Top 12 Điều kiêng kị ngày rằm, mồng một bạn nên biết

Lan Huong Nguyen 43257 0 Báo lỗi

Đối với người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung, phong tục của người Phương Đông là có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Mặc dù sự thực hư, đúng sai của ... xem thêm...

  1. Đối với người Việt Nam nói riêng, người Á Đông nói chung từ lâu đã hình thành tập quán ”Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, người ta thường kiêng kị ngày mùng 1 tránh xuất tiền để cả tháng làm ăn được suôn sẻ, may mắn. Ngày mùng 1 và ngày rằm được người Việt ta coi là ngày sóc, vọng mang ý nghĩa cát tường, là ngày tốt nhất trong tháng. Do vậy, ngày nay mọi người cũng theo đó mà kiêng kị để mong may mắn cho cả gia đình còn hơn là không kiêng gì để cả tháng lo lắng, bất an. Trong khoảng thời gian đầu tháng, cố gắng giữ cho tiền vào để tháng mới thu được nhiều tài lộc. Vì vậy, việc cho vay tiền đầu tháng với những người này đồng nghĩa với việc mang tài lộc của mình đi cho người khác, may mắn sẽ chuyển cho người nhận.

    Điều này không có nghĩa là bạn hoàn toàn không nên cho bất cứ ai vay mượn vào ngày mùng 1. Trong trường hợp cấp thiết, việc cho người khác mượn tiền để giải quyết những vấn đề cấp bách là điều nên làm. Bạn không nên chỉ vì kiêng kị mà không giúp người khác khi điều kiện bản thân có thể, điều này mới chính là tự mình chuốc lấy nhân quả báo ứng. Bạn đừng quá lo lắng bởi một số việc nên làm vào đầu tháng.

    Kiêng vay mượn tiền, xuất tiền của
    Kiêng vay mượn tiền, xuất tiền của
    Kiêng vay mượn tiền, xuất tiền của
    Kiêng vay mượn tiền, xuất tiền của

  2. Theo quan niệm dân gian vào hai ngày này là lúc mặt trăng mặt trời đối xứng nhau, có thể trông rõ nhau hơn, để từ đó soi rọi vào mỗi tâm hồn để cho nó trở nên trong sạch, minh mẫn, sáng suốt hơn và đẩy lùi được mọi tối tăm, vẩn đục. Nhờ vào sự thông suốt đó, mà con người có thể thông thương, liên hệ được với Thánh Thần, ông bà Tổ Tiên một cách thuận lợi nhất. Chính lòng thành cầu nguyện chân thành sẽ chạm tới sự cảm ứng giữa quỷ Thần, Phật Thánh và con người trong tiểu vũ trụ “thiên địa nhân”, giúp gia hộ, phù trợ an lành cho mỗi người. Tuy không có bằng chứng khoa học nào, nhưng hầu hết người Việt Nam đều kiêng ăn một số món vào đầu tháng, bởi theo quan niệm dân gian thì nếu ăn các món này, cả tháng sẽ gặp vận đen, xúi quẩy, thậm chí còn mất của, hao tổn sức khỏe...

    Một số món ăn
    mà người Việt thường kiêng ăn vào đầu tháng là: mực, thịt chó, thịt vịt, cá mè, trứng vịt lộn, mắm tôm, ốc, chuối, xôi trắng, thậm chí một số vùng còn không ăn tôm vì sợ đi giật lùi như tôm. Tuy nhiên, vài món lại được sử dụng vào cuối tháng để "giải đen" như thịt chó, thịt vịt...Kiêng bày lễ cúng bằng thịt chó, thịt mèo, đỗ đen, bún, ốc, cua… Vì theo quan niệm dân gian, chó là con vật ăn cả những thứ uế tạp nên không thể lấy thịt của nó làm món ăn cúng các cụ. Còn mèo lại là con vật quá gần gũi, thân thiết với con người vì nó giúp con người diệt chuột, bão vệ hoa màu nên người ta không những không cúng bằng thịt mèo mà một số nơi còn kiêng không ăn thịt mèo. Cua, ốc là loài sống duới nước, chuyên sục xuống bùn và ăn những thứ bẩn thỉu nên người ta cũng cho những thứ món ăn chế biến từ cua ốc là những món không tinh khiết nên không thể bày lên bàn thờ. Tương tự như thế, bún và thịt bò cũng được coi là món ăn không tinh khiết nên người ta không dùng để cúng. Kiêng cúng thịt sống ở bàn thờ tại gia.

    Kiêng một số món ăn
    Kiêng một số món ăn
    Kiêng một số món ăn
    Kiêng một số món ăn
  3. Ngày rằm và mùng 1 hàng tháng là 2 ngày quan trọng, vào ngày này người Việt Nam thường thắp hương cúng tổ tiên, thổ địa xin sức khỏe, may mắn. Trong thực tế, một số người vẫn ngại cắt tóc vào sáng ngày mùng 1 âm lịch đầu tháng vì họ sợ nếu cắt tóc thì tài lộc sẽ tiêu hao suốt cả tháng đó. Không chỉ vậy, hành động này cũng khiến sức khỏe của bạn bị suy giảm, gặp phải xui xẻo cả tháng hoặc thậm chí là cả năm. Đây là một kiêng kị đã có từ lâu mà người dân ta vẫn truyền nhau. Đó là lý do vì sao vào những ngày đầu tháng, các quán cắt tóc ở nước ta thường rất vắng khách. Theo quan điểm tâm linh của người Việt, tóc là bộ phận của con người, không muốn cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong ngày đầu tháng, bởi cắt là mất, nó có thể cho ta gặp những chuyện không suôn sẻ hoặc hay ốm đau.


    Tóc, móng tay là tượng trưng cho dương khí của bản thân. Khi bạn cắt tóc, móng tay là đã tự cắt đi phần dương khí của mình khiến “âm thịnh dương suy”, không tốt cho sức khỏe kéo theo nhiều điều không may mắn, ảnh hưởng vận mệnh cả tháng. Nếu cắt tóc vào những thời điểm này mang ngụ ý "cắt là mất", mất đi sự tốt đẹp, may mắn. Nghĩa là thay đổi tiêu cực, cắt là cắt đi vận may, có thể gặp những chuyện không suôn sẻ, hoặc hay ốm đau. Vậy bạn đã hiểu vì sao nên kiêng cắt tóc. Đây thực chất nó là văn hóa, kiêng kỵ truyền miệng mà chưa có một cuộc khảo sát xã hội học nào chứng minh cho những điều kiêng kỵ này là đúng hay sai.

    Kiêng không được cắt tóc
    Kiêng không được cắt tóc
    Kiêng không được cắt tóc
    Kiêng không được cắt tóc
  4. Đối với những người buôn bán, ngày đầu tháng luôn là ngày vô cùng quan trọng. Họ sẽ thắp hương, khấn vái với mong muốn gặp được may mắn trong cả tháng. Ngoài ra, họ cũng đặc biệt chú ý, quan tâm đến người "mở hàng". Họ rất kiêng những người đã ngã giá định mua nhưng rồi lại không mua nữa. Người buôn bán quan niệm rằng nếu họ gặp những khách hàng như thế thì cả tháng họ sẽ gặp "dông". Sẽ rất may nếu cả hai người cởi mở, thuận mua vừa bán. Để xua đuổi sự xúi quẩy này người bán hàng sẽ phải "đốt vía" bằng cách vơ vội nắm rác hay que đóm, tờ giấy... quanh đó rồi châm lửa đốt ngay trước mặt người mua hàng vô duyên đó.


    Điều này cũng được chú ý ngay cả buổi sáng - khi mà người bán hàng "mở hàng". Người buôn bán thường rất kị việc sáng sớm đầu ngày bị khách hàng mặc cả nhiều lần mà không đồng ý mua đồ, đặc biệt là vào ngày mùng 1 đầu tháng. Với họ việc này kéo theo sự xúi quẩy dễ dẫn tới ế ẩm hàng hóa cả một ngày dài. Chính vì vậy, người mua hàng thông thái cần khéo léo tránh việc mặc cả mà không mua hàng trong ngày mùng 1 hàng tháng. Thậm chí, trong tháng cô hồn nhiều người cũng tránh mua sắm những đồ không cần thiết vì sợ mang đến điềm gở. Người tiêu dùng thông minh sẽ luôn biết chỉ mua giới hạn những đồ dùng tất yếu để tránh lãng phí tiền của.

    Kiêng kì kèo giá cả rồi không mua
    Kiêng kì kèo giá cả rồi không mua
    Kiêng kì kèo giá cả rồi không mua
    Kiêng kì kèo giá cả rồi không mua
  5. Trước đây, người Việt Nam đa phần sống bằng nghề nông nghiệp nên phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, họ nghe thần linh, có thể nói hằng số văn hóa của người Việt xưa là luôn “động”, có nghĩa là không tĩnh, không yên ả. Vì vậy, họ mong một cuộc sống yên bình, yên lành, nên sẽ tin vào những điều kiêng kỵ đó và luôn tuân thủ. Thế mới có câu "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành trong dân gian. Đặc biệt là thời điểm đầu tiên của một tháng, một năm được người xưa rất coi trọng. Bởi đây được coi là sự khời đầu mới, có nhiều biến động, thay đổi mang ý nghĩa tích cực, tốt đẹp.


    Đầu tháng mà đi thăm gái đẻ là rông "Sinh dữ tử lành", các cụ vẫn kiêng thế. Đối với người làm ăn lớn, buôn bán họ cho rằng họ đi thăm bà đẻ thì vận may trong công việc làm ăn của họ sẽ nhanh chóng đến nên thường họ chờ cho đứa bé đầy tháng mới đến thăm. Đối với người bình thường họ cho rằng đi thăm bà đẻ khi họ sinh con được đầy tháng thì mới không bị Xui. Đối với những người có bầu các cụ cho rằng, nếu bà bầu đi thăm bà đẻ thì con sẽ ganh nhau (em bé của bà đẻ và em bé trong bụng của bà bầu), rồi đến lúc bà bầu đẻ con ra nó sẽ bị Đẹn. Đối với các tài xế lái xe lại rất kiêng kỵ đi thăm gái đẻ, bởi họ quan niệm sẽ gặp nhiều vận hạn, xui rủi, làm ăn thất bát, ...Thực ra, dân gian kiêng đi thăm gái đẻ trong vòng một tháng đầu không hoàn toàn là do mê tín. Trong vòng tháng đầu, cả mẹ lẫn bé đều đang rất bấy bớt, mệt mỏi, cần ngủ nhiều, cần được yên tĩnh và sạch sẽ. Nếu người đến thăm nhiều, ồn ã, bụi bậm sẽ nhiễm vào mẹ và bé, ngay cả nếu như khách bị cảm cúm, bệnh tật, sẽ càng nguy hiểm hơn.

    Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ
    Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ
    Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ
    Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ
  6. Ngày mồng Một (hay ngày Sóc – ám chỉ sự khởi đầu, bắt đầu), được cho là ngày đầu tiên để bắt đầu của một tháng. Vào ngày này, mỗi gia đình đều thể hiện niềm mong cầu về sự tốt đẹp cho cả một tháng đó thông qua hành động và lời nói của bản thân.– Ngày Rằm gọi là ngày Vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Trong ngày này, mọi người sẽ cùng nhìn lại những việc đã làm được và cố gắng hoàn thành những việc còn dang dở của tháng, để chuẩn bị cho một tháng mới tốt đẹp hơn. Ngoài ra, đối với người Việt ta ngày Sóc, Vọng còn là ngày để con cháu tưởng nhớ về Tổ tiên, thờ cúng ông bà, ông vải, những người đã khuất và mong cầu sự phù hộ từ những người đó. Chính vì vậy, ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường”, là ngày tốt nhất trong một tháng.


    Ông bà ta quan niệm đầu tháng mà đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương là điều không tốt. Từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày đầu tháng không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình. Thậm chí người ta còn liên hệ đến chuyện tình cảm trai gái, nếu có làm vỡ đồ vật thì đó cũng bị xem là điềm báo không hay. Vì vậy thường thường, người ta hạn chế tới mức tối đa việc làm bể hay vỡ vật dụng gia đình.

    Không làm đổ vỡ đồ dùng
    Không làm đổ vỡ đồ dùng
    Không làm đổ vỡ đồ dùng
    Không làm đổ vỡ đồ dùng
  7. Nhiều người rất kiêng kỵ việc nói tới những điều rủi ro trong ngày đầu tháng vì sợ rằng cả tháng cũng sẽ gặp phải rủi ro như lời đã nói. Những phát ngôn ngày đầu tháng sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong tháng đó. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo như “Chết mất” hay "Tiêu rồi”, "Hỏng rồi”. Đó là những từ không may mắn, thay vào đó bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình. Vì nhiều người tin rằng cả tháng sẽ dễ gặp những điều không may như những lời đã nói. Kiêng không nói bậy chửi tục để tránh cả tháng gặp phải nhiều điều thị phi. Người chính trực nói những lời ngay thẳng, tử tế, kẻ tiểu nhân sẽ lời ra họa vào.


    Việc cãi vã to tiếng là dấu hiệu của việc bất hòa, và tất nhiên không ai mong cả một tháng không vui vẻ. Gia đình thuận hòa luôn là tiền đề tạo thành công cho mỗi cá nhân, tập thể. Vào những đầu tháng, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào. Người lớn tránh quát mắng, trẻ con không khóc lóc để giữ cho hòa khí cả tháng luôn vui vẻ, hòa thuận. Người ta cho rằng nếu nói tới điều rủi ro trong ngày này sẽ khiến điều đó vận vào mình chính vì vậy tốt nhất là không nói đến những chuyện không vui, chuyện xấu.

    Kiêng không nói tới điều rủi ro
    Kiêng không nói tới điều rủi ro
    Kiêng không nói tới điều rủi ro
    Kiêng không nói tới điều rủi ro
  8. Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.


    Tuy hiện nay, quan niệm này đã không còn khắt khe như trước nữa nhưng rất nhiều cặp đôi vẫn kiêng kị chuyện này trong ngày rằm bởi bởi các cụ ngày xưa cũng đã có hàng nghìn năm kiểm chứng mới đưa ra kết luận như vậy. Nên nhớ rằng, những điều ảnh hưởng đến sức khỏe từng chút một mà con người không thể cảm nhận được nhưng hậu quả về lâu dài thì thật đáng sợ. Một là, các cặp vợ chồng tuyệt đối không được 'yêu' vào ngày đầu tháng, giữa tháng và cuối tháng Âm lịch. Nếu phạm vào điều cấm kị này, con cái sinh ra sẽ bị thương tổn, còn nam giới cũng bị ảnh hưởng xấu đến tinh khí sau này.

    Kiêng kị chuyện vợ chồng
    Kiêng kị chuyện vợ chồng
    Kiêng kị chuyện vợ chồng
    Kiêng kị chuyện vợ chồng
  9. Vào buổi sáng sớm, nếu có việc phải đi xa, đi buôn bán, đi làm ăn thì người ta rất kỵ ra ngõ gặp đàn bà con gái hay người vía dữ, khó tính, keo kiệt. Để tránh gặp phải vía dữ, người ta sẽ hẹn với một người (có tình tình cởi mở, hay gặp may mắn) đứng đón ở ngõ khi người này đi ra thì người đón ngõ sẽ chào hỏi và chúc lên đường may mắn. Đối với những người buôn bán, ngày đầu tháng luôn là ngày vô cùng quan trọng. Họ sẽ thắp hương, khấn vái với mong muốn gặp được may mắn trong cả tháng. Ngoài ra, họ cũng đặc biệt chú ý, quan tâm đến người "mở hàng". Ở phương Tây, người ta gọi họ là những người mệnh ác, còn theo quan niệm phương Đông thì họ là những người nặng vía.

    Để xua đuổi sự xúi quẩy này người bán hàng sẽ phải "đốt vía" bằng cách vơ vội nắm rác hay que đóm, tờ giấy... quanh đó rồi châm lửa đốt ngay trước mặt người mua hàng vô duyên đó. Điều này cũng được chú ý ngay cả buổi sáng khi "mở hàng". Thế nhưng, cũng thật đáng thương và bất công cho những người có vía dữ bởi bản thân họ không hề cố ý cũng như không thể kiểm soát nổi sự hấp thu hay phát tán nguồn năng lượng từ cơ thể mình. Họ đều không muốn những điều không may xảy đến với những người họ từng tiếp xúc.

    Kiêng gặp gái, gặp người vía dữ
    Kiêng gặp gái, gặp người vía dữ
    Kiêng gặp gái, gặp người vía dữ
    Kiêng gặp gái, gặp người vía dữ
  10. Dân gian vẫn có câu "trai mồng một, gái ngày rằm" ý muốn chỉ những bé trai sinh ngày mùng 1 và bé gái sinh ngày rằm thường rất "khó nuôi". Vì vậy nên tránh sinh con vào những ngày này. Đã có nhiều cách lý giải khác nhau về tục kiêng kỵ này nhưng không phải lý giải nào cũng thực sự thuyết phục. Dưới góc độ lý học Đông Phương, mỗi người sinh ra đều chịu ảnh hưởng của không gian và thời gian (tượng trưng là các chòm sao). Theo đó, Mặt Trăng tượng trưng bởi sao Thái Âm mang năng lượng âm. Vì vậy, vào ngày rằm khi trăng tròn, Thái Âm sẽ vượng nhất, năng lượng âm đạt cực đại, con gái sinh vào ngày này sẽ là cực âm thành ra cá tính, khó dạy dỗ.


    Văn hóa phương Đông vẫn tồn tại những câu chuyện bí ẩn về việc ma cà rồng xuất hiện cùng chu kỳ của mặt trăng. Ngày mùng 1 là bắt đầu cho một chu kỳ mới, ngày 15 trăng sáng nhất lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần. Vì thế người ta gắn câu chuyện này vào những người được sinh ra trong hai đêm đó để tăng thêm tính huyền bí. Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) lý giải mối quan hệ giữa việc con trai sinh đêm mùng một, con gái sinh đêm hôm rằm trên cơ sở sức hút của mặt trăng với thủy triều. Theo đó, sức hút của mặt trăng theo âm lịch, mặt trời theo dương lịch. Sức hút của mặt trăng gây ra trạng thái "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người, khiến chất lỏng trong cơ thể thay đổi. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh. "Đồng thời, ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác", ông Khanh nói.

    Kiêng sinh con gái vào ngày rằm
    Kiêng sinh con gái vào ngày rằm
    Kiêng sinh con gái vào ngày rằm
    Kiêng sinh con gái vào ngày rằm
  11. Như lời khuyên của ông cha ta, "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Để có thể nói được những lời hay ý đẹp, chúng ta cũng cần tập luyện thì mới có thể trở thành một thói quen tốt.


    Nói bậy chửi tục chắc chắn là thói quen không tốt, cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.


    Kiêng nói bậy, chửi tục
    Kiêng nói bậy, chửi tục
    Kiêng nói bậy, chửi tục
    Kiêng nói bậy, chửi tục
  12. Trong ngày rằm và ngày 1 bạn không nên đi câu cá bởi trong quan niệm tâm linh thì hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. Vì vậy, vào ngày rằm người ta thường không đi câu cá.


    Mọi người nên lưu ý kẻo lại rước tai họa vào thân mọi việc diễn ra không được may mắn kiến bạn dễ rơi vào cảnh hao tài tán lộc. Ngoài ra, khi bạn đi câu cá vào ngày rằm khiến cá mắc câu sẽ gây họa đau ốm, bệnh tật hại sức khỏe.

    Kiêng câu cá
    Kiêng câu cá
    Kiêng câu cá
    Kiêng câu cá



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy