Top 10 Dàn ý phân tích tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài hay nhất

Hà Ngô 1220 0 Báo lỗi

Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với số lượng tác phẩm đạt kỉ lục, trong đó "Vợ chồng A Phủ" là truyện ngắn thành công nhất trong ba ... xem thêm...

  1. I. Mở bài

    • Đôi nét về tác giả
    • Hoàn cảnh sáng tác
    • Nội dung chính của tác phẩm

      II. Thân bài

      1. Xuất thân của Mị và A Phủ

      • Mị là một cô gái dân tộc Mèo, xinh đẹp và tài giỏi, có đời sống nội tâm và khát vọng tự do, vì hoàn cảnh gia đình quá nghèo nên cô dã phải làm dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá tra.
      • A Phủ là một chàng trai người dân tộc Mèo, có nhiều phẩm chất tốt đẹp của người lao động. Sớm tự khẳng định tính cách gan góc, một mình kiếm sống học hỏi đủ thứ nghề.


      2. Cuộc sống của Mị khi ở nhà Thống Lí Pá Tra

      • Mị từng là một cô gái xinh đẹp, tài giỏi, khát khao được yêu. Để cứu nạn cho cha, cô đã phải làm dâu để gạt nợ, với danh nghĩa là con dâu, nhưng thực chất là tôi tớ. Mị xuất hiện trong không gian ấy như một cái bóng, suốt ngày cúi mặt im lặng. Đó vẫn chưa phải nỗi đau đớn thật sự. Nhà văn đã tìm ra sự thê thảm của nhân vật, đó là ý chí của Mị bị mài mòn. Trong đầu Mị, những suy nghĩ khát vọng, âm thanh sắc màu thời xưa cũ đã mờ dần, thay vào đó là cái phải nhớ, quanh quẩn lặp đi lặp lại tẻ ngắt như một vòng tròn nặng nề không lối thoát: "Mị cúi mặt không nghĩ nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mắt … con ngưạ, con trâu làm còn có lúc nghỉ..đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu làm việc cả đêm cả ngày".
      • Mị bị hành hạ về thể xác, bản thân thì bị đánh, bị trói và từng chứng kiến không biết bao nhiêu người bị hành hạ đến chết. Và rồi hành động của cô tê liệt “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
      • Bị cấm đoán trong việc hòa nhập với thế giới bên ngoài. Bị chồng trói, dùng bạo lực với mình. Bên trong thể xác của Mị là tâm hồn cô đơn trống rỗng. Nhà văn đã xây dựng đoạn truyện đầy ẩn dụ về căn buồng của Mị, giúp người đọc hình dung được nỗi đau tột cùng của kiếp người nô lệ.
      • Sau cuộc nổi loạn trong đêm tình mùa xuân, những tưởng cô gái ấy lại tiếp tục cam chịu, tiếp tục cuộc sống mê muội ở nhà Thống Lí Pá Tra, nhưng vì lòng thương người, Mị cứu A Phủ va vì sợ chết Mị chạy theo A Phủ và giải thoát cho mình


      3. Sự vùng dậy của Mị và A Phủ.

      • Vì đánh con quan, sau vụ sử kiện A Phủ đã bị thống lí Pá Tra buộc làm nô lệ không công suốt đời cho nhà hắn để trừ nợ. Tuy vậy, với bản lĩnh gan góc, không chịu khuất phục sẵn có, A Phủ nhất định không chịu chết chôn chân ở cái cộc gỗ ấy mà anh luôn tìm cách tự giải thoát: “Đêm đến, A Phủ cúi xuống, nhay đứt hai đầu dây, nhích dần dây trói một bên tay”.
      • Nhưng chưa kịp dứt ra thì trời vừa sáng, Pá Tra lại tròng thêm vào cổ A Phủ một vòng dây trói nữa. Và dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen của anh chính là những giọt nước mắt của sự cay đắng, sự cô độc, bất lực và tuyệt vọng.
      • Cũng chính vì trông thấy những giọt nước mắt đau đớn và tuyệt vọng ấy mà Mị đã bùng lên ngọn lửa đấu tranh, quyết định cởi trói cho A Phủ và cho chính mình.
      • Hình ảnh A Phủ cùng Mị trốn khỏi nhà thống lý Pá Tra, giác ngộ được chân lý cách mạng là một hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho khả năng cách mạng lớn lao của người dân miền núi Tây Bắc.


      4. Nghệ thuật

      • Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc
      • Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật, đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật Mị và A Phủ
      • Tái hiện cuộc sống và vẻ đẹp thiên nhiên, phong tục tập quán của người dân miền núi Tây Bắc


      III. Kết bài

      Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm đã tái hiện được cuộc sống của những người dân nghèo miền núi khi chưa có lí tưởng cách mạng. Tác phẩm là sự lên án tội ác của bọn thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do ở người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc.

      Dàn ý phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ
      Dàn ý phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ
      Dàn ý phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ
      Dàn ý phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ

    • I. Mở bài

      • Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nằm trong tập Truyện Tây Bắc - kết quả của chuyến đi thực tế 8 tháng cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc 1952. Tập truyện đã nhận được giải nhất về truyện kí của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955.
      • Vốn sống và tình yêu với miền đất Tây Bắc đã thôi thúc Tô Hoài viết về đề tài Tây Bắc. Song để dựng lại một cách chân thực và sinh động bức tranh về cuộc sống, con người Tây Bắc với những sắc thái riêng của vùng đất này phải kể đến sự góp mặt của những biện pháp nghệ thuật đặc sắc ở ngòi bút Tô Hoài.


      II. Thân bài

      1. Nghệ thuật tả cảnh

      a. Mục đích

      Làm nổi bật chất Tây Bắc. Ở bề nổi, chất Tây Bắc bộc lộ rõ nhất qua những nét đặc sắc của thiên nhiên, của cuộc sống sinh hoạt với những phong tục, tập quán vừa mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao vừa không ít những dấu hiệu của lối sống còn mông muội, lạc hậu.


      b. Đối tượng và cách thức cụ thể

      • Cảnh sắc thiên nhiên:
      • Chọn thời điểm: thời điểm tết đến, xuân về là lúc Tây Bắc đẹp mất với sự gặp gỡ của cái bừng nở ở thế giới tự nhiên với cái bừng nở trong tâm hồn của con người.
      • Cách thể hiện: kết hợp giữa tả và gợi, xây dựng quan hệ tương đồng, hài hoà giữa cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người đã tạo lên sức hấp dẫn của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc: sắc màu của thiên nhiên và sắc màu cuộc sống đã hòa quyện vào nhau (“khi cỏ gianh vàng ửng, hoa thuốc phiện nở đỏ, nở tím trên núi cao cũng là khi những chiếc váy hoa sặc sỡ được phơi trên mỏm đá đầu làng”).
      • Cảnh sinh hoạt, phong tục:
        • Cảnh sinh hoạt ngày tết: Nhà văn chọn những chi tiết tiêu biểu nhất cho nét sinh hoạt của người dân miền núi để miêu tả (uống rượu, nhảy đồng, sân chơi chung với các trò chơi đánh pao, đánh quay, thổi sáo...). Những chi tiết được chọn và dựng lại bằng một thứ ngôn ngữ miêu tả giản dị như đời sống tự nhiên chảy vào tác phẩm.
        • Cảnh đêm tình mùa xuân: Chọn được 2 chi tiết đặc sắc nhất trong nét sinh hoạt văn hoá độc đáo này và dựng lại một cách sinh động, tự nhiên. Đó là cảnh trai gái rủ nhau đi chơi mùa xuân (thời gian là nửa đêm, tín liệu là tiếng gõ vách, hành động là dỡ cửa bước ra rừng chơi). Đó là cảnh trai gái hẹn hò, ngỏ lời yêu thương bằng quả pao, quả yến, tiếng sáo, tiếng khèn và những bài hát tỏ tình độc đáo. Tất cả làm nên màu sắc trữ tình độc đáo cho bức tranh sinh hoạt và chất trữ tình thấm thía cho trang văn Tô Hoài.
        • Cảnh sự kiện: Đây là một biểu hiện đậm nét của tập tục dã man trong chế độ phong kiến miền núi. Tính chất dã man ấy được dựng lại thông qua những nghịch lý: xử kiện là thực hiện công lý song trong cuộc xử kiện ấy, công lý đã bị bóp méo nghiêm trọng để mang một bộ mặt bất công đến đáng kinh sợ. Bản án đưa ra đáng lẽ để răn đe, trừng phạt kẻ có tội lại trở thành tai họa giáng xuống đầu những kẻ thân cô thế cô khiến họ không thể kháng cự, không có cách nào để được giải thoát.


      • Nhận xét:
        • Cái tài của nhà văn là đã tìm ra những chi tiết có ý nghĩa khéo léo tổ chức chúng để làm nổi bật đặc điểm chính của cảnh, của vật, của việc mà mình miêu tả.
        • Giá trị của những trang văn tả cảnh này là không chỉ dừng lại một cách sinh động cảnh trí, nếp sinh hoạt, phong tục của vùng cao Tây Bắc mà còn tạo ra một cái nền thích hợp để làm bộc lộ nét bi thảm của số phận và vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng của con người trên vùng đất đó.


      2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

      a. Nghệ thuật mô tả diễn biến tâm lý

      • Sử dụng rộng rãi thủ pháp tương phản: Nhà Pá Tra giàu có và cô Mị luôn cúi mặt, mặt buồn rười rượi; phòng giam Mị chật hẹp và không gian bên ngoài phóng khoáng, tự do; cảnh u ám, chết lặng trong buồng Mị và sự rộn ràng của những ngày xuân, những đêm tình mùa xuân.
      • Đi sâu vào đời sống nội tâm để khắc họa tính cách. Nội tâm nhân vật được khắc họa bằng những cách thức cụ thể:
        • Mượn hình tượng thiên nhiên để diễn tả tâm trạng (mùa xuân của thiên nhiên khơi gợi sức sống thanh xuân trong tâm hồn Mị, ngọn lửa hơ tay trong đêm mùa đông gợi ngọn lửa âm ỉ trong tâm hồn mình).
        • Trực tiếp miêu tả diễn biến tâm lý một cách hợp lý và tinh tế với từng tình huống cụ thể: trong đêm tình mùa xuân, tiếng sáo bên ngoài đã đánh thức khát khao tình yêu, khát khao sống trong Mị. Âm thanh tiếng sáo càng gần thì khát vọng trong Mị càng mạnh mẽ.
        • Cho đến khi tiếng sáo bên ngoài đã nhập hẳn vào trong lòng, trong đầu Mị thì Mị bắt đầu có những hành động để thực hiện khát khao ấy. Trong đêm mùa đông, giọt nước mắt A Phủ gợi nhắc giọt nước mắt chảy xuống không tự lau đi được khi Mị bị trói, điểm chung trong số phận của những con người luôn có thể bị trói đến chết đã khơi dậy lòng căm phẫn và ý thức về sự bất công, hành động cứu người đã thúc đẩy quyết định tự cứu mình.
      • Giọng kể của nhà văn nhập vào dòng tâm tư nhân vật, làm nổi lên ý nghĩ, tâm trạng và cả những trạng thái chập chờn của tiềm thức nhân vật.

      b. Nghệ thuật xây dựng tính cách

      • Sự câm lặng là khi sức sống âm ỉ đã dồn vào bên trong để chờ cơ hội bùng phát. Khi sẵn sàng chết thay cho người khác cũng là khi quyết tâm sống trào dâng mạnh mẽ.
      • Làm nổi bật sự khác biệt giữa các tính cách: Mị và A Phủ có sức sống mạnh mẽ sống ở Mị sức mạnh đã dồn vào bên trong nên tác giả chủ yếu miêu tả đời sống nội tâm. Ở A Phủ, sức sống lại bộc lộ ra thành vẻ nam tính trong những hành động dữ dội quyết liệt và lời nói dứt khoát.


      3. Ngôn ngữ và cách kể

      • Ngôn ngữ: Đậm chất miền núi, biểu hiện ở lối tư duy gắn liền với thiên nhiên, hòa quyện và đồng nhất với thiên nhiên. Nét đặc sắc là ở chỗ, Tô Hoài đã vận dụng cách nói hồn nhiên, giàu hình ảnh của người miền núi song không sa vào sự sao chép tự nhiên chủ nghĩa mà có chọn lọc, nâng cao đến trình độ chuẩn mực của ngôn ngữ văn học.
      • Cách kể: Xây dựng lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển của điểm nhìn trần thuật (khi đặt bên ngoài để quan sát khách quan, khi đặt bên trong để thể hiện thấm thía những suy nghĩ, tình cảm trong lòng nhân vật).


      III. Kết bài

      • Tô Hoài đã kết hợp và vận dụng tài tình những phương tiện, biện pháp nghệ thuật khác nhau để làm bật một bức tranh sinh động về cuộc sống và con người ở vùng cao Tây Bắc.
      • Những thành công về nghệ thuật góp phần thể hiện thành công ý đồ tư tưởng của nhà văn trong tác phẩm. Đó là cơ sở để tác phẩm cũng như các tập Truyện Tây Bắc được đánh giá là thành công đột xuất của nhà văn xuôi kháng chiến chống Pháp.
      Dàn ý phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ
      Dàn ý phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ
      Dàn ý phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ
      Dàn ý phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ
    • I. Mở bài

      • Tô Hoài là nhà văn nhạy cảm với cảnh sinh hoạt, phong tục tập quán của những vùng miền, ông có vốn ngôn ngữ phong phú, lối trần thuật tự nhiên.
      • Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách của Tô Hoài, truyện viết về những con người Tây Bắc tiềm tàng sức sống đã vùng lên đấu tranh chống lại bọn thống trị.
      • Nhân vật Mị là biểu tượng đẹp cho sức sống tiềm tàng của người phụ nữ bị áp bức.


      II. Thân bài

      1.Mị vốn là cô gái có những phẩm chất tốt đẹp

        • Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:
          • Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê”
          • Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.
          • Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.
        • Nạn nhân của những áp bức bất công
          • Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, làm con dâu gạt nợ, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc”, bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, ...
        • Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, ... đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay ...không biết là sương hay nắng”.
        • Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.


        2. Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị

        • Khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ Mị có ý định tự tử bằng lá ngón, không chấp nhận cuộc sống mất tự do.
        • Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:
          • Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình,...) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị.
          • Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc.
          • Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do.
          • Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.
          • Khi bị trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

        Nhận xét: Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.


        • Khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng:
          • Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.
          • Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau,... phải chết”.
          • Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ
          • Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.

        Nhận xét: Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.


        III. Kết bài

        • Nêu suy nghĩ về hình tượng nhân vật Mị.
        • Nghệ thuật: ngôn ngữ, cách nói đậm chất miền núi, lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, miêu tả thành công tâm lí nhân vật và hình ảnh thiên nhiên.
        • Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc: sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, tố cáo lên án bọn thống trị miền núi, bọn thực dân, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng trong mỗi con người Tây Bắc.
        Dàn ý phân tích nhân vật Mị
        Dàn ý phân tích nhân vật Mị
        Dàn ý phân tích nhân vật Mị
        Dàn ý phân tích nhân vật Mị
      1. I. Mở bài

        • Đôi nét về tác giả, tác phẩm
        • Giới thiệu nhân vật


        II. Thân bài

        1.Xuất thân của A Phủ

            • Khốn khó, mồ côi cha mẹ, sống tự do, khỏe mạnh, siêng năng, giàu bản lĩnh, nhưng không kiêu ngạo, là “con trâu tốt” của bản mường nhưng vì nghèo nên không lấy được vợ. Trích câu dân làng nói về A Phủ.
            • Là con người không bao giờ lùi bước trước cường quyền, bạo chúa. A Phủ biết A Sử là con thống lí nhưng vẫn ra tay đánh, vẫn phải trừng trị kẻ xấu, kẻ gây rối.


            2.Trải qua những ngày tháng đọa đày cùng cực trong nhà Thống Lý

            • Sau việc đánh con quan làng, A Phủ đã nhận lấy những trận đòn kinh người của nhà Thống Lý, A Phủ dù bị đánh đập nhưng không hề kêu van xin tha đến nửa lời. Anh rất cứng đầu, mạnh bạo và không chịu khuất phục.
            • Bị phạt vạ, A Phủ thành người ở không công quần quật với công việc: “đốt rừng, cày nương, cuốc mương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”. Nhưng anh không hề nói lại nửa lời mà chấp nhận vì bọn chúa đất đày đọa, áp bức nhân dân quá trơ trẽn. A Phủ chấp nhận cũng vì chính A Phủ cũng không có gia đình, có nhà, hơn nữa, anh đã gây lên tội thì cũng phải chịu phạt.
            • Khi hổ vồ mất bò, A Phủ nhất quyết cãi lại lời Thống Lý, quyết tâm đi bắt hổ. Nhưng cuối cùng anh đành phải tự tay đóng cọc để người ta trói mình. Đau khổ cùng cực đến nỗi khi Mị nhìn sang thì thấy “một dòng nước lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đem lại”, “thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh”.


            3. Nổi bật ở A Phủ là một sức phản kháng mãnh liệt

            • Điều này thống nhất với bản tính gan góc từ nhỏ: cả nhà chết hết vì bệnh dịch, làng chết và đói nên “người làng đói bụng bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ ngang bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp. A Phủ trốn lên núi, lưu lạc ở Hồng Ngài”
            • Trong đêm tình mùa xuân, trước việc gây chuyện của đám trai làng do A Sử cầm đầu, A Phủ đã gan góc ” vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử”, “xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo đập đầu xuống đất, xé vai áo, đánh tới tấp”. Hành động này thật dũng cảm, dẫu chỉ là bộc phát. A Phủ thể hiện mình không chịu nhục trước thế lực cường quyền.
            • Đặc biệt khi được Mị cởi trói, mặc dù rất đau đớn đến “khụy xuống, không bước nổi”, trong người không còn sức lực do phải chịu cực hình, trói đứng và nhịn đói, nhưng anh đã “quật sức vùng lên chạy”; cùng với Mị tự giải thoát khỏi nhà thống lý. Khát vọng, sức sống từ người phụ nữ cùng cảnh ngộ đã thổi bùng trở lại sức sống và khát vọng tự do nơi người con trai mang bản chất tốt đẹp này.

            Đánh giá:

            • Nếu Mị là kiểu nhân vật tâm lý thì A Phủ lại là nhân vật hành động táo bạo, quyết liệt.
            • Khi miêu tả A Phủ, nhà văn phối hợp vừa tả vừa kể, nhấn mạnh các chi tiết cụ thể, ấn tượng để khắc họa những đặc điểm, tính cách nhân vật.
            • Cùng với Mị, A Phủ đã góp phần hoàn thiện chân dung con người miền núi Tây Bắc: Số phận đau thương nhưng giàu sức sống, tình cảm và khát vọng
            • Người đọc cũng mong có một kết thúc tốt đẹp đến với A Phủ và Mị. Bởi họ là những con người không chịu khuất phục trước cường quyền gian ác. Nếu chị Dậu trong “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố chạy ra khỏi nhà lý thống trong đêm tối, cái đêm đen cũng đen như cuộc đời của chị, người ta mong chị sẽ gặp được ánh sáng soi rọi của cách mạng, thì ở đây, người đọc cũng mong A Phủ và Mị chạy thoát khỏi nhà lý thống, gặp được ánh sáng của Cách mạng ở cuối đường.


            III. Kết bài

            Khi miêu tả nhân vật A Phủ, nhà văn miêu tả qua những hành động khi bị đánh đập, để thấy được sức sống kiên cường của anh. Số phận của nhân vật A Phủ cũng giống như số phận của bao người dân miền núi khác, như Mị. Họ đã phải luôn đấu tranh giành lại hạnh phúc, họ đã phải trải qua bao tủi cực, cay đắng. Nhưng họ đã đấu tranh để tự giải phóng bằng sức mạnh quật khởi của chính mình.

            Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ
            Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ
            Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ
            Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ
          1. I. Mở bài

            Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" với chất thơ độc đáo


            II. Thân bài

            1. Chất thơ trong hình ảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc

            • Tây Bắc hiện lên với núi rừng trùng điệp quanh năm ẩn hiện trong mây và sương mù.
              Chất thơ được thể hiện rõ nét khi Tô Hoài miêu tả khung cảnh mùa xuân nơi rẻo cao Tây Bắc.
              Những trang văn viết về thiên nhiên rẻo cao và mùa xuân ấy hài hòa, đẹp như bài thơ trữ tình viết bằng văn xuôi.
            • Chất thơ qua đời sống sinh hoạt và phong tục tập quán của con người
              • Xây dựng những hình ảnh quen thuộc trong đời sống thường nhật của người Tây Bắc như ngôi nhà gỗ với bếp lửa bập bùng suốt mùa đông không, công việc cõng nước, quay sợi...
              • Ngày Tết: Không giống như người miền xuôi, người vùng cao ăn tết khi ngô lúa đã gặt xong.
              • Không khí ngày Tết của Hồng Ngài mang đậm hơi thở, hương vị của núi rừng Tây Bắc khi "trai gái tìm nhau để tỏ tình", chơi ném còn, chơi quay, thổi sáo, đàn môi, uống rượu...
              • Đặc biệt, tác giả dành nhiều tình cảm và câu chữ cho việc miêu tả tiếng sáo - cầu nối truyền tải ngôn ngữ của người H'Mông, thay họ cất lên tiếng lòng sâu thẳm, vượt qua dòng chảy thời gian, trở thành dòng chảy tâm hồn của biết bao đôi trai gái miền sơn cước.


            2. Chất thơ trong con người - Mị

            • Mị là cô gái trẻ, nết na xinh đẹp như một bông hoa ban trên rẻo cao Tây Bắc, vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ, Mị bị thống lý Pá Tra bắt về làm dâu trừ nợ và rơi vào cảnh tăm tối. Những tưởng Mị có lẽ sẽ héo hắt, sống mòn mỏi lầm lũi hết cuộc đời song ẩn sau tâm hồn ấy vẫn le lói những ánh lửa của khát vọng tự do và tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
            • Vẻ ngoài của Mị đều toát lên vẻ âm thầm nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng kỳ thực bên trong đó lại tiềm tàng 1 sức sống vô cùng mãnh liệt.
            • Âm thanh tiếng sáo quen thuộc của núi rừng Tây Bắc ấy đã chạm vào sâu thẳm tâm hồn Mị, làm rạo rực tâm hồn người con gái trẻ đẹp

            Chính sức sống tiềm tàng, rạo rực âm thầm cháy tựa như ánh sáng nâng đỡ, ngăn cản sự lụi tàn của tâm hồn. Khi bùng cháy lên lại biến thành sức mạnh có thể xua tan tất cả.


            3. Chất thơ thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật

            • Tô Hoài sử dụng hàng loạt âm thanh cùng nhiều hình ảnh gợi cảm vừa rực rỡ màu sắc vừa rất đỗi nên thơ.
            • Ngôn ngữ văn xuôi vừa cụ thể rõ ràng vừa trừu tượng vô hình.
            • Âm điệu và tiết tấu cũng như giọng kể nhẹ nhàng theo mạch cảm xúc êm đềm chảy trôi trong tâm trạng.
            • Đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn khí sắc lãng mạn với bút pháp trữ tình cùng sự mượt mà của văn phong điêu luyện.


            III. Kết bài

            Đánh giá lại giá trị tác phẩm với nền văn học

            Dàn ý phân tích chất thơ trong truyện
            Dàn ý phân tích chất thơ trong truyện "Vợ chồng A Phủ"
            Dàn ý phân tích chất thơ trong truyện
            Dàn ý phân tích chất thơ trong truyện "Vợ chồng A Phủ"
          2. I. Mở bài

            • Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành quả quan trọng trong sáng tác văn học, nhất là về đề tài miền núi.
            • Truyện Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc, là kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952), đánh dấu độ chín của phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Tác phẩm viết về cuộc sống tăm tối và khát vọng sống mãnh liệt của người dân miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến. Mị là nhân vật chính, là linh hồn của tác phẩm.


            II. Thân bài

            1.Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ

              • Cuộc sống đoạ đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn.
              • Thời gian đọa đày biến cô trở thành người câm lặng trước mọi sự. Những gì diễn ra chung quanh không khiến Mị quan tâm.
              • Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ tay, tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử đánh ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước.
              • Song, trong lòng, không phải chuyện gì Mị cũng bình thản. Mị rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn.
              • Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa. Đối với Mị, nếu không có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo.


              2.Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ

              • Từ vô cảm đến đồng cảm: những đêm trước nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói đứng, Mị hoàn toàn dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị (gợi cho Mị nhớ về quá khứ đau đớn của mình, Mị thấy thương xót cho người cùng cảnh ngộ).
              • Nhận ra sự độc ác và bất công: từ cảnh ngộ của mình và những người đàn bà bị hành hạ ngày trước, đến cảnh đau đớn và bất lực của A Phủ trước mắt, Mị nhận thấy chúng nó thật độc ác, thấy người kia việc gì mà phải chết.
              • Hành động cứu người: Mị nhớ lại đời mình, lại tưởng tượng cảnh A Phủ tự trốn thoát. Nghĩ thế Mị cũng không thấy sợ. Tình thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người và liều mình cắt dây trói của A Phủ.
              • Tự giải thoát cuộc đời mình: đối mặt với hiểm nguy Mị cũng hốt hoảng…; lòng ham sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ.


              3. Ý nghĩa việc miêu tả tâm trạng và hành động của Mị

              • Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn; cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục.
              • Thể hiện giá trị nhân đạo: phát hiện và miêu tả sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do của người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.


              4. Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật

              • Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn
              • Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tài tình
              • Xây dựng nhân vật sinh động, có cá tính
              • Ngôn ngữ sinh động, sáng tạo, giàu tính tạo hình
              • Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.


              III. Kết bài

              Lòng thương người và khát vọng tự do của Mị đã tháo gỡ cái vòng nô lệ của chính mình. Nàng thật sự thoát khỏi cảnh áp bức, trói buộc của bọn chúa núi, để cùng A Phủ tự giải phóng.

              Dàn ý phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ
              Dàn ý phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ
              Dàn ý phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ
              Dàn ý phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ
            1. I. Mở bài

              • Giới thiệu sơ nét về tác giả cùng tác phẩm.
              • Khái quát ý nghĩa và tư tưởng của “Vợ chồng A Phủ”.
              • Dẫn dắt đến hình tượng tiếng sáo cùng ý nghĩa của nó trong tác phẩm.


              II. Thân bài
              1. Tiếng sao là chi tiết nghệ thuật xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm

              • Ngoài đầu núi lấp ló đã có nghe tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.
              • Tai Mị đã văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.
              • Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng, thấp thoáng bay ngoài đường.
              • Mị vẫn luôn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi,


              2. Tiếng sáo giúp nhân vật Mị hồi sinh tâm hồn héo úa

              Tiếng sáo chính là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu.


              3. Tiếng sáo đã lay động và khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị


              4. Tiếng sáo thôi thúc Mị hành động thoát khỏi kiếp sống nô lệ.

              • Tiếng sáo có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật Mị.
              • Tiếng sáo ấy cũng chính là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân.


              5. Tiếng sáo thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm:

              Sức sống con người cho dù bị giẫm đạp hay trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên mạnh mẽ.


              III. Kết bài

              • Khái quát và khẳng định giá trị cùng ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ.
              • Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về hình tượng tiếng sáo, về giá trị nhân đạo ẩn chứa trong chi tiết nghệ thuật tiếng sáo trong tác phẩm.
              Dàn ý chi tiết cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ
              Dàn ý chi tiết cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ
              Dàn ý chi tiết cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ
              Dàn ý chi tiết cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ
            2. I. Mở bài

              • Dẫn dắt giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: Giá trị nhân đạo trong “Vợ chồng A Phủ”.

              Ví dụ:

              “Một nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”, T.Sekhop đã từng khẳng định như vậy. Nhà văn, bên cạnh việc phải phản ánh chân thực bức tranh cuộc sống và con người, còn cần phải đưa vào trong tác phẩm của mình, tình cảm, suy nghĩ và quan điểm của mình về cuộc đời, về con người. Đó là giá trị nhân đạo của tác phẩm. Đến với “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, ta sẽ thấy được ở đó giá trị nhân đạo, tấm lòng sâu sắc, mới mẻ của nhà văn.


              II. Thân bài

              1.Giải thích

              • Giá trị nhân đạo là gì? => Đây là một trong những giá trị cơ bản của một tác phẩm văn học. Thể hiện tinh thần nhân đạo, tấm lòng của người nghệ sĩ đối với hiện thực, con người và cuộc đời, từ đó hướng bạn đọc đến gần hơn với những giá trị, cảm xúc tốt đẹp, gần người, gần đời hơn.
              • Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm Tô Hoài viết sau chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng núi Tây Bắc với bộ đội. Tác phẩm kể về cuộc đời làm dâu gạt nợ đầy đau đớn của Mị, bị áp bức, bóc lột, để rồi cuối cùng vùng vẫy thoát ra, hướng đến tương lai tươi sáng hơn.


              2. Phân tích, chứng minh

              a. Niềm cảm thương sâu sắc cho số phận những người dân bị áp bức

              • Cuộc sống của Mị không khác nào con ở – một con ở không công, không lương. Bị bắt về làm dâu, không khác gì một món hàng, với giá trị bằng món nợ của cha mẹ Mị. Ngày ngày làm việc, đêm đêm chỉ được ở trong căn buồng với ô cửa sổ bé bằng bàn tay, ánh sáng chẳng thể chiếu qua được, lúc nào cũng mờ mờ, trắng trắng khiến Mị chẳng thể nào phân biệt được đâu là ngày hay đêm.
              • Người đàn bà trong gia đình thống lí từng bị trói đứng đến chết, người chị dâu của Mị bị chúng bóc lột, đối xử tệ hại đến không còn dáng vẻ ban đầu nữa.
              • Cả A Phủ, từ một chàng trai tự do, chỉ vì cách xử kiện, phạt vạ của chúng mà trở thành con ở. Ngày ngày làm những công việc với vô vàn nguy hiểm, có thể mất mạng bất cứ lúc nào.

              b. Tố cáo và lên án chế độ phong kiến miền núi tàn ác, những hủ tục lạc hậu

              • Bóc lột sức lao động của người dân, đàn áp, coi đồng tiền, tài sản hơn mạng sống của người khác.
              • Chúng bắt Mị làm việc ngày đêm không ngơi nghỉ, để rồi qua năm tháng Mị phải nghĩ rằng “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”.
              • Làm việc quanh năm suốt tháng, liên tục, thậm chí còn không được bằng con trâu con ngựa bởi chúng còn có lúc được nghỉ ngơi, được chăm sóc. Còn Mị, mang tiếng là con dâu, nhưng chẳng khác nào con ở không công cả đời cho nhà thống lí.
              • Khi A Phủ làm mất bò, bò bị hổ tha đi mất, chúng bắt A Phủ tự tay chôn cọc, lấy dây trói mình lại chờ đến khi nào tìm được bò thì thôi. Ai cũng rõ ràng bò đã mất rồi, sao có thể tìm được nữa? Chính điều đó đã thấy rõ rằng chúng cố tình đày đọa, cố tình áp bức, chèn ép người dân lao động.
              • Sử dụng những hủ tục lạc hậu, thủ đoạn độc ác đày đọa con người (cúng trình ma, bắt vợ, xử kiện phạt vạ, cho vay nặng lãi…)
              • Chúng cho người dân vay nặng lãi, dùng cách cúng trình ma để hù dọa người dân, mỗi năm lãi càng thêm nhiều. Điển hình là gia đình Mị. Bố mẹ Mị chỉ vì muốn lấy được nhau mà phải vay nhà thống lí tiền. Món nợ ấy ngày qua ngày sinh lãi, lãi mẹ đẻ lãi con, đến khi mẹ Mị mất đi, bố Mị già rồi vẫn chưa hết. Mỗi năm nhà Mị đều phải trả tiền lãi là một nương ngô. Chính món nợ ấy cùng trò cúng trình ma khiến gia đình Mị không thể nào trốn được, khiến Mị mất đi tự do, bố Mị mất đi đứa con gái duy nhất. Hạnh phúc phải đánh đổi bằng cả cuộc đời, bằng tự do.
              • Vì đánh A Sử – đánh con quan, dẫu cho lí do có chính đáng, ấy nhưng người sai vẫn là A Phủ, phải chịu hình phạt nặng nề và xử kiện một cách oan uổng. Suốt đêm chỉ nghe thấy tiếng mắng chửi, hình ảnh hút thuốc phiện, cứ xong một đợt thuốc là lại đánh A Phủ. Không được thanh minh, không được lên tiếng giải thích, cứ thế bị quy chụp cho cái mũ tội lỗi, nộp 100 đồng bạc trắng phạt vạ. Nhưng A Phủ nào có tiền, lại phải vay nhà thống lí. Và đó là lần đầu tiên A Phủ thấy nhiều tiền tới vậy, có lẽ cũng là lần cuối cùng được chạm tới tự do.


              c. Ca ngợi, nâng niu và trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất của những con người miền núi

