Phân tích nhân cách nhà nho chân chính trong "Bài ca ngất ngưởng" bài số 7

Suốt cuộc đời bốn phần năm thế kỉ của mình, Nguyễn Công Trứ đã làm nhiều việc, thâm tâm ông giờ cũng đinh ninh rằng việc mình làm là “vì dân vì nước”


“Một mình để vì dân vì nước,

Túi kinh luân, từ trước để nghìn sau…”


Với Nguyễn Công Trứ ý thức cá nhân được khẳng định với ba phạm trù: công danh, cái nhân hưởng lạc và cái ta hơn người, cái ta riêng tư, tự hào, tự cho là đủ, tự trào. Chúng tạo cho con người một sự hài hòa, tự tin, phong lưu, tự do đứng trên mọi được mất khen chê. Bằng Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ đã trình bày một cách sinh động, độc đáo bản sơ yếu lí lịch của mình và bao trùm bài thơ, người đọc cố thể cảm nhận một lối sống khác người, khác đời của tác giả. Ông có quan điểm sống khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ mà qua đó ta thấy ngay được vẻ đẹp nhân cách của một nhà nho chân chính trong ông.


Bài thơ mang một cảm hứng chủ đạo riêng đặc sắc. Ngất ngưỡng diễn tả tư thế, hành động, thái độ, tinh thần của một con người vươn lên trên thế tục. Nó nhằm chỉ một phong cách sống khác người, đầy cá tính và bản lĩnh. Nguyễn Công Trứ ý thức được bản lĩnh và phẩm chất cá nhân của mình. Chính sự ngất ngưỡng đã tạo nên vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong ông, ông ngất ngưởng tại triều, ngất ngưỡng khi về hưu, ông mang vẻ đẹp ấy giấu sau hai chữ “Ngất ngưởng”.


“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”


Ở câu thơ đầu này, Nguyễn Công Trứ sử dụng toàn từ ngữ Hán Việt như thể hiện một niềm kiêu hãnh, tự hào về sự có mặt của cá nhân mình trên cõi đời này. Ông như khẳng định ý thức trách nhiệm của bản thân.


“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”


Với ông, làm quan là mất tự do. Nhưng ông vẫn chọn con đường làm quan vì đó là phương diện duy nhất để ông thể hiện tài năng và hoài bão vì dân, vì nước của mình. Sau khi xưng danh, nhà thơ đã tự khẳng định tâm thế mình, “tài bộ” mình, chí nam nhi của mình mang tầm vóc vũ trụ.


“Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thoa lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên. ”


Ông Hi Văn là một nguời có thực có danh. Học hành thi cử, ông dám thi thố với thiên hạ. Ông như vừa kể lại việc đỗ đạt và các chức quan ông đã từng trải qua. Ông không chỉ khoe công danh mà còn khoe cốt cách tài tử. Qua sáu câu thơ trên ta như rút ra được một định nghĩa mới về Ngất ngưỡng do Nguyễn Công Trứ đặt ra. Ngất ngưỡng một lời tự khen, là sự thách thức cá tính của một nhà nho đối với trật tự xã hội phong kiến đương thời (Khắc kỉ phục lễ vi nhân) . Nguyễn Công Trứ đã phá bỏ khuôn mẫu của nhà nho là khiêm tốn, nghiêm cẩn lễ nghi để phô trương, khoe khoang tài năng của bản thân.


Một mặt, hành đạo hết mình và hành lạc cũng hết mình. Điều đó được thể hiện khi Nguyễn Công Trứ giải tổ – về hưu.

Về hưu là cột mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Công Trứ sau ba mươi năm làm quan, ông ra khỏi lồng, phát huy cao độ lối ngông của mình. Khi ông về hưu, không thấy yến tiệc linh đình, mà thay vào đó là những hành động kì quặc, khác thường. Ông đã cởi bò đeo nhạc ngựa cho bò, treo mo cau sau đuôi bò. Sự thay đổi lớn từ một tay kiếm cung trở thành dạng từ bi. Hay dẫn các cô gái trẻ lên dạo chùa, đến Bụt cũng phải nực cười.


Trở lại đời thường, cụ Thượng Trứ đã hành động một cách ngược đời, hình như để giễu cợt với tất cả sự ngất ngưởng. Ông đã sống hết mình và chơi cũng hết mình. Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng là một tứ thơ đọc đáo. Câu thơ tự trào gợi ít nhiều hóm hỉnh, hay thiên hạ đang cười? Hay ông tự cười chính mình? Thế nhưng, được mất khen chê với ông bây giờ thật sự vô nghĩa, không đáng để ông phải bận tâm. Ông tiếp tục đi hát nói – một môn nghệ thuật mà ông say mê từ nhỏ. Ông tự xếp mình vào hàng những bậc vĩ nhân, hiển hách ở đời thể hiện niềm tự hào về bản thân mình. Với chất ngông ấy, Nguyễn Công Trứ đã tổng kết cuộc đời của mình trong hai câu thơ cuối


“ Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưỡng như ông! ”


Nguyễn Công Trứ ngất ngưỡng nhưng trước sau vẫn giữ đạo vua tôi. Nguyễn Công Trứ khẳng định tài năng, lối sống khác người, khác đời và như một lời thách thức trước cuộc đời. Con người ấy tự tin vào tài năng và tin tưởng vào quan điểm sống của mình nên đã rất bản lĩnh vượt lên trên thói thường cuộc đời để sống và làm điền mình thích. Nhưng dù ngất ngưởng tới đâu, ông vẫn ý thức rất rõ trách nhiệm của mình đối với cuộc đời. Dù ham cuộc sống tự do phóng túng nhưng ông vẫn nhiệt tình thực hiện trách nhiệm quân nhân.


Bài ca ngắn đi trên bãi cát dài biểu lộ sự chán ghét của một người tri thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống. Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy