Top 5 Thói xấu phổ biến nhất của học sinh trong giờ học
Người ta thường nói "Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò" quả không sai. Chắc hẳn ai trong chúng ta khi còn đi học đều có một hay nhiều thói quen xấu của mình. ... xem thêm...Dưới đây là những tật xấu phổ biến nhất của học sinh trong giờ học, hãy cùng đọc và nghĩ lại xem khi đi học mình đã từng mắc phải hay chưa và khắc phục ngay nhé.
-
Ngủ gật trong lớp
Ngủ gật trong lớp là một hình ảnh không còn xa gì lạ trong lớp học và với một vài cá nhân . Chỉ bằng một vài cách ngụy trang như chống cằm, đưa tay lên trán vờ suy nghĩ hay dựng sách lên che là có thể làm một giấc ngon lành.
Nguyên nhân của việc ngủ gật có thể là do bài giảng quá nhàm chán hoặc đêm hôm trước phải thức khuya học bài, làm bài hay với một số "anh hùng" thì thức khuya để cày game hay luyện phim.
Tác hại của việc ngủ gật trong lớp: khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải hơn, thiếu tỉnh táo, không theo kịp bài nên học hành sa sút cũng là điều dễ hiểu.
- Vậy làm sao để khắc phục tình trạng ngủ gục trong lớp:
- Cần sắp xếp thời gian học và thời gian nghỉ ngơi hợp lý
- Tránh thức khuya làm những việc linh tinh
- Tạo hứng thú khi nghe các bài thầy cô giảng
- Thường xuyên xây dựng bài học cùng thầy cô và bạn bè
....
Vì vậy hãy khắc phục tình trạng ngủ gật trong lớp để có thể tập trung nghe thầy cô giảng bài để đạt kết quả học tập tốt hơn nhé!
-
Ăn vụng trong lớp
Ăn vụng trong lớp được xem là "Căn bệnh khó chữa" nhất của học sinh và được lan truyền từ bàn này sang bàn khác. Có thể nói ăn vụng là cách ăn khổ sở nhất nhưng lại được học sinh ưa thích nhất.
Lý do của việc ăn vụng trong giờ học là gì?
Thực tế là chẳng có lý do gì ngoài thích cả. Đa phần các bạn đều nói rằng ăn vụng ngon hơn ăn "công khai" nhiều, món bánh bình thường dù nhạt toẹt nhưng khi ăn vụng bỗng cảm thấy ngon bất ngờ là nhờ một chút phiêu lưu, mạo hiểm của việc ăn lén lút.
Ăn vụng tuy là một tật xấu nhưng nó pha chút tinh nghịch, lém lỉnh của tuổi học trò, rất đáng nhớ. Nhưng dù sao cũng nên tôn trọng thầy cô trong giờ học, hạn chế tối đa việc làm "xấu xa" này trong lớp nha. Hãy thể hiện mình là một người lịch sự, biết cách cư xử và không tạo ra một thói quen không tốt luôn lén lúc làm một chuyện gì đó.
-
Nói leo
Nói leo là hành động xấu của nhiều học sinh hiện nay, đa phần là các bạn nam. Khi thầy cô ra câu hỏi thì im thin thít, đến khi giảng thì lại thao thao bất tuyệt như "biết rồi". Hành động này gây khó chịu cho thầy cô, vừa thể hiện thái độ không tôn trọng giáo viên mà còn gây mất trật tự, lộn xộn trong lớp học.
Vì thế, khi có ý kiến gì hãy giơ tay xin phát biểu và bạn nào đang có thói quen này hãy khắc phục ngay nhé. Có thể bạn không tự tin vào câu trả lời của mình nhưng sai thì chắc chắn thầy cô sẽ sửa cho mình, và từ từ sẽ tạo cho các bạn một sự tự tin hơn khi nói chuyện và trình bày vấn đề ý kiến trước đám đông.
-
Nói chuyện riêng trong giờ học
Nói chuyện riêng trong giờ học, tức là họ – những người học sinh – nói, bàn bạc và thảo luận về những vấn đề rất “trọng đại, lớn lao” không hề liên quan đến những gì mà người giáo viên đang giảng dạy trên lớp, chẳng hạn như “bộ phim hôm qua như thế nào”, “kiểu tóc mới của mình ra sao”,…
Khi bạn cứ nói chuyện riêng trong giờ học, câu chuyện của bạn đã vô tình làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, làm ồn lớp học và không thể tập trung nghe giảng, giáo viên cũng rất khó chịu. Vì thế nếu không có gì quan trọng hãy để dành câu chuyện đó vào giờ ra chơi, tránh gây ảnh hưởng đến lớp học.
Cũng như câu nói quen thuộc của thầy cô, người nói phải có người nghe, khi mình tôn trọng người khác thì người khác mới tôn trọng mình. Hơn nữa, trong giờ học mà cứ nói chuyện riêng suốt sẽ khiến bạn không tập trung nghe bài giảng được, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến người bên cạnh nữa.
-
Sử dụng điện thoại
Hầu hết các bạn học sinh thời nay đều được gia đình trang bị cho một chiếc điện thoại từ khá sớm để tiện liên lạc với gia đình. Nhưng chính vì vậy đã vô tình làm con mình lơ là trong việc học. Nhiều bạn trong giờ học thường xuyên lấy điện thoại ra sử dụng, chơi game, lướt web hay nhắn tin qua lại với bạn cùng lớp. Dù bị thầy cô nhắc nhở nhưng vẫn chứng nào tật nấy, gây khó chịu cho thầy cô và ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
Vì thế, nhà trường nên quy định cấm học sinh mang theo điện thoại hoặc tắt nguồn trước khi vào lớp.