Giúp con hiểu ý nghĩa của món ăn truyền thống ngày Tết
Tết đến gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn với các món ăn truyền thống, trước là để cúng tổ tiên, sau là để mọi người trong nhà cùng thưởng thức, quây quần. Các món ăn truyền thống ngày Tết không chỉ đa dạng về loại món mà còn chứa đựng những điều ý nghĩa để khởi đầu cho một năm mới an lành, thịnh vượng.
Các món ăn ngày Tết cũng mang nhiều ý nghĩa về mong ước một năm mới an lành và thịnh vượng. Bạn có thể kể bé nghe “Sự tích bánh chưng, bánh dày” để dạy con trân trọng những người nông dân đã vất vả làm ra hạt gạo trắng thơm. Hoặc để con phụ giúp mình trong việc chế biến các món ăn truyền thống. Tuỳ từng vùng miền, người ta chọn lựa 5 loại quả khác nhau (hoặc có thể nhiều loại hơn để bày cho đẹp mắt) để xếp thành một đĩa quả nhiều màu sắc, vô cùng bắt mắt. Mỗi loại quả lại mang một ý nghĩa khác nhau, thể hiện ước muốn của mỗi gia đình trong năm sắp tới.
Bánh Chưng được coi là linh hồn của ngày Tết, là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Việt và cũng là thức bánh có lịch sử lâu đời. Khi gói bánh chưng, có thể cho con phụ giúp những việc nhỏ, cha mẹ hãy kể cho con về sự tích “Bánh Chưng, bánh Giày” từ thưở khai thiên lập địa để nhớ về cội nguồn, hướng về tổ tiên. Qua đó, các con sẽ càng trân trọng hơn giá trị lao động, hiểu được được sự vất cả của những người nông dân làm ra hạt gạo.