Khoai tây
Khoai tây là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin: A, C, B... và các khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt hay kali. Ngoài ra, một củ khoai tây còn rất giàu chất xơ và các protein. Nhờ đó, việc tiêu thụ khoai tây đúng thời điểm, đúng chừng mực sẽ có tác dụng trong việc giảm stress và nâng cao tinh thần đồng thời chống trầm cảm và ngừa ung thư cũng như giảm nguy cơ táo bón... Các nhà khoa học tại Trường Đại học Manchester ở Anh đã phát hiện ra rằng khoai tây chứa các phân tử kháng khuẩn mạnh mẽ có thể giúp điều trị được chứng loét dạ dày, giúp ngăn chặn sự phát triển của tất cả các loại vi khuẩn trong dạ dày gây ra các tình trạng loét dạ dày, ợ nóng.
Khoai tây không chứa cholesterol, nhưng tùy thuộc vào cách nấu, bạn có thể vô tình “bổ sung” cholesterol vào khoai tây bằng cách chiên với dầu ăn. Cholesterol là loại chất béo cần thiết cho sự phát triển các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol lại có thể gây xơ vữa động mạch, đau tim… Đôi khi, ăn khoai tây thực sự có thể gây tăng cân, đặc biệt nếu bạn chiên và ăn kèm với các thực phẩm giàu chất béo như phô mai. Bên cạnh đó, một số người không nên ăn khoai tây vì nhiều loại khoai tây có chỉ số đường huyết cao có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây. Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng không nên ăn nhiều khoai tây, vì khoai tây dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng bà mẹ và thai nhi...