Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Logic học đại cương

  1. top 1 Câu 1
  2. top 2 Câu 2
  3. top 3 Câu 3
  4. top 4 Câu 4
  5. top 5 Câu 5

Câu 1

Câu hỏi: Logic học là gì? Đối tượng của logic học? Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu môn lôgic học là gì?


Gợi ý trả lời:


Lôgic học là khoa học nghiên cứu các hình thức, quy luật của tư duy. Từ “lôgic” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (Logos). Logos có rất nhiều nghĩa như: lời nói, trí tuệ, lý lẽ, lập luận, tính quy luật... Ngày nay “lôgic” được hiểu với ba nghĩa cơ bản sau:

  • Thứ nhất, dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa các sự vật hiện tượng (lôgic khách quan);
  • Thứ hai, dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người (lôgic chủ quan);
  • Thứ ba, dùng để chỉ môn khoa học nghiên cứu về tư duy (lôgic học).

Đối tượng của lôgic học:

  • Lôgic học là khoa học nghiên cứu các hình thức, quy luật của tư duy. Tuy nhiên, tư duy không phải là đối tượng riêng của lôgic học mà còn là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học khác như triết học, tâm lý học, sinh lý học thần kinh... Vì vậy, vấn đề quan trọng là chúng ta phải phân định được ranh giới của lôgic học với các khoa học khác cũng nghiên cứu về tư duy. Trước tiên, cần phải xem xét quá trình nhận thức của con người, đây chính là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua hoạt động thực tiễn. Quá trình đó gồm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động); nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng).

Ý nghĩa:

  • Lôgic học giúp chúng ta chuyển từ tư duy lôgic tự phát sang tự giác. Không phải đợi đến khi có khoa học lôgic con người mới suy nghĩ, lập luận một cách lôgic mà con người đã có tư duy lôgic trước khi lôgic ra đời. Nhưng việc hiểu và vận dụng tri thức lôgic tự giác sẽ giúp chúng ta rút ngắn con đường nhận thức chân lý, hạn chế được những sai lầm lôgic của bản thân trong quá trình tư duy cũng như phát hiện nhanh nhạy hơn những sai lầm về lôgic trong lời nói cũng như trong lập luận của người khác.
  • Nắm vững tri thức lôgic học giúp ta lập luận, diễn giải cũng như chứng minh, bác bỏ vấn đề có sức thuyết phục. Nó giúp cho chúng ta suy nghĩ chín chắn, đúng đắn, nhất quán, liên tục, không mâu thuẫn, biết dùng khái niệm (từ), phán đoán (câu) một cách chính xác, biết phát triển tư tưởng (lập luận) mạch lạc, hợp lý.
  • Lôgic còn giúp chúng ta chính xác hóa ngôn ngữ thể hiện ở việc dùng từ chính xác, đặt câu rõ ràng, không mơ hồ. Nó rèn luyện kỹ năng xác định những khác biệt trong những tư tưởng có cách diễn đạt bằng lời gần giống nhau, ngược lại có những tư tưởng giống nhau có thể có những cách diễn đạt khác nhau.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Logic học đại cương

  1. top 1 Câu 1
  2. top 2 Câu 2
  3. top 3 Câu 3
  4. top 4 Câu 4
  5. top 5 Câu 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy