì? Khái niệm về Tin học và Hệ đếm?
Gợi ý trả lời:
Tin học đại cương là môn học nền tảng của Tin học. Môn này tập trung vào việc cung cấp những kiến thức cơ bản và toàn diện về tin học cùng những kỹ năng cơ bản về máy vi tính và mạng Internet.
Tin học đại cương sẽ nghiên cứu tập trung vào một số nội dung quan trọng như một số khái niệm cơ bản về máy tính, tin học, phần cứng và phần mềm của máy tính. Cụ thể như sau:
- Một số khái niệm cơ bản trong tin học
- Làm việc với hệ điều hành Windows
- Tìm hiểu Internet và một số dịch vụ phổ biến
- Tìm hiểu một số phần mềm ứng dụng thường dùng như Word, Excel, Power Point...
- Phần mềm dựng phim đơn giản Windows Movie Maker, hay phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm cũng sẽ được tìm hiểu trong chương trình.
Thông tin là một khái niệm trừu tượng, nó được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau. Thông tin có thể được phát sinh, được lưu trữ, được biến đổi trong những vật mang tin (gọi là giá). Thông tin được biến đổi bởi các dữ liệu và các dữ liệu này có thể được truyền đi, được sao chép, được xử lý hoặc bị phá hủy. Thông tin được thể hiện bằng các dạng tín hiệu vật lý.
Tin học là một ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp xử lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu hiện tại là máy tính điện tử.Tin học hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề khác nhau của xã hội từ khoa học kỹ thuật, y học, kinh tế, công nghệ sản xuất đến khoa học xã hội, nghệ thuật
Hệ đếm là tập hợp các ký hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định các giá trị các số. Mỗi hệ đếm có một số ký số (digits) hữu hạn và tổng số ký số của mỗi hệ đếm được gọi là cơ số (base hay radix), ký hiệu là b.
-
Câu 2
Câu hỏi: Trình bày cấu trúc tổng quát của máy tính điện tử? Nêu các bộ phận chức năng của máy tính?
Gợi ý trả lời:
Mỗi loại máy tính có thể có các hình dạng hoặc cấu trúc khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Tuy nhiên, một máy tính muốn hoạt động được phải hội tụ đủ các yếu tố sau:
- Phần cứng: bao gồm các thiết bị vật lý mà người dùng có thể quan sát được. Đó là các bảng mạch điện tử được lắp ghép lại với nhau và được cung cấp điện năng để hoạt động. Phần cứng máy tính thường được chia ra làm ba phần cơ bản - đó là: Thiết bị nhập, thiết bị xử lý và thiết bị xuất
- Phần mềm: bao gồm các chương trình được viết bởi các nhà lập trình nhằm mục đích điều khiển các mạch điện tử cũng như thực hiện các phép tính toán. Phần mềm thường chia làm ba loạI cơ bản - đó là: Hệ điều hành, phần mềm ứng dụng và phần mềm tiện ích.
Các bộ phận chức năng của máy tính:
- CPU
- Là khối xử lý trung tâm, là bộ máy của máy tính. Nó có nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học và logic đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện lệnh.
- Có 3 bộ phận chính:
- Khối tính toán số học ALU
- Khối điều khiển CU
- Thanh ghi
- Là khối xử lý trung tâm, là bộ máy của máy tính. Nó có nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học và logic đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện lệnh.
- Bộ nhớ chia thành 2 loại:
- Bộ nhớ trong
- Bộ nhớ ngoài
- Các thiết bị vào ra:
- Thiết bị vào: chuột, bàn phím...
- Thiết bị ra: màn hình, máy in...
-
Câu 3
Câu hỏi: Mạng máy tính là gì? Khái niệm và phân loại Hệ điều hành? Hệ điều hành WINDOWS là gì? Cách cài đặt hệ điều hành Windows?
Gợi ý trả lời:
Ở mức độ đơn giản nhất, mạng (network) bao gồm hai máy tính nối với nhau bằng cáp (cable) theo một chuẩn nào đó sao cho chúng có thể dùng chung dữ liệu. Mọi mạng máy tính dù phức tạp đến đâu đi nữa cũng đều bắt nguồn từ hệ thống đơn giản đó.
Hệ điều hành là một tập hợp các chương trình lo việc điều khiển hoạt động của máy tính và tạo môi trường để các phần mềm khác chạy được.
