Nguyễn Bá Tĩnh - Chú tiểu đỗ Hoàng giáp - Trở thành vị danh y.
Top 3 trong Top 10 Gương hiếu học của Việt Nam.
Nguyễn Bá Tĩnh người làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, nay là Hải Dương. Ông là người mở đầu cho y học cổ truyền Việt Nam và được phong là ông tổ ngành dược Việt Nam.
Nguyễn Bá Tĩnh sinh ra trong một gia đình nghèo, lên sáu tuổi thi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bá Tĩnh phải lên ở một ngôi chùa để nương nhờ các sư. Từ đó nhà chùa đặt tên cho chú là Tuệ Tĩnh.
Hàng ngày, chú phải quét dọn sân chùa, lau các bệ thờ rồi trồng rau, tưới cây và nấu cơm nước. Ban đêm các sư dạy cho chú học chữ để có thể đọc được kinh Phật.
Tuy làm lụng vất vả nhưng Tuệ Tĩnh không kêu ca, phàn nàn gì cả, rất chăm chỉ vun bón vườn hoa. Cây cảnh và vườn hoa trong chùa được chú chăm sóc lúc nào cũng xanh tươi rực rỡ. Vì vậy, chú được mọi người yêu mến. Sư cụ càng thương chú hơn và nghĩ đến tương lai của cậu bé. Một hôm, đi dạo vườn hoa, sư cụ bất chợt đọc câu thơ:
Hoa khai bất trạch bần gia địa
(Hoa nở không chọn đất giầu nghèo).
Bá Tĩnh đi theo sau, lòng tràn đầy hứng khởi đối lại:
Đức thụ tu bồi phúc quả chung.
(Trồng cây đức thì được quả phúc).
Từ đấy, sư cụ càng chăm dạy cho chú thành tài. Suốt mười bốn năm ròng ở chùa, Tuệ Tĩnh ngày đêm ôn luyện. Đêm khuya nhờ ánh sáng ngọn đèn thờ Phật, chú miệt mài đọc sách. Ròng rã trong suốt mười bốn năm đó, chú đã thuộc lòng kinh Phật và cả kinh sử của Nho giáo. Năm hai mươi tuổi, triều đình mở khoa thi, Tuệ Tĩnh đỗ Hoàng Giáp đời vua Trần Dụ Tông.
Sau khi thi đỗ, Tuệ Tĩnh không ra làm quan, vẫn ở chùa để sưu tầm các cây thuốc nam, chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. Chẳng bao lâu, Tuệ Tĩnh trở thành một danh y, được người đời tôn là "Vị thánh thuốc nam". Ông đã để lại một pho sách thuốc đồ sộ "Nam dược thần hiệu" (Những bài thuốc nam thần hiệu).
Để tỏ lòng biết ơn vị thầy thuốc giỏi của dân tộc, nhân dân ta đã lập đền thờ ông bên cạnh ngôi chùa xưa (chùa Hải Triều) thuộc tỉnh Nam Định. Ngày nay, cứ đến ngày 14 tháng 2 âm lịch, nhân dân lại mở hội để tưởng nhớ ông.
Nguyễn Bá Tĩnh sinh ra trong một gia đình nghèo, lên sáu tuổi thi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bá Tĩnh phải lên ở một ngôi chùa để nương nhờ các sư. Từ đó nhà chùa đặt tên cho chú là Tuệ Tĩnh.
Hàng ngày, chú phải quét dọn sân chùa, lau các bệ thờ rồi trồng rau, tưới cây và nấu cơm nước. Ban đêm các sư dạy cho chú học chữ để có thể đọc được kinh Phật.
Tuy làm lụng vất vả nhưng Tuệ Tĩnh không kêu ca, phàn nàn gì cả, rất chăm chỉ vun bón vườn hoa. Cây cảnh và vườn hoa trong chùa được chú chăm sóc lúc nào cũng xanh tươi rực rỡ. Vì vậy, chú được mọi người yêu mến. Sư cụ càng thương chú hơn và nghĩ đến tương lai của cậu bé. Một hôm, đi dạo vườn hoa, sư cụ bất chợt đọc câu thơ:
Hoa khai bất trạch bần gia địa
(Hoa nở không chọn đất giầu nghèo).
Bá Tĩnh đi theo sau, lòng tràn đầy hứng khởi đối lại:
Đức thụ tu bồi phúc quả chung.
(Trồng cây đức thì được quả phúc).
Từ đấy, sư cụ càng chăm dạy cho chú thành tài. Suốt mười bốn năm ròng ở chùa, Tuệ Tĩnh ngày đêm ôn luyện. Đêm khuya nhờ ánh sáng ngọn đèn thờ Phật, chú miệt mài đọc sách. Ròng rã trong suốt mười bốn năm đó, chú đã thuộc lòng kinh Phật và cả kinh sử của Nho giáo. Năm hai mươi tuổi, triều đình mở khoa thi, Tuệ Tĩnh đỗ Hoàng Giáp đời vua Trần Dụ Tông.
Sau khi thi đỗ, Tuệ Tĩnh không ra làm quan, vẫn ở chùa để sưu tầm các cây thuốc nam, chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. Chẳng bao lâu, Tuệ Tĩnh trở thành một danh y, được người đời tôn là "Vị thánh thuốc nam". Ông đã để lại một pho sách thuốc đồ sộ "Nam dược thần hiệu" (Những bài thuốc nam thần hiệu).
Để tỏ lòng biết ơn vị thầy thuốc giỏi của dân tộc, nhân dân ta đã lập đền thờ ông bên cạnh ngôi chùa xưa (chùa Hải Triều) thuộc tỉnh Nam Định. Ngày nay, cứ đến ngày 14 tháng 2 âm lịch, nhân dân lại mở hội để tưởng nhớ ông.