Dàn ý tham khảo số 8: Phân tích đoạn 2 tác phẩm
I. Mở bài
- Trương Hán Siêu là người có kiến thức uyên thâm, am hiểu sâu rộng. Ông từng tham gia trận chiến chống quân Mông Nguyên.
- Bài “Phú sông Bạch Đằng” của ông là một bài phú hay bậc nhất nước ta, chứa sự hoài niệm cùng những tư tưởng triết lí.
- Đoạn thơ thứ hai của bài phú nhắc về những chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng.
II. Thân bài
1. Hình ảnh của các bô lão
- Đoạn thơ bắt đầu bằng hình ảnh các bô lão “gậy lê chống trước”, “thuyền nhẹ bơi sau” đến “vái mà thưa” nhân vật “khách”.
- Đây có thể là các bô lão địa phương cũng có thể là những hư cấu do tác giả tự tạo ra.
- Gợi nhớ về những vị bô lão trong điện Diên Hồng năm nào hô vang chữ “đánh”.
- Các bô lão nhắc lại những chiến công năm nào trên sông Bạch Đằng “Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã/ Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”.
- Lời kể của các bô lão háo hức, hân hoan, chứa đựng niềm tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc.
2. Khung cảnh và diễn biến của trận đánh
- Nhịp điệu trong đoạn này nhanh hơn, mạnh mẽ, hùng hồn, dứt khoát như để khắc hoạ không khí chiến trận khi ấy.
- Hình ảnh “thuyền bè muôn đội”, “tinh kỳ phấp phới”, “hùng hổ sáu quân”, “giáo gươm sáng chói”: những con số ước lệ để chỉ sự lớn mạnh vô cùng của quân đội ta.
- Tác giả còn so sánh tương quan giữa ta và địch “Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi!”: thế giặc mạnh mẽ, không thua kém gì ta, nhưng hung hăng và hống hách.
- Trận đánh được định sẵn là trận chiến “long trời lở đất”, khiến trời đất rung chuyển “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi”.
- Lời thơ sống động như vẽ lên cho ta thấy bức tranh về trận chiến ác liệt năm nào.
c. Kết cục thảm bại của quân giặc:
- Quân Mông Nguyên ba lần xâm lược nước ta, cả 3 lần đều bị Đại Việt ta đánh cho tan tác, thảm bại nhất là trận Bạch Đằng này.
- Tác giả so sánh trận đánh của ta và địch với các trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc như trận Xích Bích, trận Hợp Phì: nhấn mạnh sự thất bại nhục nhã của chúng, tô đậm thêm chiến thắng vang dội của quân dân ta.
d. Đánh giá nội dung và nghệ thuật:
- Về nội dung: Gợi nhớ lại khung cảnh của trận đánh vang dội trong lịch sử dân tộc, tô đậm thêm niềm tự hào, tự tôn, khẳng định tinh thần yêu nước trong niềm hoài cổ, tiếc nuối một thời vàng son.
- Về nghệ thuật:
- Sự kết hợp của những câu văn biền ngẫu cùng với những hình ảnh thơ sống động.
- Các phép so sánh, phóng đại cùng việc sử dụng các điển tích điển cố: nâng tầm tầm vóc của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương bắc.
- Giọng điệu lời kể hào hùng.
III. Kết bài
Đoạn thơ đã làm sống dậy trong lòng chúng ta niềm tự hào dân tộc.