Top 6 Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài hay nhất

Hà Ngô 1402 0 Báo lỗi

Tô Hoài là nhà văn tài ba luôn hấp dẫn người đọc bởi những nét độc đáo trong việc quan sát và diễn tả về những số phận con người miền núi. Tiêu biểu là truyện ... xem thêm...

  1. Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông luôn hấp dẫn người đọc bởi những nét độc đáo trong việc quan sát và diễn tả về những số phận con người miền núi. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” - tác phẩm không chỉ xuất sắc về mặt nội dung mà còn vô cùng thành công về mặt nghệ thuật. Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện là yếu tố quan trọng góp phần đưa “Vợ chồng A Phủ” trở thành một truyện ngắn tiêu biểu cho nền văn học thời kì này.


    Nghệ thuật là hình thức của tác phẩm, là những thứ giúp cho chúng ta cảm nhận được nội dung ý nghĩa bên trong. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trước hết được thể hiện ở nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc. Câu chuyện mở đầu bằng hình ảnh của Mị, về quá khứ, những gì mà Mị đã trải qua. Khi Mị dần trở nên tuyệt vọng, A Phủ bỗng xuất hiện như một người cùng khổ. Hai số phận tưởng như song song mà nay lại giao nhau, bởi những khổ đau họ đã trải qua, bởi sức sống tiềm tàng ẩn giấu bên trong tâm hồn của họ. Họ cùng chạy đi, cùng hướng đến ánh sáng nơi cuối con đường. Thông qua việc xây dựng tình huống truyện mới lạ, tác phẩm đã phơi bày những sự tàn bạo, bất nhân của giai cấp thống trị miền núi. Ngoài ra, tác phẩm còn thể hiện được khát vọng sống, sống một cách đúng nghĩa, sống như một con người của những người lương thiện như Mị và A Phủ.


    Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm còn thể hiện ở việc khắc họa hình tượng nhân vật, đặc biệt là ở phương diện miêu tả tâm lí. Cả hai nhân vật Mị và A Phủ đều thể hiện những nét tính cách của người dân lao động miền núi. Mị được miêu tả với sự lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục nhưng ẩn trong đó là sức sống tiềm tàng, khao khát được tự do và hạnh phúc. A Phủ thì lại gan góc, chất phác,... Để miêu tả hai nhân vật này, tác giả đã chọn những điểm nhìn khác nhau, từ đó hình thành nên những tính cách khác nhau. Ở Mị, tác giả nhấn mạnh vào những khoảnh khắc Mị suy tưởng, Mị nghĩ đến quá khứ, hiện tại, tương lai. “Cứ uống ực từng bát. Rồi say. Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn những người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước.” Niềm vui ấy khiến Mị ý thức được rằng “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.” Điều đó thể hiện được khát khao tự do của cô, khát khao tự do giữa hiện thực đau đớn. Để rồi cô tủi thân, khi nhớ lại rằng mình đang có một cuộc sống bất hạnh: “A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau.” Mị chợt muốn chết, mà muốn chết tức là cô đã nhận ra trong tư tưởng của mình có sự phản kháng, cô không còn muốn sống kiếp sống này nữa. Những suy ngẫm của Mị giúp chúng ta nhận ra một tâm hồn đẹp đẽ đang chết dần chết mòn, một sức sống mãnh liệt đang trỗi dậy mạnh mẽ. Còn ở A Phủ, tác giả nhấn mạnh vào hành động, để thấy được những vẻ đẹp của một người con trai vùng cao. A Phủ là một người yêu chính nghĩa. Bất bình trước sự lộng quyền của A Sử, dẫu biết đó là con quan, A Phủ vẫn “chạy vụt ra, vung tay ném con quay vào mặt A Phủ”, “xộc tới, nắm cái vòng cổ, kẹp dập đầu xuống, xé vai áo đánh tới tấp”. Đó là sự phẫn nộ trước những cảnh bất công, phi lí cho cuộc đời, cho thấy được sự gan góc của A Phủ.Ngoài ra, có một chi tiết cho thấy được niềm khát khao được sống của anh, đó là vào lúc Mị cắt dây trói cho anh. Sau nhiều đêm bị trói, bị hành hạ, A Phủ đã quỵ xuống. Nhưng tình yêu cuộc sống đã khiến anh vùng dậy và chạy đi. Những bước chạy của anh là bước chạy của sự đấu tranh, của sự phấn đấu vươn đến tự do, giải phóng chính mình.


    Một trong những thành công về nghệ thuật của tác phẩm, còn là việc tái hiện lối sống động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc. Toàn bộ khung cảnh núi rừng Tây Bắc dưới ngòi bút của nhà văn trở nên tươi đẹp, hiền hòa. Con người hòa vào thiên nhiên trong những hội xuân tưng bừng. Thiên nhiên đi vào cuộc sống, tràn ngập trong từng bước chân, từng tiếng hát. “Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi và cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.” Điều đó là nhờ cách kể chuyện giàu chất thơ và chất tạo hình của tác giả. Khung cảnh núi rừng hiện ra đầy thơ mộng, dịu dàng.


    Nét đẹp phong tục văn hóa của người dân tộc vùng cao cũng được tập trung khắc họa đậm nét. Con người khát khao được sống, được yêu, được ca hát giữa núi rừng và ánh trăng, “Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách”, đó còn là “Những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.”


    Có thể nói, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đó là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật. Từ giá trị nghệ thuật ấy, chúng ta có thể hiểu hơn về giá trị nhân đạo sâu sắc được gửi gắm trong tác phẩm: sự lên án tội ác của bọn thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động vùng cao Tây Bắc. Nhờ những giá trị ấy, mà tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” vẫn luôn có sức sống bền bỉ trong tâm hồn những người yêu văn chương .

    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 1
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 1
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 1
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 1

  2. Truyện Vợ chồng A Phủ đã rất thành công khi miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi. Mị và A Phủ là điển hình cho những số phận khổ đau bị thần quyền và cường quyền ràng buộc, bóc lột, áp bức đến cùng kiệt.


    Truyện còn phơi bày bản chất tàn bạo, bất nhân của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi. Cha con thống lí Pá Tra là đại điện tiêu biểu cho sức mạnh ấy. Chúng xem con người như những công cụ làm việc, như con thú được nuôi trong nhà. Chúng mặc sức hành hạ, đánh đập khi cảm thấy bực bội hoặc để làm trò vui mỗi khi chúng muốn.


    Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc cũng được miêu tả sâu sắc bằng tấm lòng trân trọng của nhà văn. Toàn bộ khung cảnh núi rừng Tây Bắc dưới ngòi bút của nhà văn trở nên tươi đẹp, hiền hòa như muốn che chở cho con người. Con người hòa vào thiên nhiên trong những hội xuân tưng bừng. Thiên nhiên đi vào cuộc sống, tràn ngập trong từng bước chân, từng tiếng hát. Mỗi lá cây, mỗi ngọn cỏ đều rưng rức sự sống, trở thành một phần trong tâm hồn những con người bình dị, chất phác.


    Nét đẹp phong tục văn hóa của người dân tộc vùng cao cũng được tập trung khắc họa đậm nét. Dù trong đói khổ, bị áp bức tinh thần nhưng con người vẫn luôn khát khao được sống, được yêu, được ca hát giữa núi rừng và ánh trăng. Tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết. Tiếng khen lá réo rắt gọi mời thổn thức nơi đầu non cuối bãi mãi là ấn tượng đẹp không thể quên trong lòng người đọc.


    Vợ chồng A Phủ còn là bài ca ca ngợi và khẳng định mạnh mẽ niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc. Trong vô thức, Mị vẫn muốn đi chơi dẫu đang bị trói và những cơn đau hành hạ. Dù không còn muốn sống nữa nhưng Mị vẫn muốn cứu A Phủ, muốn người khác được sống. Và khi thức ngộ được hoàn cảnh, Mị đã tự tìm lấy con đường sống cho chính mình.


    Truyện còn thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với thân phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi, lên tiếng phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người. Thông qua câu chuyện, nhà văn đã chỉ ra cho người dân miền núi Tây Bắc nói riêng, những số phận khổ đau nói chung con đường tự giải thoát khỏi những bất công, con đường làm chủ vận mệnh của mình.


    Từ trong tuyệt vọng, họ đã tìm thấy con đường sáng, con đường đi đến tương lai dù biết rằng phía trước vẫn còn muôn vàn trắc trở. Mị và A Phủ đã cùng đến Hồng Ngài. Họ bắt đầu xây dựng cuộc sống mới với niềm tin tưởng lớn lao. Họ còn được giác ngộ lí tưởng Cách mạng và tham gia giải phóng bản làng ra khỏi sự áp bức của thực dân và cường quyền miền núi. Họ thực sự đã tìm thấy con đường sống đích thực cho mình và cho nhiều người khác.


    Tô Hoài đã rất thành công khi lựa chọn cách kể chuyện điềm tĩnh, chắc chắn, lối cuốn, đầy bất ngờ. Cách giới thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng. Cách dẫn dắt tình tiết khéo làm cho mạch truyện phát triển và vận động liên tục, biến đổi hấp dẫn mà không rối, không trùng lặp. Các nhân vật lần lượt xuất hiện trong hoàn cảnh của họ, mạnh mẽ, đầy sức sống. Họ bước vào câu chuyện và tạo lập nên các tình huống gây cấn, thu hút người đọc.


    Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc và đầy sáng tạo. Lối văn giàu tính tạo hình, thấm đẫm chất thơ. Hình tượng nhân vật nổi bậc lên với những đặc điểm điển hình ở họ. Mị xinh đẹp nhưng buồn bã. Một nỗi buồn triền miên, dai dẳng, có sức hủy hoại lớn. A Phủ khỏe khoắn, lực lưỡng, tài năng, hứa hẹn một cuộc đời đẹp đẽ. Nhưng hoàn cảnh khắc nghiệt đã khiến cho anh mất dần sức trai trẻ.


    Nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế và phát triển tính cách nhân vật hợp lí. Nhà văn ít tả hành động mà chủ yếu khắc họa nội tâm. Nhiều khi mới chỉ là các ý nghĩ chập chờn trong tiềm thức nhân vật. Nhân vật chủ yếu sống bằng thế giới nội tâm. Các xung đột cũng thầm kín diễn ra, âm thầm mà mạnh mẽ. Đặc biệt là ở nhân Mị.


    Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc. Cảnh thiên nhiên thơ mộng của núi rừng Tây Bắc được miêu tả bằng ngôn ngữ giàu chất thơ và chất tạo hình (cảnh mùa xuân về trên núi Hồng Ngài). Đời sống lao động và văn hóa của người miền núi với những nét sinh hoạt phong tục riêng, sinh động. Từ cảnh đêm tình mùa xuân đầy luyến lưu đến cảnh cúng trình ma oan nghiệt được miêu tả tỉ mỉ. Kể cả cảnh xử kiện cũng được trình bày một cách rõ ràng. tất cả phơi bày trước mắt người động hết sức sinh động như cuộc sống đang diễn ra.


    Tác phẩm đặt ra vấn đề số phận con người miền núi trước và sau Cách mạng. Những con người dưới đáy xã hội, những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề về nhân phẩm. Giải quyết vấn đề số phận con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, đưa họ đến với ánh sáng cách mạng và mở ra cho họ một cuộc sống mới.

    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 2
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 2
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 2
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 2
  3. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hòa đã rất thành công khi miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi. Mị và A Phủ là điển hình cho những số phận khổ đau bị thần quyền và cường quyền ràng buộc, bóc lột, áp bức đến cùng kiệt.


    Vợ chồng A Phủ đã phơi bày bản chất tàn bạo, bất nhân của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi. Cha con thống lí Pá Tra là đại diện tiêu biểu cho sức mạnh ấy. Chúng xem con người như những công cụ làm việc, như con thú được nuôi trong nhà. Chúng mặc sức hành hạ, đánh đập khi cảm thấy bực bội hoặc để làm trò vui mỗi khi chúng muốn.


    A Phủ được giới thiệu là một người mồ côi, một thân một mình, bị bán xuống đồng tháp, trốn trở lại đồng cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ nhỏ, A Phủ đã gan bướng, dũng cảm. Chàng trai lao động giỏi, không ngại những việc nặng nhọc, nguy hiểm, là niềm mơ ước của bao cô gái. Tuy vậy, A Phủ vẫn đi chơi ngày tết, mơ ước tìm bạn kết đôi. Cho thấy đây là một chàng trai khao khát hạnh phúc và tình yêu. A Phủ như đứa con, như cánh chim của núi rừng Tây Bắc. Nhân vật A Phủ bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh qua vụ xử kiện vô lý của gia đình nhà thống lí Pá Tra. Từ vụ xử kiện này, A Phủ từ một chàng trai tự do yêu đời trở thành một nô lệ tàn đời mãn kiếp cho nhà thống lí. Nguyên nhân cũng chính vì A Phủ dám cả gan đánh A Sử. Trong cảnh A Phủ đánh nhau với A Sử, Tô Hoài đã sử dụng một loạt động từ mạnh: chạy vụt ra, vung tay, ném, xốc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé áo, đánh tới tấp. Đọc đoạn văn này, người đọc có cảm tưởng được chứng kiến một cách đầy hả hê trận đòn của chàng trai nghèo trừng trị đám con quan cậy quyền, cậy thế.


    Tuy vậy, tất cả những mơ ước khát vọng đó đã chấm dứt khi chàng trở thành nô lệ của nhà thống lí. Bản án trong phiên xử kiện này: A Phủ ban đầu bị buộc tội chết rồi lại được tha. Với thống lí Pá Tra, A Phủ sống để làm việc trả nợ (nộp vạ 100 đồng bạc trắng). Chàng trai yêu tự do ngày nào bị biến thành con nợ truyền kiếp. Tuy sự việc khác nhau nhưng cách thức bị bó buộc và hành hạ về thể xác và tinh thần của hai nhân vật vốn không liên quan là Mị và A Phủ đều giống nhau. Đó là cách bọn cầm quyền, thống trị ở các địa phương đày đọa người dân trước khi được Cách mạng giải phóng. A Phủ bị bắt làm các công việc nặng nhọc nguy hiểm, trở thành nô lệ không công do món nợ không biết đến ngày nào mới trả hết. A Phủ cũng không dám nghĩ đến việc trốn do quyền lực khủng khiếp của nhà thống lí Pá Tra. Dù làm việc vất vả, khổ cực nhưng chỉ cần một sai lầm cũng khiến A Phủ phải chịu tội. Tai họa ập đến với A Phủ khi lỡ để hổ ăn mất một con bò. A Phủ bị trói vào cọc. Tính mạng của con người bị rẻ rúng chưa bằng một con vật. Nhà thống lí mất một con bò, nhưng A Phủ lại phải trả giá bằng mạng sống của mình. Đó là một hành động dã man, mất nhân tính của bọn thống trị, coi thường mạng sống của người lao động chân chính. Nhưng cũng chính từ sự bất hạnh này đã đem đến cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và cảm xúc cho A Phủ và Mị.


    Một trong những thành công về nghệ thuật của tác phẩm, còn là việc tái hiện lối sống động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc. Toàn bộ khung cảnh núi rừng Tây Bắc dưới ngòi bút của nhà văn trở nên tươi đẹp, hiền hòa. Con người hòa vào thiên nhiên trong những hội xuân tưng bừng. Thiên nhiên đi vào cuộc sống, tràn ngập trong từng bước chân, từng tiếng hát. “Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi và cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.” Điều đó là nhờ cách kể chuyện giàu chất thơ và chất tạo hình của tác giả. Khung cảnh núi rừng hiện ra đầy thơ mộng, dịu dàng.


    Nét đẹp phong tục văn hóa của người dân tộc vùng cao cũng được tập trung khắc họa đậm nét. Con người khát khao được sống, được yêu, được ca hát giữa núi rừng và ánh trăng, “Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách”, đó còn là “Những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”.