Phân loại hệ điều hành: Người ta phân loại hệ điều hành theo khả năng thực hiện cùng lúc một hay nhiều chương trình hoặc khả năng quản lý một hay nhiều máy tính.- Theo tiêu chuẩn thứ nhất ta có 2 loại hệ điều hành: Hệ điều hành đơn nhiệm, Hệ điều hành đa nhiệm
- Theo tiêu chuẩn thứ 2 ta có: Hệ điều hành cho máy đơn lẻ, hệ điều hành mạng
Hệ điều hành WINDOWS là hệ điều hành đa nhiệm, có tính năng giao diện người-máy bằng âm thanh, đồ họa, trang bị nhiều chức năng cửa sổ, sử dụng các trình đơn kéo xuống và con chuột, có các kiểu chữ đa dạng, các dụng cụ văn phòng (đồng hồ, máy tính, lịch,sổ ghi chép...).
Cơ bản về cách cài đặt HĐH WINDOWS: Có thể cài đặt Windows 2000 theo hai cách: Nâng cấp từ Windows 95 hay Windows 98 lên Windows 2000 (chương trình Setup tự động chuyển các thiết lập hệ thống trước đây và các chương trình ứng dụng cũ đã cài đặt vào Windows 2000), cài Windows 2000 hoàn toàn mới (máy tính trước đây và hệ điều hành không phải là Windows, đĩa cứng hoàn toàn mới, các chương trình ứng dụng cũng phải cài lại từ đầu). -
Câu 4
Câu hỏi: MS-DOS gồm những thành phần cơ bản nào? Các lệnh cơ bản của MS-DOS?
Gợi ý trả lời:
Những thành phần cơ của MS-DOS:
- Boot record
- Tệp hệ thống IO.sys
- Tệp hệ thống MSDOS.SYS:
- Chương trình COMMAND.COM và các lệnh nội trú
- Lệnh ngoại trú
Các lệnh cơ bản của MS-DOS:
- Lệnh nội trú (internal command) như:
- Các lệnh liên quan đến thư mục: DIR, CD, MD, RD, PATH, TREE,...
- Các lệnh liên quan đến file: TYPE, DEL, COPY, REN,...
- Các lệnh thời gian: TIME, DATE
- Các lệnh khác: PROMPT, CLS, VER, VOL,...
- Lệnh ngoại trú (external command)
- Các lệnh ngoại trú như:
- Các lệnh liên quan đến ổ đĩa: FORMAT, LABEL, CHKDSK, DISKCOPY, ...
- Các lệnh liên quan đến tổ chức hệ thống: SYS, TREE, DELTREE, ...
- Các lệnh liên quan đến tập tin: UNDELETE, ATTRIB, FIND, ...
- Các lệnh khác: PRINT, GRAPHICS, SORT, ...
-
Câu 5
Câu hỏi: Các đặc trưng của thông tin có giá trị là gì?
Gợi ý trả lời:
Để có giá trị sử dụng đối với những người làm công tác quản lý và ra quyết định, thông tin cần phải có những thuộc tính sau (còn gọi là bộ thuộc tính ACCURATE):
- Tính chính xác (Accurate): Thông tin chính xác là những thông tin không chứa lỗi. Thông tin không chính xác thường được tạo ra từ những dữ liệu không chính xác được nhập vào hệ thống thông tin trước đó.
- Tính đầy đủ (Complete): Thông tin đầy đủ là thông tin chứa mọi dữ kiện quan trọng. Một báo cáo đầu tư bị xem là
không đầy đủ nếu nó không đề cập đến tất cả các chi phí liên quan. - Tính kinh tế (Cost-beneficial): Thông tin được xem là kinh tế khi giá trị mà nó mang lại phải vượt chi phí tạo ra nó.
- Tính định hướng người sử dụng (User-targeted): Thông tin được tạo ra bao giờ cũng định hướng đến người hoặc nhóm người sử dụng xác định.
- Tính liên quan (Relevant): Tính liên quan của thông tin đối với người ra quyết định là rất quan trọng. Tính liên quan của thông tin thể hiện ở chỗ nó có đến đúng đối tượng nhận tin, có mang lại giá trị sử dụng cho đối tượng nhận tin hay không.
- Tính tin cậy (Authoritative): Tính tin cậy của thông tin phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó có thể phụ thuộc vào phương pháp thu thập dữ liệu, cũng có thể phụ thuộc vào nguồn gốc của thông tin. Thông tin cho phép người ta kiểm định để chắc chắn rằng nó hoàn toàn chính xác.
- Tính kịp thời (Timely): Thông tin được coi là kịp thời khi nó đến với người sử dụng vào đúng thời điểm cần thiết.
- Tính dễ sử dụng (Easy to use): Thể hiện ở chỗ có thể tra cứu thông tin dễ dàng, thông tin được biểu diễn ở dạng đơn giản, không quá phức tạp.