Top 10 Bí quyết thúc đẩy sự nghiệp phát triển bạn nên biết

Phương Bùi 177 0 Báo lỗi

Trong công việc ai cũng muốn mọi thứ được suôn sẻ, thuận lợi, ngày càng thăng tiến. Một tương lai tốt đẹp sẽ không đến với những ai mãi dậm chân tại chỗ. Học ... xem thêm...

  1. Hãy xây dựng một chiến lược sự nghiệp dài hạn, hay ít nhất là vịt trí mà bạn muốn đạt được, ngay từ bây giờ. Hãy tả lời câu hỏi: "Mình thực sự muốn làm gì?", "Mình sẽ ở vị trí nào trong 5 - 10 năm tới?". Bạn có thể xin ý kiến của những người có kinh nghiệm đang làm công việc đó để tham khảo ý kiến và học hỏi nhiều hơn. Để hoạch định chiến lược nghề nghiệp, điều đầu tiên là phải viết ra. Trả lời các câu hỏi: Bạn đánh giá như thế nào về vị trí và công việc hiện tại? Bạn muốn đi đâu và bằng cách nào để đến được đích?... Bản kế hoạch tốt nhất thường dài từ 3-5 trang, trình bày chi tiết, bao gồm cả thời gian, phương tiện đo lường hiệu quả. Chiến lược này phải hài hoà, linh hoạt và phản ứng nhanh với các thay đổi. Bạn nên dành thời gian để xem xét lại kế hoạch, cập nhật hay thực hiện các điều chỉnh cần thiết ít nhất một lần/1 tháng.


    Dù trong công việc hay cuộc sống, nghiên cứu cho thấy những cá nhân hạnh phúc nhất là những người có mục tiêu nhất định, cả dài hạn và ngắn hạn. Nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp của mình thì một chiến lược phù hợp là: lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới. Lập kế hoạch nghề nghiệp quan trọng vì nó cung cấp cho bạn hướng đi cần thiết và làm cho nó rõ ràng ở đó bạn thấy mình trong tương lai. Nó làm cho bạn nhận thức được sức mạnh và điểm yếu của bạn và các kỹ năng và kiến thức được yêu cầu để đạt được mục tiêu của bạn trong tương lai. Phần lớn chúng ta không chắc chắn những gì chúng ta muốn từ cuộc sống và vì vậy nó trong rất quan trọng để lên kế hoạch ra mọi thứ. Vì vậy, kế hoạch nghề nghiệp là những gì mang lại cho sự nghiệp của bạn và theo cách nào đó cuộc sống của bạn một ý nghĩa và mục đích thực sự.

    Xác định chiến lược sự nghiệp
    Xác định chiến lược sự nghiệp
    Xác định chiến lược sự nghiệp
    Xác định chiến lược sự nghiệp

  2. Công ty hay cấp trên chỉ có thể giúp đỡ và gợi ý hướng đi cho bạn chứ không thể quyết định mục tiêu và lên kế hoạch thay bạn. Vì thế, việc làm chủ được bản thân rất quan trọng. Bạn phải biết bạn thân muốn gì, phải tự vạch ra chiến lược và cách thức phát triển cho bản thân. Hãy chủ động và quyết đoán kiểm soát sự nghiệp của mình. Nếu bạn thực hiện được điều trên bạn đã hoàn toàn sẵn sàng tạo dựng và phát triển công việc một cách hoàn hảo nhất. Người ta vẫn thường nói “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau đều xuất phát chủ yếu từ yếu tố chủ quan trong mỗi con người. Để hiện thực hóa ước mơ, có được cuộc sống hạnh phúc, mỗi người không chỉ biết tin vào bản thân, phát huy hết nội lực mà còn phải làm chủ được bản thân trong mọi hoàn cảnh.

    Làm chủ bản thân
    là làm chủ tất cả những gì xuất phát từ bản thân. Trước hết là làm chủ suy nghĩ, nhận thức, không để bị phụ thuộc người khác. Làm chủ bản thân còn là làm chủ cảm xúc trước những ham muốn, dục vọng tầm thường hay những khi buồn đau, tức giận. Làm chủ bản thân, trực tiếp và cụ thể nhất là biết làm chủ mọi hành vi, lời nói, việc làm trong mối quan hệ với bản thân và đối với người khác…chiến thắng lớn nhất của mỗi người là chiến thắng chính bản thân mình. Chỉ khi nào chúng ta làm chủ được bản thân thì mới làm nên những điều tốt đẹp, phát huy được năng lực và thấy tự tin trước cuộc sống. Làm chủ được bản thân sẽ tránh được tâm lí đám đông, giúp ta có chính kiến, khẳng định được giá trị, vị thế trong xã hội và khiến cuộc sống trở nên an toàn, thành công hơn.

