Dàn ý tham khảo số 7: Chi tiết cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ
I. Mở bài
- Giới thiệu sơ nét về tác giả cùng tác phẩm.
- Khái quát ý nghĩa và tư tưởng của “Vợ chồng A Phủ”.
- Dẫn dắt đến hình tượng tiếng sáo cùng ý nghĩa của nó trong tác phẩm.
II. Thân bài
1. Tiếng sao là chi tiết nghệ thuật xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm
- Ngoài đầu núi lấp ló đã có nghe tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.
- Tai Mị đã văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.
- Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng, thấp thoáng bay ngoài đường.
- Mị vẫn luôn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi,
2. Tiếng sáo giúp nhân vật Mị hồi sinh tâm hồn héo úa
Tiếng sáo chính là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu.
3. Tiếng sáo đã lay động và khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị
4. Tiếng sáo thôi thúc Mị hành động thoát khỏi kiếp sống nô lệ.
- Tiếng sáo có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật Mị.
- Tiếng sáo ấy cũng chính là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân.
5. Tiếng sáo thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm:
Sức sống con người cho dù bị giẫm đạp hay trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên mạnh mẽ.
III. Kết bài
- Khái quát và khẳng định giá trị cùng ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ.
- Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về hình tượng tiếng sáo, về giá trị nhân đạo ẩn chứa trong chi tiết nghệ thuật tiếng sáo trong tác phẩm.