Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị hay nhất số 9

“Vợ chồng A Phủ” là một trong ba tác phẩm đặc sắc viết về đề tài miền núi rút ra từ tập truyện “Tây Bắc” (1953) của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc và đầy xúc động về số phận của nhân vật Mị- cô con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra với những vẻ đẹp về ngoại hình, tinh thần cũng như sức sống tiềm tàng mãnh liệt.


Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị là cô gái Mèo xinh đẹp, trẻ trung với khao khát chính đáng về cuộc sống tự do, khao khát tình yêu. Trong tác phẩm, tác giả Tô Hoài đã làm nổi bật hình tượng một cô gái miền núi không những xinh đẹp mà còn rất tài hoa, chăm chỉ. Vẻ đẹp của Mị khiến cho mỗi khi mùa xuân đến trai làng đứng nhẵn cả đầu vách buồng Mị. Như vậy, cô hoàn toàn có những phẩm chất đáng tôn trọng và rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc.


Kể từ khi về làm con dâu thống lí Pá Tra, nhân vật Mị hiện lên với số phận bất hạnh và được thể hiện rõ ngay từ phần mở đầu tác phẩm với hình ảnh “ai ở xa về bao giờ cũng thấy một người con gái ngồi quay sợi bên cạnh một tảng đá trước cửa chuồng ngựa”. Vì cha mẹ không trả nổi món nợ vay thống lí để làm đám cưới lúc trẻ nên Mị đã bị A Sử bắt về và chấp nhận kiếp “làm dâu gạt nợ” cho nhà thống lí. Kể từ đó, cô trở thành một nô lệ bị đọa đày, bị hành hạ, bị tước đoạt hết mọi quyền sống và rồi, cô cam chịu cuộc sống đó như một cái xác vô hồn. Mị mất dần những ý niệm về thời gian và chỉ nhận thức thế giới qua các ô cửa sổ bằng bàn tay “mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay nắng”, cô sống một cuộc sống không còn ý nghĩa.


Những tưởng hoàn cảnh nghiệt ngã đã tiêu diệt khát vọng về cuộc sống trong Mị. Nhưng không! Tình yêu, khát vọng cuộc sống chỉ bị lụi tắt chứ không hề lụi tàn. Mỗi khi vào buồng, Mị lại ngồi xuống trông ra cửa sổ. Chi tiết này cho thấy tâm hồn Mị vẫn luôn hướng ra bên ngoài và luôn tồn tại những khát khao dù là mỏng manh mơ hồ, chỉ cần có chất xúc tác là sẽ sẵn sàng trỗi dậy. Vì thế nên trong một đêm xuân tại Hồng Ngài, tiếng sáo đã đánh thức tâm hồn Mị nhớ lại thời xa xưa. Quá khứ tươi đẹp của tuổi thanh xuân hiệ hữu chân thực, rõ nét qua tiếng sáo gọi bạn văng vẳng bên tai. Đó là tiếng sáo của tình yêu, của tuổi thanh xuân căng tràn sức sống và dường như lúc này, Mị không còn là cô con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra nữa: “Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Nhưng thực tế, Mị vẫn còn ở nhà thống lí Pá Tra và chịu kiếp đày đọa, vì thế Mị ước có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay. Và hành động phản kháng lần thứ nhất đã diễn ra khi quyết định đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn thêm một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc và với tay lấy cái váy hoa. Nhưng rồi tất cả đã bị dập tắt khi A Sử nhìn thấy, đoán được ý định của Mị, hắn trói Mị đứng vào cột. Những hành động phi nhân tính của A Sử chỉ có thể giam cầm được thể xác của Mị chứ không thể trói buộc tâm hồn đang bay theo tiếng sáo của Mị.

Sức sống mãnh liệt trong tâm hồn nhân vật Mị đã được khẳng định một lần nữa thông qua hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ. Cuộc sống đọa đày trong nhà thống lí Pá Tra sẽ vẫn tiếp diễn nếu như không có chuyện A Phủ- người từng đánh lại A Sử bị phạt vì làm mất một con bò. Trong những ngày đầu, Mị hoàn toàn thờ ơ và vô cảm trước việc A Phủ bị trói. Nhưng rồi sau đó, khi nhìn thấy giọt nước mắt lăn trên má A Phủ, Mị chợt nhớ đến đêm năm trước A Sử trói mình và Mị đã nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. Mị xót xa cho A Phủ và trong cô diễn ra sự đấu tranh lo sợ mình sẽ bị trói thay. Nhưng rồi khát vọng sống tự do đã khiến Mị theo cởi trói và chạy theo A Phủ, cũng là giải thoát cho bản thân mình. Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt phải chống lại cả cường quyền và thần quyền.


Như vậy, bằng ngòi bút sắc sảo cùng tài năng miêu tả tâm lí nhân vật, tác giả Tô Hoài đã xây dựng hình tượng nhân vật Mị với những nét đẹp về ngoại hình lẫn tâm hồn, đặc biệt là sức sống tiềm tàng nhưng hết sức mãnh liệt. Qua nhân vật này, tác giả đã đặt ra những vấn đề về giá trị hiện thực thông qua bức tranh xã hội đè nén, trói buộc giam hãm con người. Từ đó tác giả bộc lộ thái độ đồng cảm, sẻ chia đối với những thân phận bị áp bức và đặt niềm tin vào sức sống mãnh liệt tiềm ẩn bên trong con người.

Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị hay nhất số 9
Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị hay nhất số 9
Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị hay nhất số 9
Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị hay nhất số 9

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy