Top 9 Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài (lớp 12) hay nhất

Bình An 165 0 Báo lỗi

Trong “Vợ chồng A Phủ”, ngoài nhân vật chính làm hình tượng trung tâm, sự thành công của tác phẩm còn là khả năng xây dựng những chi tiết “biết nói” của Tô ... xem thêm...

  1. Trong nền văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn trước và sau cách mạng thực sự đã xuất hiện rất nhiều những ngòi bút tài năng làm rực sáng cả nền văn học của dân tộc. Các tác phẩm gắn liền với một thời đại đau thương, khốn khổ của dân tộc, đặc biệt là nhấn mạnh vào sự bất hạnh, cùng cực của những người nông dân, trí thức nghèo khổ đương thời với vòng xoáy bi kịch cuộc đời tàn khốc. Có thể kể đến những tác phẩm nổi tiếng như Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay Vợ Nhặt của Kim Lân,... Đến với Tô Hoài, một tác giả tài năng với gia tài sáng tác đồ sộ trên nhiều thể loại, với những đối tượng độc giả khác nhau, ông cũng góp vào nền văn chương Việt Nam một số những tác phẩm phản ánh hiện thực đất nước những năm còn kháng chiến, tiêu biểu nhất ấy là tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Một tác phẩm đã nêu lên rất số phận bất hạnh của những con người thấp cổ bé họng ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt là thân phận đớn đau của người phụ nữ dưới ách áp bức của cả thần quyền và cường quyền. Trong đó xoay quanh cuộc đời đầy bi kịch của nhân vật Mị, nắm lá ngón đã ba lần xuất hiện trong cuộc đời cô, với những ý nghĩa đánh dấu từng bước ngoặt của cuộc đời người phụ nữ này tựa như một "nhãn tự" đặc biệt cho tác phẩm.


    Có lẽ rằng bản thân chúng ta cũng đã đôi lần được nghe về thứ lá "đoạn trường" tên là lá ngón mà người dân miền núi vẫn thường truyền tai nhau về mức độ độc của chúng, khi mà chỉ cần một nắm nhỏ, con người ta có thể dễ dàng kết thúc cuộc đời mình. Đó là một vị thuốc cực độc, một loài cây dân gian đặc trưng cho vùng miền núi phía Bắc, đặc trưng cho nền văn hóa của các dân tộc nơi đây. Việc đưa hình ảnh nắm lá ngón vào tác phẩm, chưa xét đến những ý nghĩa sâu xa, mà ban đầu bản thân nó đã có tác dụng tô đậm thêm phong vị, âm hưởng núi rừng Tây Bắc cho tác phẩm, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.


    Trong tác phẩm nắm lá ngón đã xuất hiện đến ba lần, thông qua hành động và suy nghĩ của nhân vật Mị. Lần đầu tiên ấy là khi Mị phát hiện mình bị cướp về nhà thống lý Pá Tra, bị ép trở thành con dâu gán nợ, để trả mối nợ truyền kiếp của cha mẹ, nỗi đau khổ cùng cực khi bị ép lấy người mình không yêu, phải rời xa gia đình, từ bỏ tình yêu, đặc biệt, mất đi cuộc sống tự do khiến Mị không thể chịu nổi. Trước những đớn đau như vậy, Mị đã khóc suốt mấy tháng trời, cuối cùng cô bỏ trốn về nhà, trong lòng cô gái trẻ lúc này là sự tuyệt vọng khôn cùng, cô muốn buông bỏ tất cả, muốn kết thúc sinh mạng của mình để tự giải thoát khỏi những bi kịch mà bản thân đang phải gánh chịu. Chính vậy nên, trên đường đi khi băng qua rừng, Mị đã tự hái cho mình một nắm lá ngón, dự định quay về gặp cha mẹ lần cuối rồi quyên sinh. Điều ấy cho thấy sự phản kháng mạnh mẽ trong tâm hồn Mị, khi phải chịu cảnh sống đày đọa, thì chi bằng chết đi để tự giải thoát cho bản thân khỏi những dằn vặt cả về thể xác lẫn tinh thần, kết thúc tất cả những bi kịch khủng khiếp mà cô không đáng phải gánh chịu. Có thể rằng đây là một lối giải thoát kiểu cực đoan, giống như cái cách mà Chí Phèo đã dùng dao tự tử, thế nhưng xét thật kỹ lại, Mị làm gì có lựa chọn nào khác, khi sống mà chẳng khác nào đã chết rồi, thậm chí còn chẳng sung sướng bằng chết đi, bởi chết là hết, còn sống là còn phải chịu đựng.


    Tìm đến cái chết chính là sự phản kháng bị động duy nhất mà Mị có thể làm lúc bế tắc như này. Sự xuất hiện của nắm lá ngón, đã phản ánh gay gắt sự tàn bạo của chế độ phong kiến cường quyền và thần quyền tàn ác đã bức ép một cô gái lương thiện, yếu đuối như Mị phải tìm đến cái chết. Cũng đồng thời phản ánh đời sống thống khổ, đầy bi kịch và đắng cay đến tột cùng của nhân dân ta trước ngày giải phóng như việc ăn phải nắm lá ngón, rồi quằn quại đợi đến lúc kết thúc cuộc đời tối tăm. Trong khi ấy bản thân Mị tìm đến lá ngón ở đây lại là một biểu hiện rất rõ ràng và mạnh mẽ của lòng khao khát tự do, khao khát hạnh phúc và cuộc sống tươi đẹp. Cô ý thức rất rõ ràng những quyền ấy của mình, thế ngay khi gần như vĩnh viễn bị tước đi nó cô đã không còn tha thiết gì việc sống nữa, bởi không còn tự do, phải sống với kẻ mình không yêu, và một cuộc đời nô lệ thì còn khổ hơn là chết. Thế nhưng cuối cùng Mị vẫn sống, Mị vẫn từ bỏ việc tự giải thoát "Mị ném nắm lá ngón xuống đất" và quay trở lại nhà thống lý Pá Tra. Thực sự đó lại là một bản lĩnh của Mị, Mị có thể dễ dàng chết đi, thế nhưng vì lòng hiếu thảo, thương cha già, Mị lại không đành lòng chết, bởi Mị chết là hết, nhưng món nợ của cha vẫn còn đó, nó sẽ còn hành hạ cha Mị dài lâu. Chính vì vậy cô gái ấy đã chọn một cách "chết" khác, ấy là sống âm thầm lặng lẽ chịu đựng tất cả những đắng cay tủi nhục như một cỗ máy lao động biết nói, không còn thiết tha gì đến cuộc đời nữa. Mị sống không phải vì ham sống, mà căn bản chỉ là một sự tồn tại, một sự trả món nợ truyền kiếp, tận hiếu.


    Lần thứ hai hình ảnh lá ngón xuất hiện ấy là khi Mị đã ở trong nhà thống lý được vài năm, lúc này đây sự đau khổ, bất hạnh tột bậc đã hoàn toàn làm chai sạn đi cái tâm hồn trong sáng của Mị. Đến độ "ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi", rồi thì cô còn tự ý thức được rằng "Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày". Nghe thật đắng cay chua xót. Thế nhưng dẫu khổ cực đến tận cùng như thế, bố Mị cũng mất rồi, nhưng lúc này bản thân cô cũng không còn tưởng đến việc ăn lá ngón để chết đi cho đỡ khổ nữa. Điều đó không chỉ đơn thuần là bản thân Mị đã quen với cái khổ, mà đúng hơn là đối với Mị hiện tại sống hay chết cũng chẳng khác là mấy, Mị không còn muốn phản kháng, hay có sức lực để phản kháng. Mị bắt đầu tồn tại như một thực thể vô tri, như cái tàu nước, bờ đá không biết đau đớn, không biết thế nào là khổ sở hay hạnh phúc. Mị đã hoàn toàn tuyệt vọng và đem tất cả những niềm khao khát tự do chôn vùi tận sâu trong trái tim, bọc bên ngoài nó một lớp vỏ sần sùi chai sạn. Chính vậy nên hình ảnh nắm lá ngón dường như đã phai mờ trong tâm trí Mị, bởi lẽ cô cũng chẳng còn tha thiết gì nữa, trong đầu Mị lúc nào cũng chỉ có việc đi làm, đến độ cô quên mất cả việc phải giao tiếp phải nói chuyện, cứ mãi sống như con rùa lùi lũi trong xó cửa. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc niềm khao khát tự do, khao khát niềm vui sống đã dần tàn lạnh trong tâm hồn Mị, như một nắm tro lạnh lẽo.