    Làm chủ bản thân
    Làm chủ bản thân
    Làm chủ bản thân
    Làm chủ bản thân
  3. Hãy kết nối mục tiêu cá nhân, giá trị bản thân với tầm nhìn và mục tiêu chính của công ty. Vì sao phải như vậy? Chỉ khi bạn kết nối với công ty bạn mới có thể tối đa hóa được đóng góp của mình và xác định được hướng đi chính xác, hiệu quả hơn. Hãy cho công ty thấy rằng việc làm của bạn có hiệu quả và ảnh hưởng đến công ty như thế nào. Nếu như vậy, bạn càng dễ dàng thăng tiến hơn trong sự nghiệp, mọi người sẽ xem bạn là một người có năng lực và tầm nhìn. Sẽ là điều lý tưởng khi những ưu tiên trong cuộc sống của bạn được xác định dựa trên giá trị bản thân. Ví dụ: bạn là người chăm chỉ, yêu công việc và nghề nghiệp bạn đang làm đòi hỏi bạn phải dành trên 8 tiếng làm việc tại văn phòng. Bạn không cảm thấy phiền mà còn rất vui vẻ tận hưởng công việc của mình.


    Người thành công không bao giờ bước đi trên con đường đã được lập trình sẵn. Họ luôn tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ và khẳng định tài năng của chính mình. Bởi vậy, nếu không có sự sáng tạo thì bạn sẽ mãi không có bước tiến mới, những đột phá trên con đường đi đến thành công. Vì thế, hãy luôn rèn luyện cho bản thân tư duy sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống, công việc của bạn và cho cả xã hội. Dù bạn làm việc ở đâu, bất kỳ vị trí công việc nào thì hãy cứ làm thật tốt, hết mình, luôn phát triển kỹ năng kiến thức, nâng cao giá trị của bản thân. Chính bạn là người tạo ra cuộc sống của mình, không ngoài ai hết. Mình sống sao thì sẽ nhận được kết quả vậy, chỉ có điều nó sẽ đến sớm hay muộn. Hãy thật sáng suốt và thành công trong cuộc sống chỉ có như vậy mới thúc đẩy sự nghiệp của mình ngày càng tốt hơn..

    Kết nối với mục tiêu của công ty
    Kết nối với mục tiêu của công ty
    Kết nối với mục tiêu của công ty
    Kết nối với mục tiêu của công ty
  4. Dù bạn làm ở vị trí nào và khách hàng là ai, hãy luôn quan tâm tới nhu cầu và mong muốn của họ. Trong mọi quyết định, bạn nên lấy tiếng nói của khách hàng làm trung tâm, bởi suy cho cùng bạn chỉ thành công trong công việc khi mang lại những sản phẩm hoàn hảo cho khách hàng và nhận được lời tán dương từ họ. Hãy luôn nhớ rằng, nếu không có khách hàng, bạn không thể thành công và "khách hàng là thượng đế". Hãy tương tác với khách hàng thường xuyên để duy trì mối quan hệ với họ, kể cả khi một khách hàng vừa mua sản phẩm và gọi lại để hủy đơn hàng. Nếu doanh nghiệp nắm trong tay bí quyết để hiểu khách hàng, doanh nghiệp sẽ có thể đạt lợi nhuận tối ưu nhất trong tầm tay.

    Nếu nhà kinh doanh không biết lắng nghe nhu cầu của khách hàng, thì sẽ không thể thu hút được họ. Theo dõi khách hàng bằng cách khảo sát cũng là bước đầu tuyệt vời, nhưng nếu khách hàng phản hồi không tốt, người quản lý phải bắt tay ngay vào hành động. Đơn giản nhất cũng là một lời cảm ơn để xoa dịu cơn tức giận. Sau đó hãy chuyển phản hồi đó đến những nhân viên của bạn để xử lý vấn đề kịp thời và đúng đắn nhất. Đừng hạn chế việc mở rộng kiến thức & cách tiếp cận đối với những nhân viên đang trực tiếp tương tác với khách hàng. Một văn hóa hướng tới khách hàng không đơn thuần là cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn ở tuyến đầu, mà cũng cần bắt nguồn từ chính nòng cốt: những nhân viên tạo ra dịch vụ trong toàn bộ điểm tiếp xúc khách hàng.

    Hướng tới khách hàng
    Hướng tới khách hàng
    Hướng tới khách hàng
    Hướng tới khách hàng
  5. Người xưa có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” để nói lên tầm quan trọng của việc thấu hiểu những người xung quanh nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Và trong môi trường làm việc đa dạng, đòi hỏi sự phối hợp, hợp tác cao ngày nay, việc nắm bắt được cá tính của các đồng nghiệp lại càng trở nên cần thiết. Khả năng hoà hợp với mọi người không chỉ giúp cho công việc trôi chảy hơn mà sự nghiệp của bạn cũng được cải thiện. Ngoài ra, các công ty luôn tìm kiếm các cá nhân có thể hợp tác thành công với đồng nghiệp, kể cả những người khó tính nhất. Do đó, “tâm đầu ý hợp” với đồng nghiệp sẽ mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bạn. Hợp tác ăn ý với mọi người là điều kiện tất yếu để hoàn thành công việc một cách xuất sắc.


    Hãy chú ý quan sát thói quen, phong cách làm việc của đồng nghiệp để hiểu hơn về họ và cùng nhau làm việc có hiệu quả. Trong công việc bạn nên tôn trọng đồng nghiệp, tạo sự thấu hiểu trong tập thể để hợp tác làm việc có hiệu quả. Bên cạnh đó bạn cũng nên lắng nghe ý kiến từ người khác để có thể hoàn thiện bản thân, từ đó vươn xa hơn trong nghề nghiệp. Lắng nghe ý kiến của các cộng sự trước khi khéo léo bày tỏ sự đồng tình hay phản bác. Thái độ độc tài, bảo thủ sẽ khiến bạn lâm vào ngõ cụt. Trước một vấn đề, mỗi người sẽ có một cách quan sát và đánh giá khác nhau. Ý kiến của cá nhân bạn có thể đúng nhưng chưa chắc đã đủ. Cùng chung vai góp sức giải quyết, ắt hẳn con đường đi đến thành công sẽ bớt những gập ghềnh, chông chênh. Vì thế, hãy sống cùng tập thể, đừng tách mình ra khỏi cộng đồng.

    Hợp tác ăn ý với sếp và đồng nghiệp
    Hợp tác ăn ý với sếp và đồng nghiệp
    Hợp tác ăn ý với sếp và đồng nghiệp
    Hợp tác ăn ý với sếp và đồng nghiệp
  6. Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng mọi người cần phải có - được sử dụng khi chúng ta giao tiếp ở nơi làm việc, học tập với bạn bè, khi phỏng vấn và với đối tác để xây dựng mối quan hệ bền vững và mạnh mẽ. Sẽ có nhiều rắc rối đến với bạn nếu chúng ta có kỹ năng giao tiếp không tốt trong khi điều này không được dạy đúng cách ở trường. Kỹ năng giao tiếp được tích lũy được thông qua hoạt động hàng ngày bằng việc đối mặt với mọi người và các tình huống thực tế. Kỹ năng giao tiếp có thể tạo dựng hoặc phá vỡ sự nghiệp của bạn. Hãy chú ý quan sát và tiếp thu nhận xét của người khác xem điểm yếu trong giao tiếp của bạn nằm ở đâu: lắng nghe, thuyết trình, thuyết phục khách hàng,... Để cải thiện chúng không còn cách nào khác ngoài luyện tập chăm chỉ.


    Hãy quan sát cách những người giao tiếp tốt nói chuyện, tập giao tiếp nhiều hơn với mọi người, hoặc bạn có thể tham gia các khóa học giao tiếp và các lớp kỹ năng.Tránh nói tranh phần của người khác. Trong môi trường văn hóa công sở, giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu để đạt sự thành công khi làm việc. Có kỹ năng giao tiếp tốt, những thông tin mà bạn truyền đạt tới đồng nghiệp, đối tác hay cấp trên đều được diễn ra suôn sẻ, từ đó kế hoạch công việc sẽ được thực hiện hiệu quả cao. Nhất là khi các công việc đều cần có sự hợp tác, làm việc nhóm giữa các thành viên, vì vậy, nếu không có kỹ năng giao tiếp khéo léo, thông điệp bạn muốn truyền tải rất dễ bị hiểu sai, không đồng nhất được nên có thể dẫn tới hiệu suất làm việc khó được như ý muốn....

