Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ
Trước đây, người Việt Nam đa phần sống bằng nghề nông nghiệp nên phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, họ nghe thần linh, có thể nói hằng số văn hóa của người Việt xưa là luôn “động”, có nghĩa là không tĩnh, không yên ả. Vì vậy, họ mong một cuộc sống yên bình, yên lành, nên sẽ tin vào những điều kiêng kỵ đó và luôn tuân thủ. Thế mới có câu "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành trong dân gian. Đặc biệt là thời điểm đầu tiên của một tháng, một năm được người xưa rất coi trọng. Bởi đây được coi là sự khời đầu mới, có nhiều biến động, thay đổi mang ý nghĩa tích cực, tốt đẹp.
Đầu tháng mà đi thăm gái đẻ là rông "Sinh dữ tử lành", các cụ vẫn kiêng thế. Đối với người làm ăn lớn, buôn bán họ cho rằng họ đi thăm bà đẻ thì vận may trong công việc làm ăn của họ sẽ nhanh chóng đến nên thường họ chờ cho đứa bé đầy tháng mới đến thăm. Đối với người bình thường họ cho rằng đi thăm bà đẻ khi họ sinh con được đầy tháng thì mới không bị Xui. Đối với những người có bầu các cụ cho rằng, nếu bà bầu đi thăm bà đẻ thì con sẽ ganh nhau (em bé của bà đẻ và em bé trong bụng của bà bầu), rồi đến lúc bà bầu đẻ con ra nó sẽ bị Đẹn. Đối với các tài xế lái xe lại rất kiêng kỵ đi thăm gái đẻ, bởi họ quan niệm sẽ gặp nhiều vận hạn, xui rủi, làm ăn thất bát, ...Thực ra, dân gian kiêng đi thăm gái đẻ trong vòng một tháng đầu không hoàn toàn là do mê tín. Trong vòng tháng đầu, cả mẹ lẫn bé đều đang rất bấy bớt, mệt mỏi, cần ngủ nhiều, cần được yên tĩnh và sạch sẽ. Nếu người đến thăm nhiều, ồn ã, bụi bậm sẽ nhiễm vào mẹ và bé, ngay cả nếu như khách bị cảm cúm, bệnh tật, sẽ càng nguy hiểm hơn.