    Đến thứ ba, lá ngón lại một lần nữa xuất hiện trong tâm trí Mị, trong đêm tình mùa xuân ấy, tiếng sáo gọi bạn tha thiết, đã khơi dậy trong lòng cô biết bao nhiêu những kỷ niệm tươi đẹp. Một thời con gái son sắt, được bao chàng trai theo đuổi, lại có một tình yêu đẹp, một tài thổi sáo, thổi lá hay, rồi trong những đêm hội mùa xuân Mị được tung tăng tự do vui chơi, váy vóc sặc sỡ,... Nghĩ đến đấy Mị thấy lòng mình nôn nao, thấy buồn, rồi Mị uống rượu ừng ực từng bát như để trút hết những nỗi buồn khổ trong lòng, rồi Mị lại thổi lá. Ánh lửa của niềm khao khát hạnh phúc, tự do lại dần nhen nhóm trong lòng Mị một cách chậm rãi, ấy rồi"Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết". Nhưng A Sử chẳng năm nào cho Mị đi chơi, nó cứ bắt rịt Mị ở nhà. Nghĩ đến đấy, lại một nỗi đau khác trong lòng Mị bị cạy mở ra, cũng là nỗi đớn đau nhất cuộc đời mà Mị phải gánh chịu, những tưởng đã thành sẹo hóa ra đụng vào vẫn chảy máu. Mị bị ép gả cho A Sử, hai người sống với nhau mà không hề có một chút tình yêu, bản thân Mị phải từ bỏ tình yêu đầu đời của mình, còn A Sử lại là một kẻ vũ phu, chỉ biết ăn chơi. Nghĩ đến ấy, vốn cái ý định quyên sinh đã chết từ lâu nay lại bùng lên trong lòng Mị "Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay. Chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra". Điều đó đã thể hiện một điều rằng tâm hồn ham sống, ham hạnh phúc của Mị đã dần thức tỉnh, Mị đã lại cảm thấy đớn đau, lại muốn tự giải thoát cuộc đời mình bằng một cách nào đó. Cô lại ý thức thật rõ ràng những đau khổ mà mình phải gánh chịu lần nữa, Mị đã nghĩ đến lá ngón bằng một sự phẫn nộ, uất ức đến tận cùng, là sự phản kháng mạnh mẽ, hòng tự cứu bản thân khỏi cái bể khổ mà mình đã phải gánh chịu biết bao nhiêu lâu nay. Đánh dấu sự sống lại của một tâm hồn vốn đã nguội lạnh, không quan tâm chuyện sống chết, từ đó mở ra cho tác phẩm cũng như nhân vật những hướng đi mới, những lối thoát và bước ngoặt mới mang tính quyết định.


    Như vậy hình ảnh nắm lá ngón trở đi trở lại ba lần trong tác phẩm với những tầng ý nghĩa khác nhau không chỉ bộc lộ những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Mị mà còn mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc khi ngầm nói về cái sự độc hại của nền phong kiến thần quyền cường quyền đang thống trị vùng núi Tây Bắc. Mà ở đấy những con người như Mị đang phải hàng ngày chịu sự áp bức và những bi kịch không hồi kết, họ không thể nào tự thoát ra khỏi cái độc hại ghê gớm ấy, mà chỉ có thể bị động phản kháng bằng một nắm lá ngón, thế nhưng cuối cùng quyền quyết định có được ăn nó hay không cũng không nằm trong bàn tay của họ. Càng nghĩ lại càng đau đớn xót xa.

    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 1
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 1
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 1
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 1

  2. Tô Hoài là một trong những nhà văn ưu tú của văn đàn Việt Nam. Có lẽ do sự trải nghiệm và dồi dào vốn sống mà ông có thể viết nên những trang văn hay dù chỉ mới học hết bậc tiểu học. Nhưng tác phẩm của ông thường là truyện ngắn và bút kí viết về thiên nhiên và đời sống thôn quê. Năm 1952, trong chuyến đi dài tám tháng sống cùng đồng bào Tây Bắc, Tô Hoài đã cho ra tập truyện “Tây Bắc”, đặc sắc với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” để rồi từ đó, hình tượng “lá ngón”trở thành một trong những chi tiết nghệ thuật đặc trưng, mang nhiều tầng ý nghĩa và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm tưởng độc giả Việt Nam.


    Cũng như nhãn tự trong một bài thơ, chi tiết nghệ thuật có vị trí nghệ thuật vô cùng quan trọng đối với tác phẩm văn xuôi, nó có thể thâu tóm linh hồn của tác phẩm. Và dù thời gian trôi qua, tác giả không còn nữa thì khi nhắc đến chi tiết nghệ thuật liền nhớ lại nội dung tác phẩm. Điều đó kể như không bỏ công người nằm xuống. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được sáng tác khi Tô Hoài tham gia kháng chiến, căn cứ hoạt động ở miền cao Tây Bắc. Câu chuyện là cuộc đời tủi nhục của Mị và A Phủ – hai mảnh đời có số phận bất hạnh gần như nhau, đại diện cho những kiếp đời lầm than dưới ách thống trị tàn ác của bọn thực dân phong kiến. Họ gặp nhau, tự giải thoát và tìm đến Cách mạng như một lẽ hiển nhiên, biểu trưng cho con đường tìm đến Cách mạng, tìm đến giải phóng và tự do của đồng bào miền cao Tây Bắc.


    Hình ảnh “lá ngón” xuất hiện ba lần trong tác phẩm và chỉ gắn liền với nhân vật Mị – người con gái miền cao lương thiện, xinh đẹp, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Mị xuất hiện với hình ảnh mở đầu u ám: “Ai ở xa về…có một cô con gái. Lúc nào cũng vậy,…mặt buồn rười rượi”. Đó cũng chính là phong cách của Tô Hoài: Đi thẳng vào vấn đề, nêu ngay nhân vật. Sự xuất hiện ủ dột báo hiệu một thực tại không tươi sáng. Sự hiện diện song song giữa “cô gái – tàu ngựa – tảng đá” cho thấy sự ngang tầm giữa các chủ thể: “người và súc vật, súc vật và vô tri”. Hay đó cũng chính là ngụ ý của tác giả muốn nói đến cái xã hội đương thời. Cái thực tại xám xịt này là hệ luỵ của chế độ thực dân phong kiến thối tha, là kết cục bi thương của con người lành tính. Mị – một cô gái miền cao đang tràn bung sức trẻ – ngay trong đêm tình hội xuân nồng nàn thì cuộc đời màu hồng chấm dứt. Cô bị trói gô như súc nô, bắt về nhà thống lí Pá Tra “cúng trình ma” như một món hàng. Người ta làm gì cuộc đời cô, thực sự lúc đó cô không biết, mãi cho đến lúc A Sử đứng trước mặt bố cô tuyên bố đã cúng trình ma, thôi thì cô đã là người nhà thống lí mất rồi! Một cú đánh ngã tự do, một cái roi thật sự thẳng. Mị đi từ cuộc đời đẹp như trong tranh xuống hố sâu của địa ngục – nơi mà kẻ khác sống bằng âm thanh của tiếng than và hít thở hơi mùi máu, mà mỗi bước đi là một nỗi tủi nhục đến tột cùng. Mị sôngs không bằng chết, sống như một xác người trong kiếp cầm súc và rồi “có áp bức có đấu tranh”. Cô tìm về cha già, tay cầm nắm lá ngón. “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng lại là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới.


    Rõ ràng, đây là sự phản kháng quyết liệt nhưng vô vọng – một hình thức phản kháng bị động. Và sự xuất hiện của “lá ngón” lúc này mang tầm ý nghĩa tố cáo cao độ: Sự dã man của xã hội ép buộc con người lương thiện đi tìm cái chết. Nó – lá ngón, cũng là hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ đắng cay, đầy đau đớn và uất hận. Cô ném phịch xuống đất nắm lá ngón mình tự tìm hái trong rừng như một sự chuẩn bị sẵn sàng trước đó, ném trong nước mắt. Tự mình tìm đến lá ngón – độc dược của rừng xanh – đã là sự can đảm của người con gái. Nhưng ném đi độc dược để tiếp tục sống khổ lại càng can đảm hơn. Đối với Mị, thà chết đi hơn sống nhục, nhưng rồi lại thà sống nhục còn hơn bất hiếu. Chính chữ hiếu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái trẻ. Đoc cũng chính là nguyên nhân cốt yếu cho sự can đảm bán mình chuộc cha của Vương Thuý Kiều trong “Đoạn trường tân thanh” của đại thi hào Nguyễn Du. Cả hai người con gái tài năng, sắc diện và nhân phẩm tuyệt vời, điều đó kết cục chung vì chế độ xấu xa mục rữa, những thiên hương vô phúc sinh nhầm thời, những cánh hoa trôi dạt trong bão dữ. “Lá ngón” như vậy, đã mang một tầng ý nghĩa nhân sinh tuy bản thân tượng trưng cho cái chết.


    Ta có thể nhìn thấy sự kiên quyết và chút gì đó vụt sáng trong lòng Mị khi cô tìm đến lá ngón với ý nghĩ đã tìm ra lối thoát. Nhưng đồng thời cũng nhận ra nỗi đớn lòng của cô khi thấy rằng chưa phải lúc và lối thoát ấy một lần nữa tuột khỏi tầm tay. Nhưng rồi cơn đau nào cũng phải qua đi đi sau thời hạn định. Mị trở về, tiếp tục sống cho hết kiếp cùng mạt nhục nhã. Nhiều năm trôi qua, cha già – người thân duy nhất cũng qua đời nhưng cái thôi thúc giải thoát trong lồng ngực son nay đã tắt. Mị không còn nghĩ đến đấu tranh bởi lẽ sống hay chết đối với cô lúc này không quan trọng nữa và đương nhên “lá ngón” cũng chẳng còn lảng vảng trong tâm trí đã ngủ quên.


    Đó chính là sự xuất hiện lần thứ hai của “lá ngón” vì ở lần này, “lá ngón” xuất hiện bằng cách ra đi. Lá ngón phai mờ tượng trưng cho sự ham sống đã nguội lạnh. Nỗi ám ảnh về cái chết giờ đây không còn gặm nhấm tâm hồn cho sự tự do của lý trí. Nhưng đối với Mị, đó lại là nỗi đáng sợ! “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Dần thay thế cho “phản kháng” là “chấp nhận chịu đựng”. Một cô gái với bản lĩnh tự hái thuốc độc cho mình nay buông xuôi chấp thuận. Cô buông xuôi không bởi cố chấp thuận, cổ đông thuận mà sự thả trôi kia là kết cục của cuộc tự đấu tranh trong đơn độc, dai dẳng cuối cùng kết thúc bằng sự mỏi mệt và tuyệt vọng đổ ập xuống đôi bờ vai yếu ớt. Vậy ra, “lá ngón” kia đang ngầm kêu thay tiếng đồng bào hướng về Cách mạng. Chẳng biết tự bao giờ, Mị quay cuồng vào công việc nhà Pá Tra như một cái máy và cho tới khi trâu ngựa đã về chuồng, cô vẫn còn đứng đó tiếp tục mãi không thôi. Lúc nào cũng vậy, ngồi một mình trong căn buồng tối trông ra lôc vuông trắng đục chẳng biết “của sương hay nắng”, Mị luôn đăm đắm một ánh nhìn. Ánh nhìn ấy vừa khát khao, vừa hồi tưởng. Nếu như xem lỗ vuông nơi căn phòng là vách ngăn giữa lao tù và tự do, thì ít ra mỗi khi nhìn vào đó, Mị vẫn còn chút gì khao khát sống. Còn đối với “lá ngón”, nghĩ đến nó là nghĩ đến cái chết và chỉ khi Mị muốn kết liễu đời mình thì lá ngón lại là hình ảnh mặc định đầu tiên hiện ra.


    Rồi đêm nay, đêm tình mùa xuân lại kéo đến – cái đêm tình tứ lứa đôi ngọt ngào, đêm của những xúc cảm yêu thương được chuẩn bị trước bởi “những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá” hay đêm được tượng hình bởi tiếng sáo mê ly. Đêm hội mùa xuân vẫn đến và đi như hằng năm vẫn thế. Và năm nay, đến hẹn lại lên, đêm được chờ mong lại đến. Nó đến vẫn với diện mạo xinh tươi và bản chất ngọt ngào. Vẫn rừng xanh đó, vẫn triền núi xưa nhưng người đưa đã khác. Đêm xuân này vắng bóng má đào. Tiếng sáo cũ vẫn cứ vô tư bay đi cùng gió với mây, đi tìm người tình ngày nào lâu nay vắng bóng. Rồi như trách oán, như không muốn đi, tiếng sáo ấy cứ réo mãi bên tai người con gái như lưu luyến, tần ngần. Như một phép tiên, đôi môi tưởng chừng đã bị phong kín bởi thời gian nay mấp máy điều gì! Gì thế kia? Hỡi ôi bài hát cũ – bài hát thiết tha dạo cùng khúc nhạc rừng vàng. Hình ảnh ấy ôi thật xót xa. Người con gái làm say đắm biết bao chàng trai, bông hoa của núi rừng hùng vĩ ngày nào biến mất đi trong đêm oan nghiệt. Để giờ đây chỉ còn tiếng hát nhẩm ngày xưa. Mị đang hát, đang cố hát để kéo về những kí ức xúc cảm vàng son. Sau không biết bao ngày sống kiếp nô lệ, Mị vẫn nhớ từng khúc nhạc từng lời ca. Chứng tỏ trong cô, vàng son không khép. Quá khứ và thực tại là hai đỉnh trái chiều và sống về quá khứ giữa thực tại tài nhẫn, Mị đang khao khát vô cùng, con tim cô vẫn còn thổn thức. Kí ức kéo về tiếp theo cho Mị lòng can đảm, lòng can đảm tồn tại khiến Mị muốn sống về kí ức và cô tìm đến rượu để tiếp tục lối đi trái chiều với thời gian. Người ta uống rượu thì say, còn Mị càng uống càng tỉnh. Mị tỉnh bởi Mị nhớ lại mình ngày xưa và đem so với mình hiện tại như chợt giật mình cho những gì bấy lâu xảy ra với bản thân. Mị tỉnh bởi Mị nhớ lại những đối xử dã man của những kẻ đốn mạt ấy dành cho cô. Rồi cái ý thức cá nhân dâng lên mạnh mẽ mà một khi ý thức ấy đỉnh điểm thì Mị lại càng không thể chấp nhận nhục nhã đớn đau trong cái cảnh “sống không ra người” này đây. Sao Mị có thể?! Giải thoát! Tự do! Mị không thể tự do thể xác và… cô sẽ tự do tâm hồn, và … lá ngón một lần nữa xuất hiện.


    Ai cần cho ai và ai phụ thuộc ai?! Khi Mị muốn giải thoát, Mị tìm tới lá ngón hay là khi Mị muốn chết, lá ngón lại hiện về? “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Càng nhớ càng buồn, càng buồn càng khổ. Thà chết đi cho xong chứ nhớ lại làm chi khi mình bất khả kháng! Như vậy, lá ngón lại lần nữa xuất hiện với tầng ý nghĩa giải thoát, giải thoát khỏi địa ngục trần gian. Địa ngục trần gian ở đây không đơn giản là nỗi đau xác thịt và linh hồn khi bị hành hạ, mà địa ngục thật sự khi phải sống trong lầm than với những hồi ức ngọt ngào cứ hiện hữu.Và “lá ngón” lại nâng tầm ý nghĩa lên một nấc nữa, đó là “sự tự ý thức”. Đánh dấu sự trở lại của ý thức sống, đánh dấu sự thức tỉnh của một tâm hồn tưởng chừng như đã “chết đi trong cõi sống”. Có lẽ lần xuất hiện này của lá ngón là quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất. Bởi lẽ, Mị nghĩ đến lá ngón với sự cương quyết tột cùng, trạng thái phẫn nộ và ý thức rõ nhất vì giờ đây, cô không còn cái gì để hối tiếc, để luyến lưu. Tuổi xuân đầu đời – thời gian đẹp nhất – nay đã hết, cha già – nguồn yêu thương vô tận cũng không còn. Lòng Mị nay là cõi chết. Lá ngón đối với nàng không là liều thuốc độc, mà trở thành thứ phương tiện, hình thức, con đường để đi đến một bến bờ khác không còn đớn đau, để phản kháng lại cái xã hội đương thời mạt hạn.

    Mị tìm đến lá ngón là tìm đến cái chết như một sự tự cứu và phản kháng.


    Ta bắt gặp trong văn học những cảnh ngộ bi thương tương tự: Thuý Kiều trong “Đoạn trường tân thanh” đã tự vẫn, dù không thành, để bảo quản chữ “tiết”, không chấp nhận nhơ nhuốc tấm thân, không thể tiếp tục tồn tại với xã hội bẩn thỉu; Chí Phèo, có lẽ vì là bậc nam nhân nên cái chết của Chí diễn ra có phần chủ động và tác động lớn. Vì anh tự tay đâm chết bá Kiến – tượng trưng cho việc kết thúc cuộc đời dưới đáy xã hội mục ruỗng và tự tay kết liễu đời mình – như thể làm con người đúng nghĩa, dù cái “bắt đầu” đó cũng là dấu chấm hết của anh. Cùng thuộc mô típ nhân vật mang số phận bi đát, những con người đáng quý trọng nhưng “sinh bất phùng thời”, Mị là hình ảnh của đồng bào miền cao Tây Bắc sống kiếp nô cầm trong xã hội của bọn thực dân phong kiến, cũng như đồng bào miền xuôi hay khắp mọi miền đất nước khi ánh sáng cách mạng chưa kịp soi sáng. Mị cũng có sự tự tôn của mình, nhưng để bảo vệ sự tự tôn ấy, cô đã chọn lá ngón. Và có lẽ, đó là lẽ đương nhiên đối với một cô gái đơn độc có tâm hồn quá sáng trong nhưng vị thế lại quá nhỏ nhoi, nhất là khi ánh sáng cách mạng chưa thể gọi đến Hồng Ngài xa xăm.


    Xuất sắc chấm màu xanh lá ngón vào bức tranh xô bồ của thời cuộc, Tô Hoài đã đưa “lá ngón” từ chỗ độc dược ngàn đời của núi rừng, là cái chết từ thiên nhiên, nay bỗng nhiên lại là sự giải thoát. Lá ngón xuất hiện ba lần với ba tầng ý nghĩa ngày càng sâu sắc hơn, dữ dội hơn. Cái độc của lá ngón vậy ra vẫn còn thua cái độc của xã hội. Lá càng độc là đớn đau đồng bào chịu càng nhiều. Lá ngón trở thành dấu hiệu báo động cho sự khẩn thiết, cầu cứu của đồng bào miền cao đối với Cách mạng còn quá xa và cũng chính là tư tưởng nhân đạo cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta qua hồn thiêng gió núi của đại ngàn Tây Bắc xa xăm!

    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 2
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 2
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 2
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 2
  3. Nhắc đến đến những tác phẩm như Dế Mèn phiêu lưu ký, hẳn trong chúng ta không ai không nghĩ ngay tới một cây bút tài ba, lão làng trong nghề văn ấy là Tô Hoài. Ai yêu Tô Hoài cũng biết, ông dành nhiều tình cảm cho con người lắm, vì thế mỗi trang văn của ông luôn thấm đượm một trái tim nhân hậu, một hơi thở nồng nàn của những bài học, ý nghĩa cuộc sống. Và chắc hẳn, ta không thể không nhớ tới câu truyện ngắn trên Tây Bắc ấy là vợ chồng A Phủ. Tô Hoài đã dành ngòi bút của mình để nảy lên những tiếng kêu nhân đạo nhất, và đặc tả điều đó, ta còn ấn tượng mãi với hình tượng nắm lá ngón trong câu truyện.


    Người ta vẫn nói: “chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm” một tác phẩm hay và xuất sắc, một nhà văn ưu tú và có phong cách xuất sắc, chắc chắn trong những câu truyện của mình, không thể nào không có được những chi tiết giàu ý nghĩa. Để mà khi tác giả có ra đi mãi mãi, khi nhắc đến chi tiết nghệ thuật là ta nghĩ ngay đến tác phẩm và ngòi bút tài hoa của họ. Đến với vợ chồng A Phủ, ta được nghe Tô Hoài kể về số phận bấp bênh của hai số phận. Bị đày ải trong ngục tối của những hủ tục lạc hậu, những chế độ phong kiến chúa đất tay sai hà khắc và man rợ. Truyện ngắn vợ chồng A Phủ được sáng tác khi Tô Hoài có chuyến đi thăm miền Tây Bắc xa xôi, và ở đây thông qua lăng kính của mình, ông đã nêu bật được số phận của một cô gái miền sơn cước là Mị.


    Nắm lá ngón là hình ảnh đã xuất hiện lặp đi lặp lại ba lần trong tác phẩm , mỗi lần mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng đều là ẩn ý của tác giả đã nêu bật được khía cạnh tâm trạng và tính cách của Mị. Mở đầu câu truyện, ta không thể quên một cô gái với hình ảnh: “Ai ở xa về…có một cô gái. Lúc nào cũng vậy … mặt buồn rười rượi” thật là một hình ảnh u ám, đáng nhẽ con gái nhà giàu phải được hưởng một cuộc sống sung sướng, nhưng đây Mị tưởng như một thứ vật vô tri vô giác, tâm hồn nghèo nàn và héo úa đến thương tâm. Mị vốn dĩ là một cô gái xinh đẹp, tài hoa lại chăm chỉ hiền lành, nhưng những phẩm chất đáng quý ấy đã bị xã hội đương thời vùi dập, như một ngọn lửa đang bùng cháy, lại bị đè nén dưới những điều khổ cực, đau đớn cả thể xác và linh hồn. Mị còn cảm thấy chính mình không bằng “con trâu con ngựa” con trâu con ngựa còn được nhai cỏ ung dung, đây Mị không có một phút ngơi nghỉ, lại bị A Sử hành hạ, không có tình cảm, cuộc sống trôi qua là những bất hạnh, chán trường lặp đi lặp lại, một lối thoát không có hồi kết, không có điểm đến tưởng như lặp đi lặp lại.


    Nhưng ai có biết, cô gái đó đã từng ra sao, hình ảnh “nắm lá ngón” đầu tiên, xuất hiện sau khi Mị bị A Sử bắt về “cúng trình ma” trở thành con dâu gạt nợ nhà giàu. Cuộc sống quá khổ cực tù túng với một tâm hồn yêu tự do, khát khao được hạnh phúc, nên Mị đã túng quẫn quá, cầm nắm lá ngón hái trong rừng mà chạy về thưa với cha. Nhưng đâu thể được, cha Mị nói: “Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn… tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi” tuy một lòng thương con, nhưng không còn cách nào khác, vì món nợ truyền kiếp với nhà giàu. Vậy là Mị phải từ bỏ thôi, “nắm lá ngón” xuất hiện đầu tiên là hình ảnh đại diện cho một lối thoát đầy tăm tối, đây tuy là lối thoát ngắn và dễ dàng nhất, nhưng lại là một lối thoát trốn bỏ hiện tại một cách nghiệt ngã. Nhưng mặc khác, lại khẳng định một tâm hồn cao đẹp của Mị, một trái tim dũng cảm, không muốn mình phải sống như con trâu con ngựa, sống mà như chết. Đây là một sự phản kháng quyết liệt nhưng đầy tuyệt vọng của Mị. Nó – lá ngón cũng chính là hiện thân đầy chân thực cho sự áp bức, bóc lột, man rợ của chế độ phong kiến hà khắc, đày đọa con người lương thiện đến tột cùng. Rồi Mị chỉ bưng mặt khóc “Mị ném nắm lá ngón xuống đấy, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng. Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết” vậy đấy, số kiếp con người đã định đoạt, Mị chấp nhận về làm con dâu gạt nợ, chấp nhận cuộc sống – sống không bằng chết của mình. Một cô gái đã rất can đảm tìm đến nắm lá ngón, nhưng lại can đảm hơn để sống với sự khổ cực của mình, rốt cuộc vẫn là một trái tim nhân hậu, hiếu thảo, và bản lĩnh. Thương thay cho Mị, ta càng hiểu thấu một trái tim nhân đạo của Tô Hoài. Và “Mị đành trở lại nhà thống lí”


    Vậy là ta đã nhìn thấy một tia sáng vụt lên trong trái tim Mị, Mị đã tìm đến một sự giải thoát cho số phận, nhưng rồi lại chấp nhận để đấu tranh đơn độc. Rồi người cha già của cô qua đời, lúc này Mị đã sống “quen cái khổ rồi” Mị không còn nhớ tới lá ngón nữa, vì lúc này với Mị sống hay chết cũng đều như nhau. Và còn gì đau đớn hơn khi con người ta nghĩ đến cái chết mà cũng như sự sống, ấy là khi cái tâm đã nguội lạnh rồi. Và đây cũng chính là hình ảnh “nắm lá ngón” thứ hai. Hình ảnh tượng trưng cho sự ra đi của nắm lá ngón, nội ám ảnh, day dứt về cái chết giờ đã không còn trong tâm trí Mị nữa rồi. Mị mặc kệ, Mị quen khổ, và thay vì phản kháng giờ đã là chịu đựng. Sự đấu tranh và giờ đây là những mệt mỏi yếu ớt. Vậy là lá ngón thứ hai là hình ảnh lá ngón ra đi, và đây cũng là một tiếng kêu ngầm tiếng đồng bào hướng về cách mạng.


    Và rồi đêm tình mùa xuân của năm nào đã ập đến. Tình mùa xuân năm Mị sống ở nhà thống lí pá tra khác hẳn so với những đêm tình mùa xuân trước đây. Mị hồi tưởng lại quá khứ, Mị gặm nhấm lại nỗi đau dai dẳng khôn nguôi, những giai điệu cũ, bài hát cũ vang lên, vang vọng trong hồi ức tâm trí Mị như tiếng đàn da dắt, day dứt và đau đớn. Mị nhận ra mình còn trẻ, và Mị muốn đi chơi. Mị uống rượu, cứ uống “ực từng bát” Mị càng say thì càng tỉnh, Mị nhớ lại mình ngày xưa biết bao, Mị thương chính số phận của mình bây giờ, Mị đau trong cảnh “sống không ra người” này của mình lắm lắm. Vậy là nắm lá ngón lại xuất hiện lần thứ ba, Mị nghĩ, nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Vậy là càng nghĩ càng buồn, càng buồn càng khổ.


    Vậy là nắm lá ngón đã xuất hiện xuyên suốt trong câu truyện ba lần, ba lần với ba ý nghĩa khác nhau. Lần thứ nhất là tượng trưng cho một lối thoát của tâm hồn. Lần thứ hai là sự ra đi của lá ngón, Mị đã quen kiếp làm tôi tớ rồi. Lần thứ ba lại hiện về như một đối sáng le lói, và Mị muốn chết ngay cho đỡ phải sống cái kiếp làm trâu làm ngựa này. Qua đó là sự tự cứu và phản kháng của một tâm hồn cô gái trẻ. Một cô gái trẻ đẹp và có tâm hồn đẹp, lại “sinh bất phùng thời” nên bị đọa đày trong sự giam hãm của thế lực phong kiến hà khắc. Qua đó cũng thể hiện một sự khốn khổ của người dân miền Tây Bắc ta ngày trước.


    Vậy là nắm lá ngón đã là một chi tiết quan trọng, nhấn mạnh nỗi khổ ngày càng sâu sắc và thấm thía của Mị. Một thứ độc dược của núi rừng còn là sự giải thoát, vậy mà cũng không thể độc bằng chính xã hội lúc bấy giờ. Qua đó nắm lá ngón cũng chính là sự khẩn thiết, cầu cứu của đồng bào miền cao hướng đến cách mạng. Và cũng là một trái tim nhân đạo sâu sắc của Tô Hoài. Nắm lá ngón là chi tiết quan trọng, nổi bật lên câu truyện của những người lao động nghèo khổ vùng Tây Bắc.

    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 3
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 3
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 3
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 3
  4. Theo lời của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, chi tiết với truyện ngắn như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như nhãn tự của bài thơ. Truyện ngắn bằng cách nói ít nhất để nói được nhiều điều nhất. Và “ánh kim sa” của truyện ngắn, đôi khi, lại nằm ở chính những chi tiết nhỏ. Với những điều ai cũng biết cả rồi, truyện ngắn không cần phải nhắc đến. Khi miêu tả một đêm trăng, anh không cần nói đến bầu trời trong, đám mây bạc, ánh trăng sáng hay tiếng nhạc văng vẳng. Chỉ cần một mảnh trai bên đường lấp lánh, người ta cũng đủ biết là có trăng sáng. Khi “gạn hết sạn sỏi của sự việc, vắt hết nước của lời”, ta còn lại những “hạt bụi vàng”. Qua hạt bụi ấy, ta thấy lấp lánh những tư tưởng, giá trị của tác phẩm và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Một chiếc lá thường xuân bé nhỏ với O. Henry cũng có thể trở thành một “hạt bụi quý” đúc lên “bông hồng vàng”. Và một nắm lá ngón cũng đủ để Tô Hoài vẽ lên một cách chân thực và sâu sắc nhất bức tranh về số phận và khát vọng sống của con người.


    Tập "Truyện Tây Bắc" là vụ mùa thu hoạch từ chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài năm 1952. Có thể nói: “đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên….” chẳng những nhắc nhớ người nghệ sĩ ấy ngày quay trở lại mà còn “phải đem trả cho những người thương ấy” “một tấm lòng mình, một cái gì làm hiện lại cả cuộc đời người H'mông trung thực, chí tình…”. Bằng tấm lòng chân phương ấy, “Vợ chồng A Phủ” đã ra đời. Đọc truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, ta không thể quên được gương mặt “buồn rười rượi” của Mị. Đó là gương mặt tưởng như cam chịu, mất hết sức sống. Gương mặt buồn rười rượi ấy không phải là gương mặt đầu tiên của cuộc đời Mị. Mị lớn lên, xinh đẹp với bao nhiêu khát vọng hạnh phúc. Nhưng chính những hủ tục phong kiến đã biến người con gái kia quên mất đi gương mặt hi vọng của mình mà trở nên lầm lũi, chẳng thiết vui cũng nắng, xanh cùng cỏ cây. Và nắm lá ngón đã theo Mị trong suốt chặng đường đen tối ấy.


    Hình ảnh nắm lá ngón được Tô Hoài chú ý miêu tả 2 lần trong tác phẩm. Mị, người con gái xinh đẹp, tài năng, “cầm lá trên tay, thổi lá cũng hay như thổi sáo”, đang trong những ngày tháng tràn đầy thành xuân và khát vọng, bỗng nhiên trở thành “con dâu gạt nợ” cho nhà giàu. Từ một con chim quen hát ca, bay nhảy với bầu trời, Mị trở thành thân trâu ngựa làm việc, chỉ như “con rùa nơi xó cửa”. Lý do vì: “cha mẹ ăn bạc nhà giàu kiếp trước, bây giờ người ta bắt con trừ nợ”. Phản ứng của Mị là “Có đến mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Đó là sự bất hợp tác, không chịu thỏa hiệp với cuộc sống hiện tại. Và đỉnh cao chính là hành động Mị “quỳ, úp mặt xuống đất, nức nở” để tạm biệt cha mà ăn nắm lá ngón ở trong tay. Lá ngón lần đầu tiên xuất hiện, là lối thoát duy nhất của Mị có thể nghĩ ra được để thoát khỏi cuộc sống tối tăm và tù túng hiện tạo. Đó vừa là biểu hiện cao nhất của sự phản kháng, của thái độ không chịu sống trong tối tăm, không để đánh mất tuổi trẻ và thanh xuân; nhưng cũng là biểu hiện cao nhất của sự tuyệt vọng khi phải chọn cái chết như là con đường được sống cuối cùng. Đó chỉ là sự phản kháng bị động, cuối cùng. Chính nắm lá ngón trên tay Mị là tiếng nói đanh thép nhất tố cáo chế độ chúa đất chúa mường đã bóc lột trên sức lao động của con người. Nhưng vì thương cha, Mị lại đàn ném nắm lá ngón xuống đất mà quay trở lại kiếp “con dâu gạt nợ”, sống cuộc sống của thảo mộc vô tri chẳng thiết vui cùng nắng, xanh cùng gió.


    Lá ngón, giờ cũng chẳng còn theo tâm trí Mị nữa. Bởi “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Ở người con gái ấy, chẳng còn ý thức muốn phản kháng, muốn đấu tranh, chẳng còn muốn chết nữa. Nhưng chính men say của rượu và men tình của cảnh đã khơi dậy trong Mị những cảm xúc, giác quan, hồi ức và khát vọng tưởng như đã mất. Mị như sống lại những đêm về trước, “Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi”. Nhưng sực tỉnh trong thực tại, nhìn vào thân phận mình, Mị lại đau đớn thay. “Nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Khi khổ cực đắng cay nhất, khi muốn chết nhất, Mị đã tìm tới lá ngón. Nhưng ở đây, ngay cả trong khi sự sống đã tìm về, khát vọng sống đang nhen nhóm trong lòng, Mị vẫn cứ hướng về lá ngón – về cái chết. Lá ngón ở đây lại là biểu hiện cao nhất của sự sống, của khát vọng được sống cho nên “Người”, là chính mình, sống với tuổi thanh xuân và tình yêu của mình. Như vậy, lá ngón lại là hiện thân của sự sống, của sự giải thoát, sự giải thoát cuối cùng. Như cách mà Thúy Kiều chọn tự kết liễu để giữ lại chữ “tiết” hay Chí Phèo tự kết liễu đời mình để nhất định không chịu quay lại kiếp sống tha hóa, bị đồng loại ruồng bỏ như trước nữa.


    Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng nói được nhiều hơn nó. Nằm lá ngón là biểu tượng của sự cùng cực, tuyệt vọng của con người. Cũng nắm lá ngón ấy lại là hiện thân của khát vọng sống một cách mãnh liệt, sống chân thành và sống là chính mình. Nó vừa cao đẹp nhưng lại khổ đau, nó hướng tới sự lạc quan nhưng đành chọn cách bi quan như sự giải quyết cuối cùng. Qua đó là tiếng nói xót thương cho số phận, không chỉ người phụ nữ mà còn là con người còn đang phải chịu bất công, khổ đau của xã hội cũ; tiếng nói lên án và tố cáo mạnh mẽ. Nó trở thành tiếng còi cảnh bảo cho sự cầu khẩn của đồng bào mong muốn tìm một cách giải thoát, khát khao tìm ra con đường tốt đẹp hơn. Đó chính là tiền đề để nhà văn khéo léo khẳng định con đường bền vững nhất là con đường tự khai phá và giải phóng chính mình, lựa chọn tốt đẹp nhất chính là biết tự đứng lên, để Cách mạng có thể dẫn bước. Những chi tiết dù là nhỏ nhất, dưới bàn tay người nghệ sĩ tài hoa, được điêu khắc và miêu tả một cách tỉ mỉ, để từ đó làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng câu chuyện.


    Tô Hoài đối với văn học Việt Nam chính là một tác giả lớn, lớn ngay từ những chi tiết nhỏ như thế.

    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 4
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 4
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 4
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 4
  5. Là một trong những nhà văn ưu tú của văn đàn Việt Nam, vốn hiểu biết sâu và rộng, sự tinh tế trong quan sát, trải nghiệm cùng cách thể hiện độc đáo, nhà văn Tô Hoài đã dành được nhiều tình cảm của bạn đọc bao thế hệ. “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn đặc sắc nhà văn viết năm 1953 được rất nhiều người đọc quan tâm và yêu mến. Chi tiết nắm lá ngón trong tác phẩm được xem như một chi tiết nghệ thuật ấn tượng khẳng định giá trị tác phẩm và vị thế nhà văn.