    Trau dồi kỹ năng giao tiếp
    Trau dồi kỹ năng giao tiếp
    Trau dồi kỹ năng giao tiếp
    Trau dồi kỹ năng giao tiếp
  7. Không ít người đã thành công nhờ "đá chéo sân". Trong con người bạn có nhiều khả năng mà bạn chưa khám phá hết. Nếu thấy quá mệt mỏi, nhàm chán với công việc hiện tại hãy thử đổi sang một ngành nghề khác. Biết đâu bạn sẽ thấy mình hợp với công việc đó và sẽ phát triển hiệu quả hơn. Việc làm mới bản thân rất quan trọng khi bạn muốn vươn xa trong sự nghiệp. Đừng quên học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và mở rộng quan hệ. Có thêm công việc thứ 2 là một cứu cánh cho nhiều người, đặc biệt là những người trẻ mà không thể tìm được công việc toàn thời gian hoặc đang thất nghiệp. Thu nhập thêm từ công việc thứ 2 có thể giúp bạn tích lũy tiền để nghỉ hưu, trả nợ vay học đại học và gia tăng tài khoản tiết kiệm của bạn. Nó cũng bảo vệ bạn khỏi rủi ro mất nguồn thu nhập chính. Nếu bạn mất một trong hai công việc của mình, bạn sẽ còn một phần thu nhập để vượt qua khó khăn.

    Một số người làm 2 công việc trong số các lựa chọn, chẳng hạn một nhà phát triển website toàn thời gian đồng thời cũng muốn làm thêm ngoài giờ làm người hướng dẫn lập trình để giúp đỡ cộng đồng. Một số người cảm thấy công việc thường nhật nhàm chán hoặc chưa được hoàn thành, nên họ tìm niềm vui khi kiếm thêm, chẳng hạn người làm việc bàn giấy dành thời gian cuối tuần làm hướng dẫn chỉ đường. Nếu bạn có chuyên môn và kinh nghiệm cao trong ngành kế toán thì còn ngại gì không tìm ngay một công việc phù hợp. Đây là một trong những công việc làm thêm ngoài giờ có nhu cầu tuyển dụng cao không. Bởi vì đúng chuyên ngành bạn chính bạn đang làm nên bạn sẽ không gặp quá nhiều trở ngại. Nếu bạn là người đam mê và có khả năng kinh doanh tốt. Vậy lựa chọn cho mình công việc kinh doanh thêm là điều đúng đắn. Hầu như hiện nay mọi người đều lấy việc kinh doanh riêng là công việc làm thêm ngoài giờ của mình...

    Làm thêm ở một lĩnh vực khác
    Làm thêm ở một lĩnh vực khác
    Làm thêm ở một lĩnh vực khác
    Làm thêm ở một lĩnh vực khác
  8. Kinh nghiệm là điều rất cần thiết nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp của mình. Hãy chăm chỉ làm việc đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Bạn cũng có thể tiếp thu những điều chưa biết từ sách vở và từ đồng nghiệp. Ngoài ra, hãy thử tham gia những dự án ngoài chuyên môn của mình để mở rộng hiểu biết. Phải luôn nhớ rằng, không bao giờ nản lòng khi thất bại, bởi chúng là bài học kinh nghiệm đáng giá nhất. Ông cha ta có câu: “Mỗi lần vấp ngã là một lần bớt dại”. Bởi sau mỗi lần vấp ngã đó chúng ta lại có được những kinh nghiệm quý giá. Nhưng nếu chúng ta biết cách học hỏi và lắng nghe những kinh nghiệm của người khác thì có thể ta sẽ ít vấp ngã hơn và con đường dẫn đến thành công của mỗi người sẽ được rút ngắn.


    Trong kinh doanh, bạn nên biết cân bằng giữa tính tự tin, kiên trì với thái độ kiêu ngạo, tự mãn. Một người tự tin thái quá thường sẽ không nhận ra những khó khăn trước mắt hoặc dễ bị ảo tưởng về khả năng của mình. Khi có một đội ngũ nhân viên tốt, bạn đừng ngần ngại hãy chia sẻ công việc với họ. Bạn sẽ có thời gian có những ý tưởng mới, phát triển công ty còn nhân viên sẽ học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm. Đôi khi những sai lầm, thất bại của người khác lại là bài học kinh nghiệm đáng giá cho chúng ta. Khi đó đòi hỏi bạn phải nhìn nhận được những sai lầm của người khác, đặt mình vào vị trí của họ để đưa ra cách giải quyết vấn đề hợp lý hơn. Nó sẽ giúp bạn ngăn ngừa những điều tương tự trong tương lai.