              • Vẻ đẹp con người Mị:
                • Xinh đẹp, giỏi giang, tài năng: Một cô gái có nhan sắc, có tài năng. Có tài thổi lá hay như thổi sáo. “Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác.” Người con gái dân tộc Mèo ấy xinh đẹp và tài năng đến mức “trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng”.
                • Một người con hiếu thảo: Khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ, sự phản kháng, ham muốn tự do của cô gái trẻ khiến Mị không ít lần khóc và nghĩ đến cái chết, thậm chí Mị đã có ý định làm thật. Mị hái nắm lá ngón, trốn về nhà gặp bố mình, quỳ úp mặt xuống mà khóc. Ấy vậy nhưng cuối cùng Mị không chết, Mị ném nắm lá ngón đi, bởi Mị nhận ra, mình chết rồi, nợ vẫn còn đó. Mình chết, cha sẽ khổ, sẽ bị bọn tàn ác đó bóc lột, đàn áp, “khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ”.
                • Người lao động chăm chỉ: Mỗi năm nhà Mị đều phải trả cho nhà thống lí một nương ngô. Con số ấy không phải là ít, vậy mà Mị từng có ý định kiên quyết xin cha muốn làm việc trả nợ cho gia đình.Công việc liên tục ập đến với Mị, khiến Mị làm không ngơi tay. Ấy vậy nhưng chưa một lần chậm trễ. Vòng thời gian cứ quay, Mị vẫn cứ liên tục làm việc, hết ngày ngày qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.


              d. Sức sống mãnh liệt tiềm tàng, lòng yêu tự do trong Mị:

              • Khi biết mình sẽ trở thành con dâu gạt nợ, Mị khóc, đêm nào cũng khó, thậm chí còn từng nghĩ đến cái chết.
              • Đêm tình mùa xuân: Với những tác động ngoại cảnh, Mị dần hồi sinh trở lại, từ những giác quan, tiềm thức, kí ức, cho đến khát khao và rồi thôi thúc Mị hành động. Mị thấy rạo rực và bồi hổi, nhẩm thầm theo lời bài hát. Những kí ức ngày còn trẻ, khi còn là cô gái xinh đẹp bao người theo đuổi xuất hiện trước mắt Mị, đem Mị sống quay trở lại trong quá khứ. Rồi, tiếng sáo đưa Mị trở lại với hiện thực, khiến Mị nhận ra rằng mình còn trẻ và khát khao, mong muốn được đi chơi. Chính tiếng sáo đã thôi thúc, thúc giục Mị đứng lên, bỏ thêm mỡ vào đĩa đèn cho sáng và sửa soạn đi chơi. Ngay cả khi bị A Sử trói lại vào cột nhà, tâm hồn Mị vẫn phiêu du theo tiếng sáo ngoài kia, không hề hay biết rằng mình đã bị trói.
              • Đêm đông cởi trói cho A Phủ: Cái vô cảm, lạnh lùng của Mị bị dòng nước mắt của A Phủ đánh tan. Mị nhận ra hoàn cảnh của A Phủ và mình giống nhau, cả hai rồi sẽ chết. Mị đã liều lĩnh hành động, cắt dây cởi trói cho A Phủ. Ngay khi A Phủ chạy đi, Mị nhận ra rằng mình cần phải làm gì. Phía trước chờ đợi Mị là một cuộc đời tự do, hạnh phúc. Mị chạy vụt đi, rằng chỉ có chạy trốn, giải thoát chính mình mới là biện pháp tốt nhất. Sức sống đêm tình mùa xuân ấy đã bùng lên mạnh mẽ trong Mị, thôi thúc thành hành động, khiến Mị đuổi theo A Phủ cùng nhau xuống dưới núi.


              e. Phẩm chất của A Phủ:

              • Khỏe khoắn về thể chất
              • Ngay thẳng, trung thực: Khi thấy A Sử chơi xấu, A Phủ đã không ngần ngại đó là con quan mà né tránh, thẳng thắng tiến tới đòi lại công bằng, đánh A Sử chảy máu.
              • Niềm yêu sống, khao khát tự do: Ngày còn bé, bị bán đi, A Phủ tìm cách trốn thoát. Trong đêm đông, muốn trốn thoát nhưng không thể, bất lực, chàng trai ấy đã rơi nước mắt. Giọt nước mắt trên gò má xám đen ấy chính là khát khao được giải thoát, được trốn khỏi địa ngục nơi đây. Ngay khi Mị vừa cởi trói, A Phủ ngay lập tức chạy đi chẳng hề ngần ngại gì, dứt khoát và kiên quyết.


              3. Đánh giá khái quát

              • Giá trị nhân đạo đã làm sâu sắc hơn thông điệp, ý nghĩa mà nhà văn Tô Hoài muốn gửi gắm tới cuộc đời và bạn đọc.
              • Điểm mới mẻ trong giá trị nhân đạo của ông: Tô Hoài đã mở ra con đường giải thoát, mở lối hướng những người dân ấy tới ánh sáng, tìm được đến tự do của mình, hạnh phúc trong cuộc đời.


              III. Kết bài

              Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm với vị trí của văn bản, tác giả và văn chương nói chung.

              Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ
              Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ
              Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ
              Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ
            3. I. Mở bài

              Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chi tiết "lá ngón".


              II. Thân bài:

              1.Ý nghĩa:

              • Là một vị thuốc cực độc, một loài cây dân gian đặc trưng cho vùng miền núi phía Bắc.
              • Là hình tượng đặc biệt giúp bộc lộ những bước ngoặt cuộc đời của nhân vật chính.


              2.Hình ảnh lá ngón xuất hiện lần thứ nhất

              • Khi Mị bị ép trở thành con dâu gán nợ, để trả mối nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị muốn tự giải thoát khỏi những bi kịch mà bản thân đang phải gánh chịu. => Tự hái cho mình một nắm lá ngón, dự định quay về gặp cha mẹ lần cuối rồi quyên sinh. Chi tiết này cho thấy sự phản kháng mạnh mẽ trong tâm hồn Mị
              • Bản thân Mị tìm đến lá ngón ở đây lại là một biểu hiện rất rõ ràng và mạnh mẽ của lòng khao khát tự do, khao khát hạnh phúc và cuộc sống tươi đẹp.
              • Sau cùng Mị vẫn từ bỏ việc tự giải thoát "Mị ném nắm lá ngón xuống đất" và quay trở lại nhà thống lý Pá Tra, đó lại là một bản lĩnh của Mị, vì lòng hiếu thảo, thương cha già, Mị lại không đành lòng chết.
              • Mị chọn một cách "chết" khác, ấy là sống âm thầm lặng lẽ chịu đựng tất cả những đắng cay tủi nhục.


              3. Lần thứ hai hình ảnh lá ngón xuất hiện

              • "Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi", bản thân cô cũng không còn tưởng đến việc ăn lá ngón để chết đi cho đỡ khổ nữa.
              • Mị đã quen với cái khổ, Mị không còn muốn phản kháng, hay có sức lực để phản kháng.
              • Hình ảnh nắm lá ngón dường như đã phai mờ trong tâm trí Mị, bởi lẽ cô cũng chẳng còn tha thiết gì nữa, đồng nghĩa với việc niềm khao khát tự do, khao khát niềm vui sống đã dần tàn lạnh trong tâm hồn Mị, như một nắm tro lạnh lẽo.

              4. Lần thứ ba

              • Trong đêm tình mùa xuân ấy, tiếng sáo gọi bạn tha thiết, đã khơi dậy trong lòng cô biết bao nhiêu những kỷ niệm tươi đẹp.
              • Một nỗi đau khác trong lòng Mị bị cạy mở ra, cũng là nỗi đớn đau nhất cuộc đời mà Mị phải gánh chịu, Mị bị ép gả cho A Sử hai người sống với nhau mà không hề có một chút tình yêu. Ý định quyên sinh đã chết từ lâu nay lại bùng lên trong lòng Mị.
              • Tâm hồn ham sống, ham hạnh phúc của Mị đã dần thức tỉnh, Mị đã lại cảm thấy đớn đau, lại muốn tự giải thoát cuộc đời mình bằng một cách nào đó.
              • Mị đã nghĩ đến lá ngón bằng một sự phẫn nộ, uất ức đến tận cùng, là sự phản kháng mạnh mẽ, hòng tự cứu bản thân khỏi cái bể khổ mà mình đã phải gánh chịu biết bao nhiêu lâu nay.

              => Đánh dấu sự sống lại của một tâm hồn vốn đã nguội lạnh, không quan tâm chuyện sống chết, từ đó mở ra cho tác phẩm cũng như nhân vật những hướng đi mới, những lối thoát và bước ngoặt mới mang tính quyết định.


              III. Kết bài

              Cảm nghĩ chung

              Dàn ý cảm nhận hình ảnh nắm lá ngón trong Vợ chồng A Phủ
              Dàn ý cảm nhận hình ảnh nắm lá ngón trong Vợ chồng A Phủ
              Dàn ý cảm nhận hình ảnh nắm lá ngón trong Vợ chồng A Phủ
              Dàn ý cảm nhận hình ảnh nắm lá ngón trong Vợ chồng A Phủ
            4. I. Mở bài

              • Tô Hoài rất nhạy cảm với cảnh sinh hoạt, phong tục tập quán của con người các vùng miền, tác phẩm của ông hấp dẫn người đọc bởi vốn hiểu biết sâu sắc.
              • Tiêu biểu cho phong cách của Tô Hoài là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Đặc biệt, hình tượng nhân vật Mị đã trở thành biểu tượng đẹp cho sức sống tiềm tàng của người phụ nữ bị áp bức.


              II. Thân bài

              • Sức sống tiềm tàng là sức sống vốn có của con người nhưng bị hoàn cảnh bên ngoài tác động làm che khuất đi, nhưng luôn thường trực, chờ cơ hội trỗi dậy.


              1. Sức sống vốn có của Mị trước khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra

              • Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
                • Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cung hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”
                • Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.
                • Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.


              2. Sức sống tiềm tàng của Mị bị khuất lấp trong cảnh làm con dâu gạt nợ

              • Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc” , bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói.
              • Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, ... đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay ...không biết là sương hay nắng”.
              • Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khỏ Mị quen rồi”.


              3. Sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy

              • Khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ Mị có ý định tự tử bằng lá ngón, không chấp nhận cuộc sống mất tự do.
              • Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:
                • Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị.
                • Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc.
                • Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do, chấm dứt sự tù đày.
                • Khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.


              • Nhận xét: Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.
              • Trong đêm mùa đông, khi A Phủ bị trói:
                • Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.
                • Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, ... phải chết”.
                • Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ
                • Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.


              Nhận xét: Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.


              III. Kết bài

              • Nêu suy nghĩ về hình tượng nhân vật Mị.
              • Nghệ thuật: ngôn ngữ đậm chất miền núi, lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, miêu tả thành công tâm lí nhân vật và hình ảnh thiên nhiên.
              • Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc: sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, tố cáo lên án bọn thống trị miền núi, bọn thực dân, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng trong mỗi con người Tây Bắc.
              Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
              Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
              Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
              Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị




            Công Ty cổ Phần Toplist
            Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
            Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
            Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
            Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
            Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy