Dàn ý tham khảo số 2: Cảm nhận tác phẩm
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Bạch Đằng giang phú.
- Dẫn dắt giới thiệu nội dung cần phân tích – đoạn 2 bài Phú sông Bạch Đằng.
II. Thân bài
- Phân tích hình ảnh bô lão trong đoạn 2 Phú sông Bạch Đằng:
- Có thể là những nhân vật có thật, là các vị cao niên ở hai bên bờ sông, cũng có thể là hư cấu, sự phân thân của tác giả để khách quan kể về những chiến công trên sông Bạch Đằng.
- Thái độ của các bô lão với khách: “vái”, “thưa”- hiếu khách, tôn kính khách.
- Các chiến công tiêu biểu: Ngô quyền đánh quân Nam Hán, Hoằng Tháo thua trận và chết ở sông Bạch Đằng năm 938 và Trùng Hưng nhị thánh bắt sống Ô Mã năm 1288.
- Phân tích không khí chiến trường xưa trong đoạn 2 Phú sông Bạch Đằng:
- Sự chuẩn bị của quân nhà Trần: thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới, hùng hổ sáu quân, gươm giáo sáng chói
- Chuẩn bị kĩ lưỡng, binh lực hùng hậu, hào khí ngút trời.
- Phân tích diễn biến trận đánh trong đoạn 2 Phú sông Bạch Đằng:
- Cách nói “được thua chửa phân”, “bắc nam chống đối”, hình ảnh phóng đại “nhật – nguyệt phải mờ, bầu trời đất sắp đổi”
- Trận đánh gay go, quyết liệt, giằng co căng thẳng.
- Quân giặc: “những tưởng gieo roi một lần quét sạch Nam bang bốn cõi”. Thái độ kiêu căng, hống hách, ngạo mạn
- Kết thúc trận đánh: Hung đồ hết lối, khác nào… chết trụi.
- Thủ pháp so sánh tăng cấp tô đậm, nhấn mạnh thất bại thảm hại, nhục nhã, ê chề của kẻ thù.
- Khẳng định tình yêu và niềm tự hào dân tộc.
- Phân tích giá trị nghệ thuật trong đoạn 2 Phú sông Bạch Đằng:
- Bố cục chặt chẽ, cách kể tả sinh động
- Xây dựng các hình tượng nhân vật sinh động, đặc sắc mang ý nghĩa triết lí.
- Ngôn ngữ cô đọng, trong sáng, hào hùng.
III. Kết bài
Nêu cảm nhận của bản thân.