    “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”, đó là một phát biểu nổi tiếng của đại thi hào Nga Macxim Gorki khi nói về chi tiết nghệ thuật trong văn học. Các nhà văn, nhà thơ chân chính tạo dựng được vị thế của mình dựa trên nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó chính là việc xây dựng thành công những chi tiết văn học ấn tượng và đậm sâu ý nghĩa. Chi tiết chẳng phải một khái niệm gì xa lạ với văn học đời sống, trong “Từ điển Tiếng Việt”, “chi tiết” được định nghĩa là “Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng. Còn trong văn học, khi định nghĩa về nó, nhà phê bình văn học Trần Đình Sử định nghĩa: “Chi tiết là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Tùy theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm…”. Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, chi tiết nắm lá ngón được coi là một dấu ấn nghệ thuật thể hiện tài năng bút lực và tư tưởng sâu sắc của nhà văn Tô Hoài.


    Xuyên suốt những trang văn “Vợ chồng A Phủ”, chi tiết nắm lá ngón xuất hiện ba lần và đặc biệt là tất cả các lần xuất hiện đều gắn với nhân vật Mị. Trong lần xuất hiện thứ nhất, Mị đã cầm nắm lá ngón về lạy cha để chết sau những ngày sống cuộc sống đọa đày cực khổ ở nhà thống lí Pá Tra dưới cái danh cao quý – con dâu nhà giàu trong làng. Nói đến nhân vật Mị, nhà văn đã phác họa ra trước mắt người đọc chân dung một người con gái Tây Bắc xinh đẹp, trẻ trung với tràn trề nhựa sống nhưng cái cường quyền bạo lực, sự áp bức của chúa đất chúa mường vùng cao cùng hệ quả của những hủ tục đã đẩy người con gái ấy vào một bi kịch của chính cuộc đời mình. Vì cha mẹ ăn bạc của nhà giàu kiếp trước, kiếp này người ta bắt con để trừ nợ, nên bất đắc dĩ Mị phải về làm vợ A Sử, làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Những ngày tháng làm người nhà quan với Mị chẳng khác nào thân trâu thân ngựa nên “suốt mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc”. Mị lên rừng hái nắm lá ngón rồi về nhà lạy bố để chết nhưng nếu chết thì nợ còn đó, bố đã già chẳng thể làm việc để trả nợ được nên Mị không đành lòng. Mị ném nắm lá ngón xuống đất, và đây chính là lần đầu tiên Tô Hoài nhắc đến chi tiết nắm lá ngón này – một thứ lá độc của núi rừng ăn vào gây chết người.


    Khi cảm thấy bản thân mình không đủ khả năng để thoát khỏi xiềng xích, đọa đày nhà thống lí, Mị chọn ăn lá ngón để tự kết liễu cuộc đời mình. Hành động đó thể hiện sự phản kháng mãnh liệt của ý thức, là biểu hiện cho khát khao tự do, hạnh phúc cháy bỏng trong con người Mị. Dẫu vậy ý muốn của bản thân lại không chiến thắng được những ràng buộc với bổn phận, chữ hiếu, cái đạo làm con nên Mị đành “ném nắm lá ngón xuống đất”. Vì lòng hiếu thảo với cha, Mị chấp nhận trở về tiếp tục sống những tháng ngày khổ đau, đọa đày như kiếp con ở tôi tớ nhà thống lí.


    Trong một lần xuất hiện khác, chi tiết lá ngón trong suy nghĩ Mị lại có điểm khác lạ, đó là Mị không còn nghĩ đến chuyện sẽ ăn lá ngón tự tử nữa. Tô Hoài viết: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Chi tiết này đã thể hiện sự cam chịu, chấp nhận nhẫn nhục sống kiếp sống tôi đòi trong nhà thống lí. Lâu ngày bị đè nén, sức phản kháng trong Mị dường như đang dần tê liệt.


    Đến lần thứ ba xuất hiện, suy nghĩ về việc ăn nắm lá ngón xuất hiện trở lại trong tâm trí Mị vào đêm tình mùa xuân. Nghe tiếng sáo “thiết tha bổi hổi”, “bay lơ lửng ngoài kia”, Mị nhẩm thầm lời bài hát và nhận ra mình còn trẻ, mình cũng muốn đi chơi nhưng cái thực tại này chẳng cho Mị có cơ hội được đi chơi, được ra ngoài kia cảm nhận sức sống xuân mơn mởn khắp đất trời cảnh vật, hòa mình vào không khí xuân vui tươi, rộn ràng âm thanh. Nghĩ vậy, Mị lại một lần nữa muốn ăn lá ngón. Chi tiết lá ngón lúc này đã tô đậm bi kịch khổ đau cuộc đời Mị. Đồng thời chi tiết cũng ngầm khẳng định rằng ý thức về thân phận, về quyền sống, quyền tự do hạnh phúc vẫn chưa thực sự lụi tắt. Sức sống, niềm khát khao ấy vẫn đang âm ỉ trong trái tim, tâm hồn Mị mà chưa có cơ hội bùng lên giúp Mị vượt thoát thực tại.


    Chi tiết nắm lá ngón nhà văn Tô Hoài xây dựng đã khắc họa một cách chân thực và sâu sắc hiện thực cuộc sống đầy tối tăm, cực khổ của nhân vật Mị. Cùng với sự cảm thông, chia sẻ với nhân vật, người đọc dường như cũng căm phẫn hơn trước sự tàn bạo của bọn chúa đất chúa mường. Những phản ứng, suy nghĩ của Mị trước sự xuất hiện của hình ảnh lá ngón đã thể hiện một đời sống nội tâm vô cùng phong phú, phức tạp và khát vọng sống, khát vọng tự do, hạnh phúc tiềm tàng, mạnh mẽ. Cùng với những chi tiết nghệ thuật khác trong tác phẩm, chi tiết nắm lá ngón đã góp phần thể hiện tài năng sáng tạo và sự tinh tế, sâu sắc của nhà văn Tô Hoài.

    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 5
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 5
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 5
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 5
  6. Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, hình ảnh nắm lá ngón với 3 lần xuất hiện chính là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần thể hiện tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác phẩm.


    Hình ảnh gắn liền với nhân vật Mị, người con gái hiếu thảo, xinh đẹp, tài hoa nhưng gặp nhiều bất hạnh. Cuộc đời của Mị tưởng chừng đang vô cùng hạnh phúc và tự do với những tháng ngày làm lụng và vui chơi. Nhưng rồi đến một ngày, cô bị nhà Thống lí Pá Tra cướp mất sự tự do ấy bằng việc bắt cóc cô đem về nhà làm vợ cho A Sử. Cuộc đời cô mất tự do và hoàn toàn đi vào bế tắc. Cô tìm về cha già và cầm nắm lá ngón. Hình ảnh lá ngón xuất hiện lần đầu như 1 cách giải thoát cho cuộc đời tăm tối của Mị.


    Hành động muốn tự tử ấy cho thấy một sự phản kháng mạnh mẽ và quyết liệt của cô gái miền cao yêu tự do, không cam chịu kiếp đời làm thân trâu ngựa ở nhà thống lí. Tuy nhiên, đây chỉ là hình thức phản kháng nhanh chóng và có tính chất bị động của Mị mà không phải hình thức phản kháng về lâu về dài. Cô có thể chết nhưng nếu cô chết thì cha cô sẽ còn khổ hơn. Đồng thời, sự xuất hiện của lá ngón lúc này cũng mang sự tố cáo tội ác của bọn thống lí dồn con người lương thiện vào con đường cùng. Nỗi thống khổ, đắng cay, đau đớn và uất hận của những người dân dồn hết vào những nắm lá ngón nghiệt ngã ấy. Vì cha mình, cô đã ném phịch xuống đất nắm lá ngón mình tự tìm hái trong rừng như một sự chuẩn bị sẵn sàng trước đó. Đối với Mị, cô thà mất tự do còn hơn để cha mẹ đau khổ và phiền lòng. Những nỗi đau khổ chồng chất khi Mị phải cam tâm trở về sống nhục nhã trong nhà thống lí. Nhiều năm trôi qua, cha của Mị cũng qua đời nhưng khát khao thà chết để tự do của Mị cũng chẳng còn nữa.


    Hình ảnh nắm lá ngón dù là độc dược nhưng là lối cửa duy nhất của Mị để thoát khỏi cuộc sống nghiệt ngã này đã không còn được Mị nghĩ đến. Lá ngón phai mờ tượng trưng cho sự ham sống đã nguội lạnh, khát khao tự do phai mờ và thay vào đó là sự cam chịu nhẫn nhục: "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". Mị giờ đây hoàn toàn buông xuôi chấp thuận vì sự mỏi mệt và tuyệt vọng quá lâu. Lá ngón xuất hiện lần ba với tầng ý nghĩa ngày càng sâu sắc hơn, dữ dội hơn. Cái độc của lá ngón vẫn chưa bằng cái độc ác của xã hội.


