Cao nguyên Station (Hoa Kỳ)
Cao nguyên Station là một trạm nghiên cứu có vị trí tại trung tâm cao nguyên Nam Cực, được thành lập bởi Quỹ Khoa học quốc gia và Hải quân Hoa Kỳ. Nơi này chỉ có khoảng dưới 20 nhà khoa học định cư để thực hiện công việc nghiên cứu của riêng mình. Nhiệt độ thấp nhất tại nơi này đã từng được ghi nhận là -84 độ C, thường vào khoảng thời gian là tháng 6 và tháng 7.
Châu Nam Cực, xét trung bình, là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và cao nhất trong tất cả các lục địa. Châu Nam Cực được xem là 1 hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục. Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C (−129 °F), dù vậy nhiệt độ trung bình quý III (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F).
Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000-5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.
Lục địa Nam Cực hoang dã, ngoài những thông tin được khá nhiều người biết đến như vùng đất lạnh lẽo, băng giá nhất thế giới; hình ảnh những lớp tuyết dày và các tảng băng trôi, hay chỉ có các loài động vật chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết sinh sống như chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi,… thì còn rất nhiều điều thú vị mà bất cứ ai yêu thích phiêu lưu, mạo hiểm đều mong muốn được tìm tòi, khám phá.
Nơi đây sở hữu đến 90% lượng băng của toàn thế giới. Những khối băng ở châu lục lạnh giá này, cũng chính là nguồn dự trữ nước ngọt khổng lồ...Được thành lập và điều hành bởi Quỹ Khoa học Quốc gia và Hải quân Hoa Kỳ, cao nguyên hiện là một trạm nghiên cứu của Mỹ nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Cực. Tháng lạnh nhất của nơi này là tháng Bảy khi nhiệt độ xuống đến -119,2 F.