Viễn thị
Viễn thị là sự sai lệch về khúc xạ, có nghĩa là đường đi của tia sáng ở mắt viễn khác so với mắt chính thị. Một số nguyên nhân phổ biến của viễn thị như: do bẩm sinh cầu mắt ngắn, do di truyền, do không giữ đúng khoảng cách nhìn,... Các triệu chứng của viễn thị cũng rất dễ nhận biết, thường là căng thẳng, mệt mỏi, nhìn mờ ở khoảng cách gần, nheo mắt để nhìn rõ hơn, đau hoặc có cảm giác xung quanh mắt,... Viễn thị tuy ít gặp hơn cận thị nhưng lại dễ gây ra những rối loạn chức năng thị giác nặng nề hơn như lác mắt và nhược thị.
Nguyên nhân của viễn thị đó chính là Viễn thị xảy ra khi các tia sáng đi vào mắt hội tụ sau võng mạc. Người viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Một số trẻ em sinh ra đã bị mắc tật viễn thị, và một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi lớn. Đôi khi ta nhầm lẫn viễn thị với lão thị, vì cả hai đều gây ra khó khăn cho tầm nhìn gần, tuy nhiên nguyên nhân mắc hai tật này là khác nhau.
Phương pháp điều trị: Viễn thị có thể được chữa trị bằng cách đẹo kính có gọng hoặc kính áp tròng giúp thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt. Nếu toa kính gọng hoặc kính áp tròng bắt đầu với số có dấu cộng, ví dụ như +2.50, là bạn đang viễn thị. Bệnh nhân có thể lựa chọn mang kính có gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc chỉ khi đọc sách, làm việc với máy tính hoặc làm những việc khác ở khoảng cách gần.