Ngộ độc khoai mì
Trong vỏ củ khoai mì có một heterozit bị
thủy phân trong nước thành acid xyanhydric là chất gây ngộ độc. Một công trình
nghiên cứu của bác sĩ Bạch Văn Cam - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi
đồng 1 TP.HCM và bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa cho thấy, ngộ độc khoai mì là một
trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Tai nạn này chiếm 10% trong số
các vụ ngộ độc thức ăn, với tỷ lệ tử vong là 16,7%, cao nhất trong các loại
hình ngộ độc thức ăn.
Cách phòng ngộ độc: chọn loại khoai mì ít độc để trồng. Khoai mì sau khi đào lên cần chế biến ngay, trước khi chế biến cần lột hết vỏ khoai rồi ngâm vào nước. Khi luộc nên mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt. Theo dõi trẻ em, tránh để trẻ tự đào khoai mì ăn.
Cách phòng ngộ độc: chọn loại khoai mì ít độc để trồng. Khoai mì sau khi đào lên cần chế biến ngay, trước khi chế biến cần lột hết vỏ khoai rồi ngâm vào nước. Khi luộc nên mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt. Theo dõi trẻ em, tránh để trẻ tự đào khoai mì ăn.