Voọc đầu trắng

Theo hiệp hội bảo vệ tồn thiên nhiên thế giới, trên toàn cầu chỉ còn khoảng 60 cá thể Voọc đầu trắng sinh sống, các cá thể này đều tập trung tại Việt Nam, đảo Cát Bà (Hải Phòng). Nơi rừng đang bị đe dọa nghiêm trọng từ các khu du lịch nghỉ dưỡng. Đặc điểm nhận dạng là bộ lông dày, sợi lông hơi thô cứng. Con trưởng thành có đầu, vai màu trắng vàng, vùng mông màu xám nhạt. Đầu có mào lông với gốc lông màu vàng nhạt, mút lông phớt xám. Đuôi dài, thon, dày lông và màu đen. Con non mới sinh có lông màu vàng nhạt.


Ngày 2 tháng 6 năm 2003, tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương, lần đầu tiên trên thế giới một con voọc Cát Bà đã sinh được một voọc con khỏe mạnh. Cặp voọc bố mẹ được lực lượng kiểm lâm Cát Bà cứu thoát từ tay thợ săn năm 1998 và 2000 sau đó đưa về nuôi dưỡng tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng. Hiện nay, số lượng loài này trong tự nhiên chỉ còn từ 50 đến 60 cá thể (nguồn IUCN) và chúng đang phải đối mặt với việc mất môi trường sinh sống từ các mối đe doạ lớn nhất là: Nạn săn bắt trộm, việc phá rừng làm đất trồng trọt và sự phát triển du lịch ồ ạt tại đảo Cát Bà. Voọc đầu trắng cũng là loài đang gặp nguy hiểm, nhưng mức độ thấp hơn của voọc Cát Bà. Giống như mọi thành viên của nhóm loài Trachypithecus francoisi, phân loài này có tập tính sinh sống tập thể, kiếm ăn ban ngày trong các khu rừng đá vôi.


Voọc đầu trắng sống ở rừng trên núi đá, giống Voọc má trắng. Voọc đầu trắng sống đàn số con trong đàn biến đổi từ 5 đến 15 con, trung bình 9,36 con và tỷ lệ đực/cái từ 1/1,5 đến1/2 (Nguyễn Phiên Ngung, 1997). Nadler, T và Hà Thăng Long, 2000 cho biết số lượng con trung bình của một đàn Voọc đầu trắng biến đổi từ 5,6 đến 6,7 con. Voọc đầu trắng ngủ trên vách đá vào mùa nóng và trong hang vào mùa lạnh. Chúng thường chọn những vách đã dựng đứng, có nhiều hang nhỏ để làm nơi ngủ. Voọc đầu trắng kiếm ăn ngày hai buổi sáng và chiều. Cường độ kiếm ăn mạnh vào đầu buổi sáng và giảm dần vào lúc 9 đến 10 giờ trưa. Hoạt động thầm lặng, di chuyển nhẹ nhàng cả trên cây lẫn mặt đất. Thức ăn là lá, quả cây rừng, không ăn động vật. Bước đầu đã ghi nhận được Voọc đầu trắng ăn 74 loài thực vật thuộc 31 Họ:, trong đó có 54 loài được Voọc sử dụng lá chồi non, 34 loài được ăn quả. Chưa gặp chúng ăn củ loài nào. Chưa có nghiên cứu về sinh sản của Voọc đầu trắng. Quan sát các đàn Voọc đầu trắng qua nhiều năm ở đảo Cát Bà cho thấy chúng có khả năng sinh sản quanh năm nhưng tập trung nhất từ tháng 4 đến tháng 10. Mỗi lứa đẻ một con. Con mới sinh có màu vàng.

Voọc đầu trắng
Voọc đầu trắng

Top 13 loài động vật sắp tuyệt chủng tại Việt Nam

  1. top 1 Bò tót
  2. top 2 Hổ
  3. top 3 Sao La
  4. top 4 Hươu Vàng
  5. top 5 Voọc mũi hếch
  6. top 6 Voọc đầu trắng
  7. top 7 Voi
  8. top 8 Cò Quăm cánh xanh
  9. top 9 Rùa da
  10. top 10 Rùa hồ Gươm
  11. top 11 Tê giác một sừng
  12. top 12 Voọc mông trắng
  13. top 13 Cá sấu hoa cà

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy