Một số lưu ý khi đại tiện ra máu
Đại tiện ra máu rất nguy hiểm nên người bệnh không nên xem nhẹ, nên đi điều trị nhanh chóng trước khi bệnh gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe: thiếu máu trầm trọng, mắc những bệnh lý hậu môn – trực tràng nguy hiểm, ung thư hậu môn,…Hơn hết, người bệnh nên lưu ý một số điều quan trọng khi đại tiện ra máu tránh những vấn đề nghiêm trọng sau đó.
- Tuân Thủ Sự Chỉ Định Của Chuyên Gia Điều Trị: Trong quá trình điều trị đại tiện ra máu, đòi hỏi người bệnh phải đi đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám chữa và tuyệt đối tuân thủ sự chỉ định của chuyên gia điều trị. Có như vậy thì mới đảm bảo kết quả cao nhất.
- Nên Giảm Gia Tăng Áp Lực Cho Vùng Bụng: Nhằm hỗ trợ cho việc đi đại tiện được dễ dàng hơn thì bạn nên giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng, nên ngồi xổm khi đi vệ sinh, không nên ngồi một chỗ quá lâu, tập một số bài tập thể dục nhẹ nhàng,…
- Tránh Xa Những Thực Phẩm Cay Nóng: Những loại thực phẩm có tính cay nóng sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa và có thể làm cho bệnh càng trầm trọng hơn. Vì thế, đây cũng là yếu tố quan trọng trong một số lưu ý khi điều trị đại tiện ra máu. Người bệnh nên tránh xa các loại gia vị cay nóng, cà phê, thuốc lá, các chất kích thích,…
- Bổ Sung Nhiều Các Loại Thực Phẩm Tốt Cho Nhuận Tràng: Nên ăn nhiều thực phẩm có lợi cho việc nhuận tràng như: rau xanh, cà rốt, mướp đắng, các loại trái cây tươi, nước ép trái cây,… Việc nhuận tràng tốt sẽ giúp giảm áp lực mỗi khi đi đại tiện và hỗ trợ tốt cho việc điều trị chứng đại tiện ra máu.
- Tránh Quan Hệ Tình Dục: Quan hệ tình dục sẽ gây tác động không nhỏ đến động mạch, gây ùn tắc niêm mạc ruột khiến cho hiện tượng chảy máu nhiều hơn.
- Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ: Giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh được tốt hơn,… Đặc biệt là không nên nhịn đi đại tiện, đại tiện không đúng giờ,…
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau xanh, củ cải chín, mướp đắng, dưa chuột, cải bắp, táo tây, chuối tiêu, vừng đen, mộc nhĩ trắng… nước trái cây hay trái cây tươi như lê tươi, nước ngó sen, nước rau câu, đu đủ chín.
- Uống nhiều nước (ít nhất 1,5 lít/ngày). Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
- Giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh cáu giận, tránh lo âu, áp lực. Người hay lo lắng sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông.
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.
- Thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát và chuyên khoa (6 tháng/lần) để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.