Top 10 Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" hay nhất

Hà Ngô 189 0 Báo lỗi

Một trong những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Tuân là "Chữ người tử tù". Truyện ngắn này nằm trong mạch cảm hứng chung của toàn tập truyện, ca ngợi và ... xem thêm...

  1. Top 1

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 1

    Trong “Chữ người tử tù” tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kỳ ngộ giữa Huấn Cao và quản ngục. Đó là một tình huống có tính chất éo le, kịch tính và ngang trái, bởi Huấn Cao là tử tù cò quản ngục là quản tù; Huấn Cao đứng đầu đội quân phiến loạn triều đình còn quản ngục lại là công cụ bảo vệ triều đình, đại diện cho triều đình. Huấn Cao là một anh hùng có chí khí, khí phách hiên ngang và có tài viết chữ thư pháp được ví như người tài lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa còn quản ngục mặc dù sống trong chốn cặn bã, lừa lọc, tàn nhẫn nhưng lại yêu cái đẹp, trọng người tài. Huấn Cao bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về thân cách còn quản ngục tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù bởi nhân cách. Trên bình diện xã hội, họ ở hai chiến tuyến đối lập nhau, chính vì thế tình huống truyện càng gay gắt và kịch tính hơn. Tình huống truyện giúp cho cốt truyện phát triển từ cuộc gặp gỡ đến sự biệt đại của quản ngục cho Huấn Cao rồi đến sự hiểu nhầm của Huấn Cao trước tấm lòng của quản ngục để rồi sự trân trọng và quý mến khi nhận ra tấm lòng chân thành và sự biệt đãi của quản ngục, một người biết quý trọng người tài, yêu cái đẹp. Bằng tài năng và tấm lòng yêu con người, yêu cái đẹp. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra được tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn, chỉ có thể là một cây bút tài năng mới thành công như vậy. Chữ người tử tù luôn là một truyện ngắn hấp dẫn bởi giọng riêng của Nguyễn Tuân.

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong
    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 1

  2. Top 2

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 2

    Có thể nói, yếu tố nghệ thuật đặc sắc nhất trong truyện ngắn Chữ người tử tù được Nguyễn Tuân khắc họa đó là cảnh cho chữ được ví như “ cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Cảnh cho chữ được diễn ra trong một không gian và thời gian vô cùng đặc biệt, nơi Huấn Cao viết lên những nét chữ “vuông lắm, đẹp lắm” không phải nơi thư phòng sạch sẽ, cũng không phải nơi phong cảnh hữu tình như thường lệ mà lại là không gian u tối, ngột ngạt của ngục tù “ một buồng tối, chật hẹp ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Thời gian cho chữ sao cũng thật đặc biệt, đó không phải ban ngày hay bất cứ thời điểm nào khác trong ngày mà là giữa đêm khuya khoắt, khi bóng tối bao phủ và khi mọi người đã chìm vào giấc ngủ. Huấn Cao lựa chọn thời điểm đặc biệt như vậy có lẽ là muốn giúp viên quản ngục tránh được những điều tiếng không đáng có. Bởi ngục tù là nơi đầy rẫy những thị phi, những bon chen và những trò hãm hại nhau. Huấn Cao không muốn một con người tốt đẹp như viên quản ngục bị cuốn vào vòng xoáy của sự bon chen xấu xa ấy. Cảnh Huấn Cao cho chữ được Nguyễn Tuân khắc họa đạm nét. Ở đây không phải là cảnh cho chữ bình thường nữa, mà đó đã trở thành cảnh thọ giáo thiêng liêng của người cho chữ và người nhận chữ. Lời khuyên dạy của Huấn Cao chắc khác chi một chúc thư về lẽ sống cảu đời người trước khi ông đi vào cõi bất tử. Với lời khuyên đầy tình người ấy đã có sức mạnh mãnh liệt cảm hóa tâm hồn con người bấy lâu đã cam chịu nô lệ nay nhận ra trở về với thiên lương. Tóm lại, cái phí phách tinh thần bất khuất đã chiến thắng một cách vang dội trước thái độ cam chịu nô lệ. Chữ người tử tù là bài ca bi tráng, bất diệt về thiên lương, tài năng và nhân cách cao cả của con người. Hành động cho chữ của Huấn Cao, những dòng chữ cuối cùng của đời người có ý nghĩa truyền lại cái tài hoa trong sáng cho kẻ tri âm, tri kỉ hôm nay và mai sau. Nếu không có sự truyền lại này cái đẹp sẽ mai một. Đó cũng là tấm lòng muốn giữ gìn cái đẹp cho đời.

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong
    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 2
  3. Top 3

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 3

    Trong Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng 2 nhân vật chính vừa đối lập lại vừa tương đồng: Huấn Cao - một kẻ tử tù, là đại diện cho tầng lớp bị trị và viên quản ngục đại diện cho tầng lớp cai trị. Sự đối lập giữa 2 nhân vật này còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa người sáng tạo cái đẹp với người khát vọng cái đẹp, là người viết chữ đẹp và người muốn xin chữ. Tuy nhiên, ở hai nhân vật đều là những người biết quý trọng cái đẹp, khác với một số tác phẩm khác như tác phẩm “Chí Phèo” xây dựng hai nhân vật hoàn toàn đối lập như Chí Phèo với Bá Kiến. Đối với hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã sử dụng bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa, dựa vào nguyên mẫu là Chu thần Cao Bá Quát để khắc họa nên một nhân vật có vẻ đẹp toàn diện: vẻ đẹp của tài năng - tâm hồn - khí phách. Qua cách xây dựng đó, tác giả đã làm nổi bật một người có nhân cách đẹp dù người đó bị quy tội phản nghịch triều đình. Vẻ đẹp của Huấn Cao hiện lên lồng lộng giữa chốn ngục tù tăm tối. Hình tượng đó như ngầm khẳng định sự lấn át của cái đẹp, ánh sáng và cái thiện trước cái xấu, bóng tối và tội ác.

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong
    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 3
  4. Top 4

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 4

    Bằng cách vận dụng thủ pháp đối lập tương phản, Nguyễn Tuân đã phác họa lên hình ảnh mà từ xưa đến nay chưa từng xuất hiện trong tác phẩm "Chữ người tử tù". Thú viết chữ là bộ môn nghệ thuật cao sang, thường được diễn ra trong lúc thảnh thơi, địa điểm sạch sẽ, thoáng đá, thơm mùi mực tàu, giấy trắng. Vậy mà hình ảnh người biết tạo ra cái đẹp lại cho chữ trong không gian ngục tù tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt và đầy mạng nhện. Nhà tù là nơi chan chứa những cái gì là tối tăm nhất của xã hội, bẩn thỉu, nhếch nhác nhưng lại là nơi mà cái đẹp tỏa sáng, được tạo ra. Đặc biệt, đây còn là đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao bị thi hành bản án tử nên càng trở nên vội vàng, gấp rút. Sự đối lập trong không gian cho chữ với đặc điểm của bộ môn nghệ thuật này đã góp phần to lớn thể hiện quan điểm về thẩm mĩ và nghệ thuật của Nguyễn Tuân: cái đẹp - cái xuất, cái lành - cái ác luôn đồng hành tồn tại với nhau nhưng vượt qua khỏi những giới hạn của tính chất của nó, sự nhơ nhác, đê hèn thì chân - thiện - mỹ vẫn luôn có sức sống mãnh liệt, trường tồn theo thời gian như tấm lòng của quản ngục và nét chữ đẹp của Huấn Cao nơi ngục tù.

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong
    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 4
  5. Top 5

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 5

    Không chỉ là nhà văn trọn đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân còn là một nhà chế tác tạo nên vẻ đẹp của những con chữ trong tác phẩm "Chữ người tử tù". Cách sử dụng từ ngữ, tình huống đối lập chính là những yếu tố góp phần hình thành nên sự thành công của tác phẩm. Để tái hiện lại không gian xưa cũ và cổ kính, trang trọng, Nguyễn Tuân đã sử dụng rất nhiều từ hán - việt như: vàng son, hoa trân, phiến trát, nhất sinh, tâm điền, trung đường, quyền thế, tung hoành...Bên cạnh đó, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân khi sử dụng ngôn từ giàu sức gợi hình, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên màu sắc điện ảnh trong cảnh cho chữ. Đồng thời, nghệ thuật ngôn từ đặc sắc đã giúp cho nhà văn có thể phác họa lại một cách sống động của nhân vật Huấn Cao - người nghệ sĩ tài hoa về cái đẹp bật nhất. Từ đó thể hiện thái độ trân trọng, kính cẩn của nhà văn trước nét đẹp truyền thống của dân tộc ta và phẩm chất tốt đẹp của người nghệ sĩ từ bao đời nay.

