Ô nhiễm không khí do yếu tố xã hội - tác động từ con người
CON NGƯỜI - TÁC ĐỘNG BÁN CHỦ QUAN (KIẾN TẠO TỰ NHIÊN) của con người luôn là nguyên nhân chính nhất khiến cho môi trường không khí bị ảnh hưởng xấu. Tình trạng này có thể diễn tả chủ yếu là do sự cải tạo cơ sở hạ tầng thiếu sự đồng bộ với bảo vệ môi trường tự nhiên. Phần lớn đều do các hoạt động từ sinh hoạt, công việc mà con người tạo ra.
Từ những hoạt động đơn giản như nấu nướng, giao thông cho đến những hoạt động sản xuất, nhà máy công nghiệp đã và đang ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng và là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội nhất là với các nước đang phát triển. Và đáng tiếc là Việt Nam cũng là 1 trong số đó khi mà nền công nghiệp đang trong bước chuyển mình mạnh mẽ nhưng vấn đề môi trường mới chỉ đang là nỗ lực thực hiện của chính quyền chứ ý thức của từng người dân chưa thực sự cao. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí dưới sự tác động của con người:
- Thứ nhất, do khói - bụi từ các nhà máy (chất thải công nghiệp): Tổ chức Air Visual đưa thành phố Hà Nội vào Bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới và xếp hạng Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới (chỉ số AQI luôn trên 200 - mức xấu). Chính điều này khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi rằng tại sao? Quá trình công nghiệp hóa quá mạnh mẽ chính là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất khiến cho tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng. Không chỉ với không khí mà cả môi trường nước, đất, thực phẩm,.... đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) với nồng độ cực cao. Nếu trong quá trình xử lý khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó. Ví dụ như: Thành phố đang trong quá trình đô thị hóa, các công trình đang xây dựng phát sinh bụi gây ô nhiễm không khí; các tuyến đường được mở rộng nhưng thi công quá lâu khiến không khí bị quá tải "sức ép xây dựng";...
- Thứ hai, do ảnh hưởng của hoạt động giao thông: Mật độ giao thông, phương tiện giao thông và số phương tiện thải ra khói bụi của Hà Nội quá dày đặc nên khó tránh khỏi vấn đề ô nhiễm. Hơn nữa, biện pháp khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng cũng chưa thể hạn chế triệt để tình trạng này vì mật độ dân số của Hà Nội quá cao. Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người tham gia giao thông hàng ngày là cực cao. Đối với những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí hơn khi sử dụng các phương tiện lỗi thời cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển. Vì sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng, biện pháp bảo vệ môi trường với mật độ phương gần như là không có nên dẫn tới tình trạng ô nhiễm.
- Thứ ba, do "rác thải" sinh hoạt: Chủ yếu đến từ các hoạt động nấu nướng sử dụng các nguyên liệu như củi, than,... làm cho không khí bị ô nhiễm. Hoạt động đốt rác ở 1 số nơi cũng là nguyên nhân khiến lượng CO2 thải ra nhiều hơn mức bình thường.
Tuy nhiên, những nguyên nhân này hoàn toàn có thể khắc phục vì chúng chỉ là vấn đề thời gian đồng bộ việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa với bảo vệ môi trường mà thôi.