Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích chất thơ trong truyện "Vợ chồng A Phủ"
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" với chất thơ độc đáo
II. Thân bài
1. Chất thơ trong hình ảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc
- Tây Bắc hiện lên với núi rừng trùng điệp quanh năm ẩn hiện trong mây và sương mù.
Chất thơ được thể hiện rõ nét khi Tô Hoài miêu tả khung cảnh mùa xuân nơi rẻo cao Tây Bắc.
Những trang văn viết về thiên nhiên rẻo cao và mùa xuân ấy hài hòa, đẹp như bài thơ trữ tình viết bằng văn xuôi. - Chất thơ qua đời sống sinh hoạt và phong tục tập quán của con người
- Xây dựng những hình ảnh quen thuộc trong đời sống thường nhật của người Tây Bắc như ngôi nhà gỗ với bếp lửa bập bùng suốt mùa đông không, công việc cõng nước, quay sợi...
- Ngày Tết: Không giống như người miền xuôi, người vùng cao ăn tết khi ngô lúa đã gặt xong.
- Không khí ngày Tết của Hồng Ngài mang đậm hơi thở, hương vị của núi rừng Tây Bắc khi "trai gái tìm nhau để tỏ tình", chơi ném còn, chơi quay, thổi sáo, đàn môi, uống rượu...
- Đặc biệt, tác giả dành nhiều tình cảm và câu chữ cho việc miêu tả tiếng sáo - cầu nối truyền tải ngôn ngữ của người H'Mông, thay họ cất lên tiếng lòng sâu thẳm, vượt qua dòng chảy thời gian, trở thành dòng chảy tâm hồn của biết bao đôi trai gái miền sơn cước.
2. Chất thơ trong con người - Mị
- Mị là cô gái trẻ, nết na xinh đẹp như một bông hoa ban trên rẻo cao Tây Bắc, vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ, Mị bị thống lý Pá Tra bắt về làm dâu trừ nợ và rơi vào cảnh tăm tối. Những tưởng Mị có lẽ sẽ héo hắt, sống mòn mỏi lầm lũi hết cuộc đời song ẩn sau tâm hồn ấy vẫn le lói những ánh lửa của khát vọng tự do và tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
- Vẻ ngoài của Mị đều toát lên vẻ âm thầm nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng kỳ thực bên trong đó lại tiềm tàng 1 sức sống vô cùng mãnh liệt.
- Âm thanh tiếng sáo quen thuộc của núi rừng Tây Bắc ấy đã chạm vào sâu thẳm tâm hồn Mị, làm rạo rực tâm hồn người con gái trẻ đẹp
Chính sức sống tiềm tàng, rạo rực âm thầm cháy tựa như ánh sáng nâng đỡ, ngăn cản sự lụi tàn của tâm hồn. Khi bùng cháy lên lại biến thành sức mạnh có thể xua tan tất cả.
3. Chất thơ thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật
- Tô Hoài sử dụng hàng loạt âm thanh cùng nhiều hình ảnh gợi cảm vừa rực rỡ màu sắc vừa rất đỗi nên thơ.
- Ngôn ngữ văn xuôi vừa cụ thể rõ ràng vừa trừu tượng vô hình.
- Âm điệu và tiết tấu cũng như giọng kể nhẹ nhàng theo mạch cảm xúc êm đềm chảy trôi trong tâm trạng.
- Đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn khí sắc lãng mạn với bút pháp trữ tình cùng sự mượt mà của văn phong điêu luyện.
III. Kết bài
Đánh giá lại giá trị tác phẩm với nền văn học