Rùa hồ Gươm
Rùa Hồ Gươm thuộc một nhánh của rùa mai mềm khổng lồ sông Dương Tử. Cũng là loài rùa quý hiếm trên thế giới và ở Việt Nam chỉ có ở hồ Gươm. Thời gian gần đây hồ Gươm bị ô nhiễm nặng dẫn đến 1 cá thể rùa đã chết. Những con rùa có chiều dài hơn 100 cm, bề ngang rộng 70 cm và nặng 70 - 100 kg. Riêng phần mai rùa dài trên 50 cm và đạt chu vi 106 cm. Con đực nhỏ hơn con cái và có chiếc đuôi dài lớn hơn. Loài rùa này có nguồn gốc từ sông Dương Tử và Thái Hồ, tại vùng giáp ranh các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc. Sau khi cụ rùa hồ Gươm chết thì trên thế giới chỉ còn 3 cá thể.
Rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường. Theo di thể rùa chết vào thập niên 1960 hiện lưu giữ trong đền Ngọc Sơn thì cá thể đó cân nặng 250 kg với chiều dài 2,1 m và chiều rộng 1,8 m. Cá thể mà thành phố Hà Nội bắt để chữa trị vết thương trên thân rùa hồi tháng 4 năm 2011, giống cái, nặng 169 kg với chiều dài toàn thân của Rùa là 185 cm; chiều rộng mai là 99 cm, chiều dài đuôi là 35 cm. Cũng theo giả thuyết của PGS Hà Đình Đức, Rùa Hồ Gươm có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh, Thanh Hóa, cùng quê với vua Lê Lợi, và được vua Lê thả vào Hồ Gươm, vì trước đó không có thông tin gì về loài rùa lớn nào tại Thăng Long. Theo GS Lê Trần Bình, so sánh cho thấy mẫu ADN của rùa hồ Gươm giống rùa Quảng Phú - Thanh Hóa.
Năm 2010, có một cá thể rùa mai mềm với chiều dài 1,2 m nặng 52 kg chết đã được TS. Vũ Ngọc Thành nguyên cán bộ khoa Sinh, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội làm tiêu bản. Rùa Hồ Gươm hiện có số lượng rất ít, thuộc diện động vật quý hiếm ở mức đặc biệt nguy cấp, cần được bảo vệ.