    Mở rộng kinh nghiệm
    Mở rộng kinh nghiệm
    Mở rộng kinh nghiệm
    Mở rộng kinh nghiệm
  9. Một người cố vấn là tấm gương, hình mẫu để bạn noi theo. Đồng thời, cũng là người sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và lời khuyên hữu ích nhất trong sự nghiệp. Hãy cố gắng tìm cho mình một người cố vấn, đó có thể là cấp trên, đồng nghiệp hoặc một người bạn thân thiết. Hãy tiếp thu những gì người đó chia sẻ với bạn, từ đó chọn lọc và đưa ra quyết định riêng cho mình. Không phải ngẫu nhiên mà Robert Kiyosaki, tác giả bộ sách Cha giàu, cha nghèo nổi tiếng, cũng luôn nhắc đến 2 người bố, một người bố giàu, một người bố nghèo luôn hết mình mang đến cho ông những bài học, kinh nghiệm quý giá, giúp ông thành công trong cuộc sống. Với người phương Tây, khái niệm Mentor - protégé (tạm dịch là người thầy thông thái, người cố vấn dày dạn kinh nghiệm - người được bảo trợ) khá phổ biến. Khái niệm này xuất hiện đầu tiên từ trường ca Odyssey của Homer.


    Người cố vấn chính là người đi trước, sẵn sàng cho bạn những lời khuyên hữu ích, khuyến khích bạn, giúp bạn vững bước leo lên những nấc thang nghề nghiệp. Ở nước ngoài, người cố vấn có thể được xem là vị trí chính thức hoặc không chính thức trong công ty. Nhiều công ty có hẳn chương trình huấn luyện chính thức, giao cho sếp hoặc nhân viên lâu năm kèm cặp nhân viên mới vào, giúp họ hòa hợp với môi trường công ty. Thông thường, sếp thường được nhân viên tin tưởng và xem như người cố vấn nên là người có thể dành thời gian cho bạn. Điều này là điểm khó nhất để tìm ra người cố vấn cho mình, vì người thành công thường rất bận rộn, làm sao để họ có thể dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm và cho bạn những lời khuyên hữu ích.

    Tìm một người cố vấn
    Tìm một người cố vấn
    Tìm một người cố vấn
    Tìm một người cố vấn
  10. Mối quan hệ là yếu tố rất quan trọng nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp của mình. Để mở rộng mối quan hệ bạn nên thường xuyên tham gia nhiều hội thảo nghề nghiệp, tổ chức từ thiện, hoạt động chuyên môn,... Có nhiều mối quan hệ bạn sẽ nâng cao danh tiếng, có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp hơn nữa. Trong thời đại hội nhập sôi động như hiện nay, nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp thì không thể bỏ qua kỹ năng mở rộng mối quan hệ. Bạn có biết rằng, hầu hết những doanh nhân thành đạt luôn biết cách xây dựng mạng lưới những mối quan hệ rộng khắp để hỗ trợ nhau phát triển, thúc đẩy nền kinh tế?

    Không chỉ dừng lại ở công việc, những mối quan hệ tốt đẹp còn giúp bạn cân bằng cuộc sống, tận hưởng thời gian sống và làm việc có ý nghĩa hơn. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách xây dựng nên những mối quan hệ như vậy. Rất nhiều người trên thế giới đã thành công, có một công việc ổn định và lương cao không phải nhờ sự thông minh vượt bậc mà là nhờ vào mạng lưới kết nối bạn bè của anh ta. Có thể bạn đang có một việc làm ổn định và đôi khi bạn nghĩ rằng các mối quan hệ hiện tại cũng không giúp ích gì nhiều cho mình. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Tình hình việc làm của người lao động hiện nay đang rất bấp bênh. Làm thế nào có thể chắc chắn rằng chúng ta sẽ mãi mãi gắn bó với công ty hiện tại? Lúc gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới, những mối quan hệ này sẽ phát huy tác dụng ngay tức khắc.

    Mở rộng mối quan hệ
    Mở rộng mối quan hệ
    Mở rộng mối quan hệ
    Mở rộng mối quan hệ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy