Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, ra đời vào cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc Tuồng Bắc, nhạc lễ Nam Bộ, một phần của ca Huế và ca nhạc dân gian Trung Nam Bộ. Vào ngày 5/12/2013, Đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh phía Nam. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đàn (đờn) và ca, do những người bình dân Nam Bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động vất vả. Tron đó "tài tử" được hiểu là tài năng, bậc thầy, người đàn thường được gọi là "tài tử đờn", người hát thì được gọi là "tài tử ca".
Biểu diễn Đờn ca tài tử thường trình diễn theo nhóm, một nhóm có 4-8 người và có 5 nhạc cụ chính (đàn tranh, đàn tỳ bà, kìm, đàn có và đàn tam kết hợp với sáo bảy lỗ). Người hát có thể là nam hoặc nữ bình đẳng. Thời điểm diễn của Đờn ca tài tử không chỉ trong những dịp đặc biệt mà ban nhạc còn diễn theo yêu cầu của khách du lịch, hoặc biểu diễn theo ngẫu hứng. Địa điểm biểu diễn có thể là những nơi như bóng mát, sân đình, trên thuyền.Những tác phẩm Đờn ca tài tử thường nói về những vẻ đẹp của sự vật hiện tượng, đời sống sinh hoạt của người dân lao động.
Ngày nay, Đờn ca tài tử mặc du không còn thịnh hành như trước nhưng đây vẫn là một loại hình diễn xướng được nhiều người yêu thích và đước trình diễn thường xuyên.
Một số nghệ sĩ Đờn ca tài tử nổi tiếng: Cao Văn Lầu, Trần Văn Khê,...
Địa bàn diễn xướng: Trải rộng 21 tỉnh phía Nam