    Tính cách của Mị cũng như A Phủ được nhà văn thể hiện rất độc đáo, mang phẩm chất tiêu biểu của người Mông: âm thầm mà mãnh liệt; mộc mạc, đơn sơ mà dữ dội khôn lường. Và trên hết là lối sống phóng khoáng, tự do, hồn nhiên đầy bản lĩnh của họ. Những phẩm chất này khiến người Mông mang một sinh lực dồi dào, họ có đủ sức mạnh để vượt qua bất cứ sự áp bức, đè nén nào.


    Tóm lại, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ra đời đã hơn nửa thế kỉ, nhưng cho đến nay nó vẫn nguyên vẹn giá trị và sức hút đối với nhiều thế hệ bạn đọc trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm và trong quan sát những nét lạ về phong tục tập quán, cá tính người Mông cùng lối trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế giàu chất thơ và đậm màu sắc dân tộc. Tác phẩm cung cấp cho người đọc nhiều tri thức lạ về vùng cao Tây Bắc trong quá khứ và hiện tại.

    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 3
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 3
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 3
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 3
  4. Tô Hoài là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn với bút lực dồi dào. Không chỉ nổi tiếng với tác phẩm viết cho thiếu nhi “Dế mèn phiêu lưu kí” mà các tác phẩm của ông còn mang đậm nét văn hóa, lối sống, nếp cảm nếp nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Tiểu biểu là tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ”. Trong tác phẩm, ngoài giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật cũng khiến người đọc rất ấn tượng.


    Trước tiên, tác phẩm đã thể hiện được cốt truyện mạch lạc, hướng tới thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Xoay quanh câu chuyện về cuộc đời của hai vợ chồng Mị và A Phủ. Từ những người lao động chân chính trở thành nô lệ của giai cấp cầm quyền, họ đã được giác ngộ Cách mạng, đứng lên chiến đấu để bảo vệ hạnh phúc của chính mình và đồng bào.

    Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc cũng được miêu tả sâu sắc bằng tấm lòng trân trọng của nhà văn. Toàn bộ khung cảnh núi rừng Tây Bắc dưới ngòi bút của nhà văn trở nên tươi đẹp, hiền hòa như muốn che chở cho con người. Con người hòa vào thiên nhiên trong những hội xuân tưng bừng. Thiên nhiên đi vào cuộc sống, tràn ngập trong từng bước chân, từng tiếng hát. Mỗi lá cây, mỗi ngọn cỏ đều rưng rức sự sống, trở thành một phần trong tâm hồn những con người bình dị, chất phác.


    Nét đẹp phong tục văn hóa của người dân tộc vùng cao cũng được tập trung khắc họa đậm nét. Dù trong đói khổ, bị áp bức tinh thần nhưng con người vẫn luôn khát khao được sống, được yêu, được ca hát giữa núi rừng và ánh trăng. Tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết. Tiếng khèn lá réo rắt gọi mời thổn thức nơi đầu non cuối bãi mãi là ấn tượng đẹp không thể quên trong lòng người đọc.


    Vợ chồng A Phủ còn là bài ca ca ngợi và khẳng định mạnh mẽ niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc. Trong vô thức, Mị vẫn muốn đi chơi dẫu đang bị trói và những cơn đau hành hạ. Dù không còn muốn sống nữa nhưng Mị vẫn muốn cứu A Phủ, muốn người khác được sống. Và khi thức ngộ được hoàn cảnh, Mị đã tự tìm lấy con đường sống cho chính mình.


    Không chỉ vậy, giá trị nghệ thuật của tác phẩm còn được thể hiện những trang văn của tác giả thấm đẫm chất thơ. Từ phong cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc đến cảnh sinh hoạt, những phong tục của người miền núi và cả tâm hồn của con người Tây Bắc khát khao tự do và tình yêu “Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên các nhà kho. Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đốt những những lều quanh nương để sưởi lửa. ở Hồng Ngài, người ta thành lệ, cứ ăn tết thì gặt hái vừa đoạn, không kể ngày tháng. ¡n tết thì gặt hái vừa đoạn, không kể ngày tháng. ăn tết thế cho kịp mưa xuân xuống, đi vỡ nương mới.”, “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, rét càng dữ. Nhưng trong các làng Mông Ðỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xoè như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện nở trắng lại nở màu đỏ hau, đỏ thẫm, rồi nở màu tím man mát. Ðám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”.

