Kaaba – Ả Rập Saudi
Ả Rập Saudi được coi là cái nôi của đạo Hồi xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ 7. Nước này có 2 thánh địa của đạo Hồi là Mecca và Medina. Thế kỷ 16, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Ả Rập Saudi. Quốc gia Ả Rập Saudi bắt đầu tại trung Ả Rập từ khoảng năm 1750. Một vị vua cai trị trong vùng là Muhammad bin Saud, đã liên minh với một nhà cải cách Hồi giáo là Muhammad Abd Al-Wahhab, để tạo ra một thực thể chính trị mới. Việc khám phá ra dầu vào tháng 3, 1938 đã làm đất nước này thay đổi toàn bộ về mặt kinh tế và hình thành nên những công trình kiến trúc nổi tiếng như Kaaba.
Kaaba là một tòa nhà hình hộp chữ nhật tọa lạc trong trung tâm sân thánh đường hồi giáo Al-Masjid Al-Haram tại Mecca, Ả Rập Saudi. Tòa nhà này cao khoảng 13,1 m, có đáy 11,03 m × 12,62 m, 4 cạnh chỉ về 4 hướng chính. Đây được xem là trung tâm thánh địa thiêng liêng nhất của đạo Hồi. Về phía đông của Kaba có một phiến đá đen được cho là di tích của Hồi giáo. Theo truyền thống Hồi giáo, phiến đá ấy đã được gắn nguyên vẹn vào bức tường của Kaaba bởi chính nhà tiên tri Muhammad trong khoảng năm 605 sau Công Nguyên. Kể từ đó, phiến đá đã bị phá hủy thành nhiều mảnh và cho đến tận bây giờ mới được gắn vào một khung bằng bạc ở mặt bên của Kaaba.