Vũ Tuấn Chiêu - Không phụ công vợ nuôi ăn học.
Top 4 trong Top 10 Gương hiếu học của Việt Nam.
Vũ Tuấn Chiêu sinh năm 1423 tại làng Xuân Lôi, xã Cổ Đa, tổng Cổ Đa (nay là làng Xuân Lôi, xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ông mồ côi cha lúc năm tuổi, theo mẹ về sinh sống ở quê ngoại tại làng Nhật Chiêu, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, Thăng Long (nay là làng Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội ). Đến năm hai mươi tuổi, đang học dở dang thì mẹ mất. Không nơi nương tựa, ông phải trở về Nam Trực để nhờ vả bên nội. Về quê, ông được một gia đình khá giả gả con gái cho. Người vợ tên là Trần Thị Chìa, đã khuyên chồng đi học tiếp.
Hàng tháng, bà gánh gạo lên tận nơi chồng học mà không hề phàn nàn gì. Nhưng nghĩ cảnh gia đình bố mẹ mất sớm, ông Chiêu thường buồn phiền nên thiếu quyết tâm. Thầy đồ dạy ông Chiêu thấy ông chậm tiến bộ nên có lúc đã nói thực với hai vợ chồng, khuyên nên về quê làm ruộng. Người vợ nước mắt đầm đìa, dẫn chồng về quê. Trên đường về, khi qua một con mương có cầu đá bắc qua, hai vợ chồng ngồi nghỉ. Người vợ vẻ mặt còn buồn hơn chồng. Khi nhìn thấy các cột đá ở chân cầu đều đã bị xói mòn, người vợ nói:
- Nước chảy đá mòn. Nếu mình cứ chịu học thì thế nào cũng thành tài.
Ông Chiêu vừa thương vợ, vừa giận mình nên quyết chí quay lại, xin thầy cho học tiếp. Từ đó, ông chỉ chuyên tâm vào học tập.
Đến khoa thi năm 1475, đời vua Lê Thánh Tông, có hàng nghìn thí sinh đi thi. Khoa này có bốn mươi ba người đỗ. Ông Chiêu đứng đầu bảng với danh hiệu Trạng Nguyên, năm đó ông đã năm mươi tuổi. Như vậy là ông đã không phụ công vợ nuôi ăn học suốt ba mươi năm.
Hàng tháng, bà gánh gạo lên tận nơi chồng học mà không hề phàn nàn gì. Nhưng nghĩ cảnh gia đình bố mẹ mất sớm, ông Chiêu thường buồn phiền nên thiếu quyết tâm. Thầy đồ dạy ông Chiêu thấy ông chậm tiến bộ nên có lúc đã nói thực với hai vợ chồng, khuyên nên về quê làm ruộng. Người vợ nước mắt đầm đìa, dẫn chồng về quê. Trên đường về, khi qua một con mương có cầu đá bắc qua, hai vợ chồng ngồi nghỉ. Người vợ vẻ mặt còn buồn hơn chồng. Khi nhìn thấy các cột đá ở chân cầu đều đã bị xói mòn, người vợ nói:
- Nước chảy đá mòn. Nếu mình cứ chịu học thì thế nào cũng thành tài.
Ông Chiêu vừa thương vợ, vừa giận mình nên quyết chí quay lại, xin thầy cho học tiếp. Từ đó, ông chỉ chuyên tâm vào học tập.
Đến khoa thi năm 1475, đời vua Lê Thánh Tông, có hàng nghìn thí sinh đi thi. Khoa này có bốn mươi ba người đỗ. Ông Chiêu đứng đầu bảng với danh hiệu Trạng Nguyên, năm đó ông đã năm mươi tuổi. Như vậy là ông đã không phụ công vợ nuôi ăn học suốt ba mươi năm.