    Có thể nói, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đó là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật. Từ giá trị nghệ thuật ấy, chúng ta có thể hiểu hơn về giá trị nhân đạo sâu sắc được gửi gắm trong tác phẩm: sự lên án tội ác của bọn thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động vùng cao Tây Bắc. Nhờ những giá trị ấy, mà tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” vẫn luôn có sức sống bền bỉ trong tâm hồn những người yêu văn chương.

    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 4
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 4
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 4
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 4
  5. Tô Hoài là nhà văn lón trong văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng trên đất nước. Văn của ông hấp dẫn bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ vựng giàu có và cách sử dụng đắc địa, tài ba.


    Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài được viết năm 1953, in trong tập Truyện Tây Bắc, cho đến nay hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, nhưng vẫn nguyên vẹn giá trị và sức thu hút với người đọc bởi những đặc sắc nghệ thuật của nó.


    Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ không chỉ đem lại cho người đọc giá trị thẩm mĩ về nội dung mà đặc sắc hơn là nghệ thuật viết truyện của Tô Hoài. Với lối kể truyện lôi cuốn, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế; với cách dựng cảnh sinh động, gợi cảm; vối ngôn ngữ giàu chất thơ, chất tạo hình, Tô Hoài đã đem đên cho người đọc những trang văn hấp dẫn và vốn hiểu biết văn hoá sâu rộng về con người và đòi sông các dân tộc vùng cao Tây Bắc. Trong truyện cái đầu tiên phải kể đến đó là thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.


    Tô Hoài đã xây dựng nhân vật Mị, nhà văn sử dụng thủ pháp tương phản, miêu tả những mâu thuẫn giữa hoàn cảnh và số phận; giữa ngoại hình với nội tâm và sự phát triển tính cách của nhân vật đạt tới mức biện chứng. Điều đó được thể hiện rất rõ qua hai tình huống: Trong đêm tình mùa xuân và trong đêm đông Mị cắt dây trói cứu A Phủ.

    Mị từ một cô gái hồn nhiên, yêu đời, hạnh phúc bỗng chốc thành người bất hạnh, thân nô lệ, mất tự do, phải sống với người không yêu, làm việc quần quật suốt ngày, bị áp chế về tinh thần, bị đánh đập, ngược đãi. Tâm hồn, tinh thần Mị bị tê liệt, cam chịu. Mị sống như cái xác không hồn, lầm lũi như con rùa trong xó cửa, bị giam trong căn buồng u tối như địa ngục trần gian… tưởng như không bao giờ thoát ra được.

    Đêm tình mùa xuân trở về trên rẻo cao, tiếng sáo gọi bạn và hơi men đã làm thức tỉnh tâm hồn yêu sống và khát vọng tự do của Mị. Mị muốn đi chơi xuân nhưng lần ấy, Mị đã bị A sử trói đứng vào cột nhà trong căn buồng u tối, giá lạnh. Vòng dây tàn bạo xiết chặt thể xác nhưng tinh thần Mị vẫn cứ mộng du theo tiếng sáo. Hơi men và tiếng sáo nâng đỡ tâm hồn Mị… Song Mị lại bị rơi vào tình trạng bi đát, vô vọng trầm trọng hơn.


    Nếu ở đêm tình mùa xuân Mị chưa thực hiện được khát vọng tự do của mình thì phải đến đêm mùa đông năm sau, Mị mới có hành động đột biến, quyết liệt để thay đổi số phận. Mị cắt dây trói cứu A Phủ, giải phóng cho cả hai người khỏi ách kìm kẹp, khổ đau, mở ra một trang đời mới. Do đó, số phận và tâm lí của Mị được nhà văn phác hoạ như một “hình sin”, mỗi khi “đồ thị” đi xuống là để tạo sức nén cho nhân vật lần sau vút cao hơn và giành chiến thắng.

    A Phủ cũng được nhà văn thể hiện sống động và chân thực vối những nét tính cách đặc trưng của người dân lao động miền núi. Nếu Mị là nhân vật tâm trạng thì A Phủ lại được xây dựng là nhân vật hành động. Hành động của A Phủ thể hiện sự táo bạo, gan góc, tự do, dũng mãnh nhưng cũng rất cam chịu và hiền lành. A Phủ bị áp bức tàn bạo nhưng trong anh luôn tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng mãnh liệt, dữ dội. Đó là những phẩm chất tốt để sau này họ có thể tự đứng lên giải phóng đời mình.

    Nghệ thuật xây dựng tính cách của Mị cũng như A Phủ được nhà văn thể hiện rất độc đáo, mang phẩm chất tiêu biểu của người Mông: âm thầm mà mãnh liệt; mộc mạc, đơn sơ mà dữ dội khôn lường. Và trên hết là lối sống phóng khoáng, tự do, hồn nhiên đầy bản lĩnh của họ. Những phẩm chất này khiến người Mông mang một sinh lực dồi dào, họ có đủ sức mạnh để vượt qua bất cứ sự áp bức, đè nén nào.


    Để tạo ra một câu truyện hay, thì không thể thiếu nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn. Mở đầu như một câu chuyện cổ tích nhưng lại là một mảnh đời, một số phận hiện thực. Cách kể đan xen giữa quá khứ và hiện tại; giữa kể và tả. Đặc biệt là cách dựng cảnh, tạo không khí rất đặc sắc như cảnh A sử hành hạ Mị trong đêm tình mùa xuân; cảnh A Phủ đánh A Sử; cảnh xử kiện A Phủ…

    Cách mà nhà văn miêu tả cảnh trí, nếp sống sinh hoạt, phong tục tập quán cũng thật độc đáo, mang phong vi đặc trưng của vùng Tây Bắc như tục cướp vợ, tục lễ cúng trình ma, tục xử kiện, ốp đồng,… chứng tỏ nhà văn rất am hiểu về một vùng đất mà nhà văn gắn bó, yêu mến. Ông áp dụng linh hoạt vốn ngôn ngữ phong phú, giàu tính tao hình, giàu chất thơ và sáng tạo.


    Tóm lại, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ra đời đã hơn nửa thế kỉ, nhưng cho đến nay nó vẫn nguyên vẹn giá trị và sức hút đối với nhiều thế hệ bạn đọc trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm và trong quan sát những nét lạ về phong tục tập quán, cá tính người Mông cùng lối trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế giàu chất thơ và đậm màu sắc dân tộc. Tác phẩm cung cấp cho người đọc nhiều tri thức lạ về vùng cao Tây Bắc trong quá khứ và hiện tại.

    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 5
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 5
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 5
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 5
  6. Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ở Tô Hoài - ông luôn hấp dẫn người đọc bởi những nét độc đáo trong việc quan sát và diễn tả về những số phận con người miền núi. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” – tác phẩm không chỉ xuất sắc về mặt nội dung mà còn vô cùng thành công về mặt nghệ thuật. Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện là yếu tố quan trọng góp phần đưa “Vợ chồng A Phủ” trở thành một truyện ngắn tiêu biểu cho nền văn học thời kì này.


    Nghệ thuật là hình thức của tác phẩm, là những thứ giúp cho chúng ta cảm nhận được nội dung ý nghĩa bên trong. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trước hết được thể hiện ở nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc. Câu chuyện mở đầu bằng hình ảnh của Mị, về quá khứ, những gì mà Mị đã trải qua. Khi Mị dần trở nên tuyệt vọng, A Phủ bỗng xuất hiện như một người cùng khổ. Hai số phận tưởng như song song mà nay lại giao nhau, bởi những khổ đau họ đã trải qua, bởi sức sống tiềm tàng ẩn giấu bên trong tâm hồn của họ. Họ cùng chạy đi, cùng hướng đến ánh sáng nơi cuối con đường. Thông qua việc xây dựng tình huống truyện mới lạ, tác phẩm đã phơi bày những sự tàn bạo, bất nhân của giai cấp thống trị miền núi. Ngoài ra, tác phẩm còn thể hiện được khát vọng sống, sống một cách đúng nghĩa, sống như một con người của những người lương thiện như Mị và A Phủ.


    Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm còn thể hiện ở việc khắc họa hình tượng nhân vật, đặc biệt là ở phương diện miêu tả tâm lí. Cả hai nhân vật Mị và A Phủ đều thể hiện những nét tính cách của người dân lao động miền núi. Mị được miêu tả với sự lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục nhưng ẩn trong đó là sức sống tiềm tàng, khao khát được tự do và hạnh phúc. A Phủ thì lại gan góc, chất phác,… Để miêu tả hai nhân vật này, tác giả đã chọn những điểm nhìn khác nhau, từ đó hình thành nên những tính cách khác nhau. Ở Mị, tác giả nhấn mạnh vào những khoảnh khắc Mị suy tưởng, Mị nghĩ đến quá khứ, hiện tại, tương lai. “Cứ uống ực từng bát. Rồi say. Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn những người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước.” Niềm vui ấy khiến Mị ý thức được rằng “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.” Điều đó thể hiện được khát khao tự do của cô, khát khao tự do giữa hiện thực đau đớn. Để rồi cô tủi thân, khi nhớ lại rằng mình đang có một cuộc sống bất hạnh: “A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau.” Mị chợt muốn chết, mà muốn chết tức là cô đã nhận ra trong tư tưởng của mình có sự phản kháng, cô không còn muốn sống kiếp sống này nữa. Những suy ngẫm của Mị giúp chúng ta nhận ra một tâm hồn đẹp đẽ đang chết dần chết mòn, một sức sống mãnh liệt đang trỗi dậy mạnh mẽ. Còn ở A Phủ, tác giả nhấn mạnh vào hành động, để thấy được những vẻ đẹp của một người con trai vùng cao. A Phủ là một người yêu chính nghĩa. Bất bình trước sự lộng quyền của A Sử, dẫu biết đó là con quan, A Phủ vẫn “chạy vụt ra, vung tay ném con quay vào mặt A Phủ”, “xộc tới, nắm cái vòng cổ, kẹp dập đầu xuống, xé vai áo đánh tới tấp”. Đó là sự phẫn nộ trước những cảnh bất công, phi lý cho cuộc đời, cho thấy được sự gan góc của A Phủ.Ngoài ra, có một chi tiết cho thấy được niềm khát khao được sống của anh, đó là vào lúc Mị cắt dây trói cho anh. Sau nhiều đêm bị trói, bị hành hạ, A Phủ đã quỵ xuống. Nhưng tình yêu cuộc sống đã khiến anh vùng dậy và chạy đi. Những bước chạy của anh là bước chạy của sự đấu tranh, của sự phấn đấu vươn đến tự do, giải phóng chính mình.

    Một trong những thành công về nghệ thuật của tác phẩm, còn là việc tái hiện lối sống động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc. Toàn bộ khung cảnh núi rừng Tây Bắc dưới ngòi bút của nhà văn trở nên tươi đẹp, hiền hòa. Con người hòa vào thiên nhiên trong những hội xuân tưng bừng. Thiên nhiên đi vào cuộc sống, tràn ngập trong từng bước chân, từng tiếng hát. “Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi và cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.” Điều đó là nhờ cách kể chuyện giàu chất thơ và chất tạo hình của tác giả. Khung cảnh núi rừng hiện ra đầy thơ mộng, dịu dàng.

    Nét đẹp phong tục văn hóa của người dân tộc vùng cao cũng được tập trung khắc họa đậm nét. Con người khát khao được sống, được yêu, được ca hát giữa núi rừng và ánh trăng, “Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách”, đó còn là “Những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.”

    Có thể nói, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đó là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật. Từ giá trị nghệ thuật ấy, chúng ta có thể hiểu hơn về giá trị nhân đạo sâu sắc được gửi gắm trong tác phẩm: sự lên án tội ác của bọn thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động vùng cao Tây Bắc. Nhờ những giá trị ấy, mà tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” vẫn luôn có sức sống bền bỉ trong tâm hồn những người yêu văn chương.

    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 6
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 6
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 6
    Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài số 6




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy