Loạn thị
Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp, xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ. Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt. Giác mạc khi không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc), gây ra loạn thị.
Người bị loạn thị thường nhìn thấy mờ, đôi khi còn kèm theo biến dạng hình ảnh ở mọi khoảng cách. Có 2 loại chính của loạn thị là loạn thị giác mạc và loạn thị dạng thấu kính. Trên thực tế loạn thị không được xác định rõ nguyên nhân, nhưng theo các chuyên gia, di truyền là một yếu tố lớn. Loạn thì thường có các triệu chứng: nhìn mờ ở mọi khoảng cách, khó nhìn vào ban đêm, mỏi mắt, nheo mắt, kích ứng mắt, đau đầu.
Phương pháp điều trị loạn thị: bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh kính hoặc phải phẫu thuật. Ngoài ra bác sĩ còn có thể dùng phương pháp Ortho - K (Orthokeratology) customize: Đây là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt đeo vào ban đêm nhằm làm thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc trong khi ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau và duy trì tình trạng này suốt cả ngày. Cứ như vậy, lặp lại quy trình gắn Ortho-K customize vào ban đêm để có thị lực tốt vào ngày hôm sau.