Quên đi những định kiến về môn Văn
Nhắc tới môn văn, người ta nghĩ ngay đến những bài thơ, bài văn dài lê thê, học thơ thì phải thuộc thơ, học văn xuôi thì phải thuộc dẫn chứng trong bài, dẫn chứng ngoài bài, rồi văn nghị luận xã hội thì yêu cầu người học phải nắm bắt thông tin xã hội, thuộc một vài câu nói của các danh nhân thế giới hay cũng phải biết kha khá tục ngữ ca dao, chưa kể đến các phần lí thuyết ngữ pháp để áp dụng vào bài tập. Đó chính là lí do chủ yếu khiến nhiều bạn học sinh luôn cảm thấy chán nản và không thể bắt đầu việc học môn văn được.
Sự thật không hoàn toàn là như vậy. Một sự chuẩn bị kiến thức tốt sẽ giúp bạn dễ dàng diễn đạt cũng như tạo thiện cảm về sự đầu tư cho người chấm bài. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một người quá yêu thích môn Văn hoặc môn Văn không phải là môn mũi nhọn để xét tuyển Đại học của bạn thì đừng quá bận tâm về điều đó. Hãy quên đi những định kiến nhàm chán về môn Văn, nếu không bạn sẽ chẳng bao giờ học môn Văn một cách hiệu quả. Như biết bao môn học khác, môn Văn cũng yêu cầu bạn cọ xát nhiều với bài tập ngữ pháp để quen với lối cho đề và những điểm đánh đố cần ghi nhớ, đây là điều mà ai cũng có thể làm được. Ngoài ra, nếu bạn có theo dõi các đề văn trong những năm gần đây sẽ dễ dàng thấy được rằng đề đa số đi theo lối trích dẫn tác phẩm, rất dễ dàng cho thí sinh trong việc theo dõi và làm bài, vì vậy việc thuộc lòng tác phẩm không còn quá quan trọng. Hãy quên đi những định nghĩa nhàm chán về môn văn, và bắt đầu đơn giản bằng việc ghi nhớ những câu hỏi sau:
Sự thật không hoàn toàn là như vậy. Một sự chuẩn bị kiến thức tốt sẽ giúp bạn dễ dàng diễn đạt cũng như tạo thiện cảm về sự đầu tư cho người chấm bài. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một người quá yêu thích môn Văn hoặc môn Văn không phải là môn mũi nhọn để xét tuyển Đại học của bạn thì đừng quá bận tâm về điều đó. Hãy quên đi những định kiến nhàm chán về môn Văn, nếu không bạn sẽ chẳng bao giờ học môn Văn một cách hiệu quả. Như biết bao môn học khác, môn Văn cũng yêu cầu bạn cọ xát nhiều với bài tập ngữ pháp để quen với lối cho đề và những điểm đánh đố cần ghi nhớ, đây là điều mà ai cũng có thể làm được. Ngoài ra, nếu bạn có theo dõi các đề văn trong những năm gần đây sẽ dễ dàng thấy được rằng đề đa số đi theo lối trích dẫn tác phẩm, rất dễ dàng cho thí sinh trong việc theo dõi và làm bài, vì vậy việc thuộc lòng tác phẩm không còn quá quan trọng. Hãy quên đi những định nghĩa nhàm chán về môn văn, và bắt đầu đơn giản bằng việc ghi nhớ những câu hỏi sau:
- Ai? (Tác phẩm của ai?, viết cho ai?, viết về ai?, gửi gắm thông điệp đến những ai?)
- Khi nào? (Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?, bối cảnh trong tác phẩm diễn ra vào thời gian nào?)
- Ở đâu? (Tác phẩm ra đời tại đâu? không gian miêu tả trong tác phẩm là ở đâu?)
- Về cái gì? (Chỉ gói gọn trong các mục đích chính là ca ngợi, tôn vinh, phê phán, thương cảm với các đối tượng chính là tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình, đồng bào, đồng đội, yêu quê hương đất nước, bất công giai cấp giữa tầng lớp bị trị và tầng lớp thống trị)