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong
    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 5
  6. Top 6

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 6

    Một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù đó là không gian. Câu chuyện được miêu tả trong cảnh ngục tù, nơi chất chứa những cái xấu, cái ác. Phòng ẩm thấp, bẩn thỉu, đầy những phân gián, phân chuột… Vậy mà, giữa khung cảnh đấy, ánh sáng của ngọn đuốc trong đêm thắp lên làm bừng tỉnh viên quản ngục. Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong bộ dạng không thể thảm hơn nhưng khí phách toát ra khiến con người ta phải ngưỡng mộ, trầm trồ. Con người có thể chung sống với cái xấu nhưng không thể để cái xấu hòa vào mình. Cảnh cho chữ cũng vậy, như một lời minh chứng rằng, cái đẹp không thể tồn tại với cái xấu. Phải giữ được sự thiện lương dù trong hoàn cảnh nào.

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong
    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 6
  7. Top 7

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 7

    Nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù đó là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Đó là xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ, có phần éo le của những con người phi thường: Huấn Cao và quản ngục. Họ gặp nhau nơi nhà tù của thực dân phong kiến đầy rẫy tội ác và tăm tối trong những ngày cuối cùng của một cuộc đời oanh liệt. Huấn Cao và quản ngục là những con người đặc biệt. Họ đều yêu nghệ thuật, trân trọng và nâng niu nghệ thuật truyền thống. Họ là những con người có thiên lương. Nhưng những bản tính lương thiện ấy lại gặp nhau nơi ngục tù tăm tối. Có lẽ chính vì thế mà địa vị xã hội của họ có phần đối lập. Huấn Cao là tử tù của chính quyền phong kiến, bị áp giải đến nhà tù tỉnh Sơn để chờ ngày xét xử. Ông là người tài giỏi, văn võ song toàn, lại có tài viết chữ đẹp. Quản ngục là người đại diện cho chính quyền phong kiến tàn bạo nhưng lại trọng người tài, say mê và trân trọng nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật thư pháp truyền thống. Xét về phương diện xã hội, họ là mối quan hệ đối nghịch, tính mạng tử tù nằm trong tay quản ngục. Xét về phương diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ. Một người sáng tạo cái đẹp, một người trân trọng, say mê và nâng niu tài hoa ấy. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo đã góp phần làm nổi hình, nổi sắc nhân vật với nét tính cách, phẩm chất cao đẹp. Một Huấn Cao tài hoa, say mê nghệ thuật, bất khuất hiên ngang ngay trước thời khắc sắp rời xa cuộc đời. Một quản ngục trọng người tài, yêu thích nghệ thuật truyền thống. Qua đó, quan niệm nghệ thuật của tác giả cũng được bộc lộ rất rõ: Cái đẹp có thể sinh ra từ nơi cái xấu, cái ác nhưng không thể sống chung và khẳng định sự bất tử cũng như sức mạnh cảm hóa của cái đẹp. Nguyễn Tuân đã thành công trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo kết hợp với bút pháp lãng mạn và cách sử dụng từ Hán Việt, lựa chọn hình ảnh, chi tiết tiêu biểu

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong
    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 7
  8. Top 8

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 8

    Cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được coi là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trước hết bởi hoàn cảnh diễn ra nó vô cùng đặc biệt: vào buổi đêm – trước khi Huấn Cao ra pháp trường đối mặt với cái chết. Huấn Cao đã viết chữ tặng viên quản ngục ngay trong ngục tù hôi hám, bẩn thỉu. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. Huấn cao – một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô những nét chữ tài hoa với một tư thế đĩnh đạc, hiên ngang. Viên quản ngục – người đại diện cho sự thống trị lại trong tư thế khúm núm, kính cẩn xin chữ. Tuy đối lập về hoàn cảnh nhưng họ lại bắt gặp sự đồng điệu giữa một con người tài hoa tạo ra cái đẹp và một người tiếp nhận, say mê cái đẹp. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp: cái đẹp luôn tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh, cái đẹp có sức cảm hoá và chiến thắng cái xấu, cái ác.

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong
    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 8
  9. Top 9

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 9

    Một trong những thành công của Nguyễn Tuân đó là xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao – nhân vật trung tâm của câu chuyện. Hình tượng nhân vật Huấn Cao được xây dựng từ nguyên mẫu Cao Bá Quát – một danh sĩ thế kỉ 19, nỗi tiếng về tài viết chữ đẹp và khí phách lừng lẫy. Ông từng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình Tự Đức. Ở Cao Bá Quát hội tụ hai phẩm chất: chí sĩ và nghệ sĩ. Nguyễn Tuân đã khai thác triệt để đặc điểm này khi xây dựng nhân vật Huấn Cao, biến Huấn Cao trở thành một ẩn dụ nghệ thuật, bộc lộ ý đồ tư tưởng của mình: Sự trân trọng, tôn thờ cái đẹp như một báu vật thiêng liêng vượt lên trên cõi đời phàm tục. Ở Huấn Cao có sự kết tụ, hài hoà giữa tài năng, khí phách và thiên lương. Huấn Cao hiện lên là người có tài năng khác thường. Nét tài hoa này trước hết thể hiện ở tài viết chữ đẹp. Đó là tài viết chữ Hán – thứ chữ tượng hình, đã được người xưa nâng lên tầm nghệ thuật – nghệ thuật thư pháp. Nguyễn Tuân đã tô đậm nhân vật tới mức khác thường và lớn lao. Trước hết, Huấn Cao lớn về tầm vóc tư tưởng, ông là người dám từ bỏ công danh để xả thân vì nghĩa lớn, phất cờ dấy binh, chống lại triều đình, trở thành kẻ đại nghịch… Ở Huấn Cao, con người nghệ sĩ đã có sự kết hợp tuyệt đẹp với con người nghĩa sĩ. Bên cạnh tầm vóc tư tưởng, nhân vật này còn lớn lao ở tư thế bất khuất, Huấn Cao bị bắt, bị khép vào tội đại hình nhưng ông vẫn giữ tư thế đàng hoàng, ung dung đến khinh bạc. Hình ảnh lồng lộng của Huấn Cao chính là biểu tượng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, là lời tụng ca bất tận cho cái đẹp vĩnh cửu của cuộc đời này, Huấn Cao không chỉ là một nghệ sĩ mà còn là một anh hùng chống phá bất công xã hội.

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong
    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 9
  10. Top 10

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 10

    Nghệ thuật sử dụng ngôn từ là điểm nghệ thuật đặc sắc nhất trong truyện. Vẻ đẹp ngôn ngữ trong Chữ người tử tù thể hiện trước hết ở việc miêu tả khung cảnh nhà ngục với lớp từ Hán Việt cổ kính nghiêm trang. Tác giả có dụng ý rõ rệt khi dựng lại một khung cảnh xưa cũ và đã đưa chúng ta trở lại quá khứ cách đây hàng trăm năm. Mở đầu là dòng chữ: phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường. Tả cảnh vật thì có vọng canh, chiếc hèo hoa, giá gươm, án thư, con song, giấy bản, ty niết, tàn đèn, chiếc gông, chậu mực, bức châm,… Tả người thì có thầy bát, thằng thập, thủ xướng, ngục tốt… Tả việc thì có cho chữ, thay bút con, đề xong khoản lạc, lĩnh ý, bái lĩnh,…Nhà văn đã mượn chữ nghĩa xưa mà khơi dậy cái không khí cổ kính trong khung cảnh của một quá khứ xa xôi.Vẻ đẹp ngôn ngữ trong Chữ người tử tù thể hiện qua sắc thái biểu cảm đa chiều, vô cùng mềm mại, thắm đẫm chất. Vẻ đẹp ngôn ngữ trong Chữ người tử tù không chỉ thể hiện ở bình diện cấu trúc ngôn ngữ mà còn ở mặt tu từ. Nói cách khác, yêu cầu về tu từ đã được đáp ứng bằng những đặc điểm của cấu trúc. Những biện pháp và phương tiện được nhà văn sử dụng thường khiến cho câu văn phải dãn ra, trổ nhiều cành nhánh rậm rạp, với những tầng bậc khác nhau và đạt hiệu quả thẩm mĩ rõ rệt. Trong các phép tu từ, thì sóng đôi cú pháp, điệp, giải nghĩa, tách câu là những biện pháp được Nguyễn Tuân ưa dùng hơn cả. Nguyễn Tuân chính là bậc thầy ngôn ngữ trong những sáng tác của mình.

    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong
    Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 10




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy