Rối loạn kinh nguyệt
Top 6 trong Top 8 Điều cần biết nhất về chu kỳ kinh nguyệt
Thế nào là chu kì kinh nguyệt bình thường ?
- Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, là một chu kỳ kinh đều đặn hàng tháng và có đó dài từ 22 - 35 ngày, với thời gian hành kinh là 3 - 7 ngày.
- Lượng máu kinh là bình thường dao động khoảng 30 - 75ml (trong đó 36% là máu, 64% là các thành phản như niêm mạc tử cung, chất nhảy tử cung, chất nhảy âm đạo,..).
- Máu kinh nguyệt là bình thường khi có màu đỏ thẫm, hơi tanh và không có cục máu đông.
- Triệu chứng bình thường khi đến chu kỳ kinh sẽ là: Thèm ăn, tâm trạng thay đói, trạng thái bứt rút khó chịu, đau đầu nhẹ, đầy hơi, đau bụng, nổi mụn trứng cá, căng tức ngực, mệt mỏi,...
Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bất thường?
Nếu bạn gặp phải tình trạng lượng máu kinh ra quá nhiều, hoặc quá ít hay bị đau bụng dữ dội trong chu kỳ, thậm chí tháng có, tháng không, một tháng ra kinh nguyệt 2 lần thì tất cả những dấu hiệu đó đang cảnh báo một chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Bạn nên dành thời gian đi kiểm tra sức khỏe sinh sản của mình ngay nhé!
Những dấu hiệu cụ thể của rối loạn kinh nguyệt:
- Rong huyết là tình trạng ra máu bất thường kéo dài trên 7 ngày nhưng không mang tính chu kỳ. Tình trạng ra máu này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong chu kỳ mà không phải là ngày "đèn đỏ". Lượng máu có thể nhiều hay ít tùy thể trạng của từng chị em.
- Rong kinh là hiện tượng hành kinh kéo dài trên 7 ngày và có tính chất chu kỳ. Nếu rong kinh kéo dài hơn 15 ngày sẽ trở thành rong huyết. Rong huyết kéo dài sẽ làm cho cơ thể bị thiếu máu, thậm chí còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Vì vậy khi có triệu chứng như vậy, chị em cần đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
- Cường kinh là tình trạng lượng máu kinh ra rất nhiều (>80ml) và kéo dài trên 7 ngày gây mất máu kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chị em.
- Thiếu kinh (ngược với cường kinh) là tình trạng lượng máu kinh ra rất ít, thường ra 1 - 2 ngày là hết.
- Vô kinh: là hiện tượng không có kinh nguyệt ở chị em phụ nữ
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 20 ngày hoặc dài hơn 32 ngày.
- Máu kinh có những dấu hiệu bất thường như màu đen, nâu hoặc đỏ tươi.
- Đau bụng, đau lưng dữ dội vào trước hoặc trong những ngày hành kinh.
- Dịch tiết âm đạo ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, tính chất khác la.
Những nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt:
- Căng thẳng, bệnh tật
- Tuổi tác ảnh hưởng đến phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản
- Các loại thuốc tránh thai
- Rối loạn ăn uống, giảm cân đột ngột hoặc tập thể dục quá sức gây rối loạn kinh
- Đang mang thai hoặc cho con bú
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Suy buồng trứng
- U xơ tử cung
- Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp.
- Sẹo nặng (dính) của lớp niêm mạc tử cung, một tình trạng gọi là hội chứng Asherman.
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe sinh sản?
- Gây khó thụ thai ở nữ giới
- Gây thiếu máu, suy nhược cơ thể
- Ảnh hưởng đến tâm lý
- Gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, viêm cổ tử cung,...
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục
- Ảnh hưởng đến nhan sắc người phụ nữ
Cách giảm nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt:
- Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp.
- Giữ tâm lý thật thoải mái
- Không lạm dụng thuốc tránh thai
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...
- Điều trị bệnh lý khác nếu có: tuyến giáp, tiểu đường...
- Thay băng vệ sinh sau khoảng 4 - 6 giờ để tránh nhiễm trùng và hội chứng sốc độc tố.
- Thăm khám phụ khoa thường xuyên, định kỳ.