    Lá ngón trở thành dấu hiệu báo động cho sự khẩn thiết, cầu cứu của đồng bào miền cao đối với Cách mạng còn quá xa và cũng chính là tư tưởng nhân sinh cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 6
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 6
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 6
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 6
  7. Hình ảnh “lá ngón” xuất hiện ba lần trong tác phẩm và chỉ gắn liền với nhân vật Mị - người con gái miền cao lương thiện, xinh đẹp, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Mị xuất hiện với hình ảnh mở đầu u ám: “Ai ở xa về…có một cô con gái. Lúc nào cũng vậy,… mặt buồn rười rượi”. Đó cũng chính là phong cách của Tô Hoài: Đi thẳng vào vấn đề, nêu ngay nhân vật. Sự xuất hiện ủ dột báo hiệu một thực tại không tươi sáng. Sự hiện diện song song giữa “cô gái - tàu ngựa - tảng đá” cho thấy sự ngang tầm giữa các chủ thể: “người và súc vật, súc vật và vô tri”. Hay đó cũng chính là ngụ ý của tác giả muốn nói đến cái xã hội đương thời. Cái thực tại xám xịt này là hệ luỵ của chế độ thực dân phong kiến thối tha, là kết cục bi thương của con người lành tính. Mị - một cô gái miền cao đang tràn bung sức trẻ - ngay trong đêm tình hội xuân nồng nàn thì cuộc đời màu hồng chấm dứt. Cô bị trói gô như súc nô, bắt về nhà thống lí Pá Tra “cúng trình ma” như một món hàng. Người ta làm gì cuộc đời cô, thực sự lúc đó cô không biết, mãi cho đến lúc A Sử đứng trước mặt bố cô tuyên bố đã cúng trình ma, thôi thì cô đã là người nhà thống lí mất rồi! Một cú đánh ngã tự do, một cái roi thật sự thẳng. Mị đi từ cuộc đời đẹp như trong tranh xuống hố sâu của địa ngục - nơi mà kẻ khác sống bằng âm thanh của tiếng than và hít thở hơi mùi máu, mà mỗi bước đi là một nỗi tủi nhục đến tột cùng. Mị sống không bằng chết, sống như một xác người trong kiếp cầm súc và rồi “có áp bức có đấu tranh”.


    Cô tìm về cha già, tay cầm nắm lá ngón. “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng lại là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới. Rõ ràng, đây là sự phản kháng quyết liệt nhưng vô vọng - một hình thức phản kháng bị động. Và sự xuất hiện của “lá ngón” lúc này mang tầm ý nghĩa tố cáo cao độ: Sự dã man của xã hội ép buộc con người lương thiện đi tìm cái chết. Nó - lá ngón, cũng là hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ đắng cay, đầy đau đớn và uất hận. Cô ném phịch xuống đất nắm lá ngón mình tự tìm hái trong rừng như một sự chuẩn bị sẵn sàng trước đó, ném trong nước mắt. Tự mình tìm đến lá ngón - độc dược của rừng xanh - đã là sự can đảm của người con gái. Nhưng ném đi độc dược để tiếp tục sống khổ lại càng can đảm hơn. Đối với Mị, thà chết đi hơn sống nhục, nhưng rồi lại thà sống nhục còn hơn bất hiếu. Chính chữ hiếu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái trẻ. Đoc cũng chính là nguyên nhân cốt yếu cho sự can đảm bán mình chuộc cha của Vương Thuý Kiều trong “Đoạn trường tân thanh” của đại thi hào Nguyễn Du. Cả hai người con gái tài năng, sắc diện và nhân phẩm tuyệt vời, điều đó kết cục chung vì chế độ xấu xa mục rữa, những thiên hương vô phúc sinh nhầm thời, những cánh hoa trôi dạt trong bão dữ. “Lá ngón” như vậy, đã mang một tầng ý nghĩa nhân sinh tuy bản thân tượng trưng cho cái chết.


    Lá ngón, giờ cũng chẳng còn theo tâm trí Mị nữa. Bởi “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Ở người con gái ấy, chẳng còn ý thức muốn phản kháng, muốn đấu tranh, chẳng còn muốn chết nữa. Nhưng chính men say của rượu và men tình của cảnh đã khơi dậy trong Mị những cảm xúc, giác quan, hồi ức và khát vọng tưởng như đã mất. Mị như sống lại những đêm về trước, “Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi”. Nhưng sực tỉnh trong thực tại, nhìn vào thân phận mình, Mị lại đau đớn thay. “Nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Khi khổ cực đắng cay nhất, khi muốn chết nhất, Mị đã tìm tới lá ngón. Nhưng ở đây, ngay cả trong khi sự sống đã tìm về, khát vọng sống đang nhen nhóm trong lòng, Mị vẫn cứ hướng về lá ngón – về cái chết. Lá ngón ở đây lại là biểu hiện cao nhất của sự sống, của khát vọng được sống cho nên “Người”, là chính mình, sống với tuổi thanh xuân và tình yêu của mình. Như vậy, lá ngón lại là hiện thân của sự sống, của sự giải thoát, sự giải thoát cuối cùng. Như cách mà Thúy Kiều chọn tự kết liễu để giữ lại chữ “tiết” hay Chí Phèo tự kết liễu đời mình để nhất định không chịu quay lại kiếp sống tha hóa, bị đồng loại ruồng bỏ như trước nữa.


    Đến lần thứ ba xuất hiện, suy nghĩ về việc ăn nắm lá ngón xuất hiện trở lại trong tâm trí Mị vào đêm tình mùa xuân. Nghe tiếng sáo “thiết tha bổi hổi”, “bay lơ lửng ngoài kia”, Mị nhẩm thầm lời bài hát và nhận ra mình còn trẻ, mình cũng muốn đi chơi nhưng cái thực tại này chẳng cho Mị có cơ hội được đi chơi, được ra ngoài kia cảm nhận sức sống xuân mơn mởn khắp đất trời cảnh vật, hòa mình vào không khí xuân vui tươi, rộn ràng âm thanh. Nghĩ vậy, Mị lại một lần nữa muốn ăn lá ngón. Chi tiết lá ngón lúc này đã tô đậm bi kịch khổ đau cuộc đời Mị. Đồng thời chi tiết cũng ngầm khẳng định rằng ý thức về thân phận, về quyền sống, quyền tự do hạnh phúc vẫn chưa thực sự lụi tắt. Sức sống, niềm khát khao ấy vẫn đang âm ỉ trong trái tim, tâm hồn Mị mà chưa có cơ hội bùng lên giúp Mị vượt thoát thực tại.


    Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng nói được nhiều hơn nó. Nằm lá ngón là biểu tượng của sự cùng cực, tuyệt vọng của con người. Cũng nắm lá ngón ấy lại là hiện thân của khát vọng sống một cách mãnh liệt, sống chân thành và sống là chính mình. Nó vừa cao đẹp nhưng lại khổ đau, nó hướng tới sự lạc quan nhưng đành chọn cách bi quan như sự giải quyết cuối cùng. Qua đó là tiếng nói xót thương cho số phận, không chỉ người phụ nữ mà còn là con người còn đang phải chịu bất công, khổ đau của xã hội cũ; tiếng nói lên án và tố cáo mạnh mẽ. Nó trở thành tiếng còi cảnh bảo cho sự cầu khẩn của đồng bào mong muốn tìm một cách giải thoát, khát khao tìm ra con đường tốt đẹp hơn. Đó chính là tiền đề để nhà văn khéo léo khẳng định con đường bền vững nhất là con đường tự khai phá và giải phóng chính mình, lựa chọn tốt đẹp nhất chính là biết tự đứng lên, để Cách mạng có thể dẫn bước. Những chi tiết dù là nhỏ nhất, dưới bàn tay người nghệ sĩ tài hoa, được điêu khắc và miêu tả một cách tỉ mỉ, để từ đó làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng câu chuyện.

    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 7
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 7
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 7
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 7
  8. M. Gorki từng nói: “Chi tiết nhỏ làm lên nhà văn lớn. Nhà văn lớn phải lớn ngay trong những chi tiết nhỏ”. Bởi lẽ chi tiết là “bụi vàng của tác phẩm”, là “người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ”, cho nên các nhà văn luôn luôn phải rèn câu, đúc chữ để sáng tạo lên những chi tiết đắt giá. Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã làm được điều đó khi để cho nhân vật Mị và nói về cái chết: “Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong lỗ vuông ấy trông ra đến bao giờ chết thì thôi”. Trong đêm tình mùa xuân, Mị nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết luôn”. Qua hai chi tiết ấy, ta sẽ thấy được sự vận động và thống nhất của hình tượng nhân vật.


    Mị đã từng là một cô gái xinh đẹp, tài hoa, có lòng yêu đời và khát vọng sống mãnh liệt. Trớ trêu thay, người con gái ấy lại chẳng thể tự quyết định lấy cuộc sống của mình vì mang trên vai món nợ của cha mẹ. Bị bắt về nhà thống lí làm con dâu gạt nợ, những ngày tháng đen tối nhất trong cuộc đời Mị bắt đầu. Dưới ách áp bức của cường quyền và thần quyền, Mị trở thành một thứ công cụ lao động, bị tê liệt mọi cảm xúc và tinh thần phản kháng. Nếu như những ngày đầu mới làm dâu nhà thống lí, “đêm nào Mị cũng khóc” và còn muốn ăn lá ngón tự tử thì giờ “Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong lỗ vuông ấy trông ra đến bao giờ chết thì thôi”. Dường như Mị đã quen, đã chấp nhận cái cuộc đời kham khổ, buồn buồn tủi tủi, không niềm vui, không hạnh phúc ấy. Cô Mị một thời tài hoa giờ phó mặc cho số phận đưa đẩy, sống trong tình trạng vô cảm, lãnh đạm. Đúng là khi “ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi”. Ý thức phản kháng ngày nào giờ đã bị dập tắt dưới ách áp bức của cường quyền và thần quyền. Phản ánh chân thực một mảng màu đen tối trong cuộc sống của người dân miền núi, Tô Hoài đã chứng tỏ mình là “người thư kí trung thành của thời đại”, giá trị hiện thực của tác phẩm vì thế càng trở nên sâu sắc.


    Thế nhưng, “nhà văn tồn tại ở trên đời làm gì nếu không phải là kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, những người bị số phận đen đủi dồn đến chân tường”. Ý thức phản kháng của Mị tưởng như đã bị dập tắt nay trở lại một lần nữa khi cô nghĩ đến cái chết: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết luôn”. Mùa xuân ở Hồng Ngài đã đánh thức vạn vật, làm bừng dậy sức sống của thiên nhiên và cả trong lòng người. Giờ đây, Mị ý thức sâu sắc về hoàn cảnh của bản thân hiện tại. Quá khứ càng tươi đẹp bao nhiêu thì thực tại lại chua xót bấy nhiêu. Mị nghĩ đến cái chết như một điều tất yếu. Cái chết giúp Mị giải thoát bản thân để không còn phải chịu đựng những trớ trêu, bất hạnh. Hóa ra, tâm hồn Mị cũng giống như hòn than ẩn dưới lớp tro tàn, chỉ cần một làn gió khẽ thoảng qua là lại bừng dậy mạnh mẽ. Sự trỗi dậy ấy là những tín hiệu đầu tiên, làm tiền đề cho sức phản kháng mạnh mẽ ở phía sau.


    Có thể thấy, Tô Hoài đã hết sức khéo léo khi sử dụng phép biện chứng tâm hồn để diễn tả tâm lí nhân vật một cách tự nhiên, logic. Ý thức phản kháng của nhân vật Mị dẫu có lúc dập tắt nhưng chưa bao giờ mất đi, nó chỉ đợi thời cơ để bùng lên mạnh mẽ. Từ chỗ bị nô lệ hóa, chai liệt mọi cảm xúc, Mị dần dần thức tỉnh và nhen nhóm ý thức đấu tranh, phản kháng. Điều này đã làm nổi bật sức sống tâm hồn nhân vật cũng như sự tài hoa trong ngòi bút kể chuyện của Tô Hoài.

    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 8
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 8
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 8
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 8
  9. Hình ảnh “lá ngón” xuất hiện ba lần trong tác phẩm và chỉ gắn liền với nhân vật Mị - người con gái miền cao lương thiện, xinh đẹp, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh.


    Cô tìm về cha già, tay cầm nắm lá ngón. “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng lại là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới. Rõ ràng, đây là sự phản kháng quyết liệt nhưng vô vọng - một hình thức phản kháng bị động. Và sự xuất hiện của “lá ngón” lúc này mang tầm ý nghĩa tố cáo cao độ: Sự dã man của xã hội ép buộc con người lương thiện đi tìm cái chết. Nó - lá ngón, cũng là hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ đắng cay, đầy đau đớn và uất hận. Cô ném phịch xuống đất nắm lá ngón mình tự tìm hái trong rừng như một sự chuẩn bị sẵn sàng trước đó, ném trong nước mắt. Tự mình tìm đến lá ngón - độc dược của rừng xanh - đã là sự can đảm của người con gái. Nhưng ném đi độc dược để tiếp tục sống khổ lại càng can đảm hơn. Đối với Mị, thà chết đi hơn sống nhục, nhưng rồi lại thà sống nhục còn hơn bất hiếu. Chính chữ hiếu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái trẻ. Đoc cũng chính là nguyên nhân cốt yếu cho sự can đảm bán mình chuộc cha của Vương Thuý Kiều trong “Đoạn trường tân thanh” của đại thi hào Nguyễn Du. Cả hai người con gái tài năng, sắc diện và nhân phẩm tuyệt vời, điều đó kết cục chung vì chế độ xấu xa mục rữa, những thiên hương vô phúc sinh nhầm thời, những cánh hoa trôi dạt trong bão dữ. “Lá ngón” như vậy, đã mang một tầng ý nghĩa nhân sinh tuy bản thân tượng trưng cho cái chết.


    Lá ngón, giờ cũng chẳng còn theo tâm trí Mị nữa. Bởi “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Ở người con gái ấy, chẳng còn ý thức muốn phản kháng, muốn đấu tranh, chẳng còn muốn chết nữa. Nhưng chính men say của rượu và men tình của cảnh đã khơi dậy trong Mị những cảm xúc, giác quan, hồi ức và khát vọng tưởng như đã mất. Mị như sống lại những đêm về trước, “Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi”. Nhưng sực tỉnh trong thực tại, nhìn vào thân phận mình, Mị lại đau đớn thay. “Nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Khi khổ cực đắng cay nhất, khi muốn chết nhất, Mị đã tìm tới lá ngón. Nhưng ở đây, ngay cả trong khi sự sống đã tìm về, khát vọng sống đang nhen nhóm trong lòng, Mị vẫn cứ hướng về lá ngón – về cái chết. Lá ngón ở đây lại là biểu hiện cao nhất của sự sống, của khát vọng được sống cho nên “Người”, là chính mình, sống với tuổi thanh xuân và tình yêu của mình. Như vậy, lá ngón lại là hiện thân của sự sống, của sự giải thoát, sự giải thoát cuối cùng. Như cách mà Thúy Kiều chọn tự kết liễu để giữ lại chữ “tiết” hay Chí Phèo tự kết liễu đời mình để nhất định không chịu quay lại kiếp sống tha hóa, bị đồng loại ruồng bỏ như trước nữa.


    Đến lần thứ ba xuất hiện, suy nghĩ về việc ăn nắm lá ngón xuất hiện trở lại trong tâm trí Mị vào đêm tình mùa xuân. Nghe tiếng sáo “thiết tha bổi hổi”, “bay lơ lửng ngoài kia”, Mị nhẩm thầm lời bài hát và nhận ra mình còn trẻ, mình cũng muốn đi chơi nhưng cái thực tại này chẳng cho Mị có cơ hội được đi chơi, được ra ngoài kia cảm nhận sức sống xuân mơn mởn khắp đất trời cảnh vật, hòa mình vào không khí xuân vui tươi, rộn ràng âm thanh. Nghĩ vậy, Mị lại một lần nữa muốn ăn lá ngón. Chi tiết lá ngón lúc này đã tô đậm bi kịch khổ đau cuộc đời Mị. Đồng thời chi tiết cũng ngầm khẳng định rằng ý thức về thân phận, về quyền sống, quyền tự do hạnh phúc vẫn chưa thực sự lụi tắt. Sức sống, niềm khát khao ấy vẫn đang âm ỉ trong trái tim, tâm hồn Mị mà chưa có cơ hội bùng lên giúp Mị vượt thoát thực tại.


    Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng nói được nhiều hơn nó. Nằm lá ngón là biểu tượng của sự cùng cực, tuyệt vọng của con người. Cũng nắm lá ngón ấy lại là hiện thân của khát vọng sống một cách mãnh liệt, sống chân thành và sống là chính mình. Nó vừa cao đẹp nhưng lại khổ đau, nó hướng tới sự lạc quan nhưng đành chọn cách bi quan như sự giải quyết cuối cùng. Qua đó là tiếng nói xót thương cho số phận, không chỉ người phụ nữ mà còn là con người còn đang phải chịu bất công, khổ đau của xã hội cũ; tiếng nói lên án và tố cáo mạnh mẽ. Nó trở thành tiếng còi cảnh bảo cho sự cầu khẩn của đồng bào mong muốn tìm một cách giải thoát, khát khao tìm ra con đường tốt đẹp hơn. Đó chính là tiền đề để nhà văn khéo léo khẳng định con đường bền vững nhất là con đường tự khai phá và giải phóng chính mình, lựa chọn tốt đẹp nhất chính là biết tự đứng lên, để Cách mạng có thể dẫn bước. Những chi tiết dù là nhỏ nhất, dưới bàn tay người nghệ sĩ tài hoa, được điêu khắc và miêu tả một cách tỉ mỉ, để từ đó làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng câu chuyện.

    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 9
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 9
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 9
    Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 9




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy