Top 9 Loài động vật bị tuyệt chủng trong 10 năm qua

Hoàng Sơn 1062 0 Báo lỗi

Trong sinh học và hệ sinh thái, tuyệt chủng là sự kết thúc tồn tại của một nhóm sinh vật theo đơn vị phân loại, thông thường là một loài. Một loài hoặc phân ... xem thêm...

  1. Chuột Bramble Cay Melomys (Melomys rubicola) là một loài động vật có vú nhỏ sống trên đảo Bramble Cay, một hòn đảo nhỏ nằm ở gần bờ bắc của Great Barrier Reef, thuộc bang Queensland, Úc. Đây là loài động vật có vú duy nhất được biết đến sống duy nhất trên hòn đảo này.


    Chuột Bramble Cay Melomys sống chủ yếu trên bãi cát, và môi trường sống của chúng chủ yếu bao gồm khu vực bãi cát và đất ngập nước. Loài này đã trở thành biểu tượng của nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống.


    Tuy nhiên đến ngày 19/2/2019, giới chức trách Úc đã chính thức tuyên bố loài động vật có vú có tên khoa học là Bramble Cay melomys đã chính thức tuyệt chủng. Bramble Cay Melomys trở thành động vật có vú đầu tiên hoàn toàn tuyệt chủng do tác động của biến đổi khí hậu.


    Mực nước biển dâng cao do băng tan đã phá huỷ môi trường sống hữu hạn của loài gặm nhấm này. Theo các nhà nghiên cứu, trong một thập kỷ qua, loài chuột này đã không còn xuất hiện tại nơi sinh sống ưa thích của chúng là một hòn đảo nằm ở cực Bắc của Úc.

    Chuột Bramble Cay Melomys
    Chuột Bramble Cay Melomys
    Chuột Bramble Cay Melomys
    Chuột Bramble Cay Melomys

  2. Tê giác Sumatra là một loài tê giác nhỏ sống ở khu vực đảo Sumatra, Indonesia. Chúng thích ứng với môi trường rừng nhiệt đới ẩm và thường xuất hiện ở các khu vực có cây bụi, rừng ngập nước, và đồng cỏ. Tê giác Sumatra có kích thước nhỏ hơn so với các loài tê giác khác. Quá trình mang thai ở tê giác Sumatra cái kéo dài từ 15 đến 16 tháng, chúng sinh con và chăm sóc con non trong ba năm. Sau đó thời kỳ mang thai lại bắt đầu.


    Tê giác Sumatra có hai sừng, sừng thứ nhất to và dài (25 – 79 cm), sừng thứ hai nhỏ và chỉ dài khoảng 10 cm. Chính vì chiếc sừng này mà tê giác Sumatra trở thành mục tiêu săn trộm của những kẻ săn trộm. Lông của chúng thường màu đen hoặc nâu hơi đen.


    Tê giác Sumatra tuyệt chủng phần lớn do bị săn trộm và mất môi trường sống.

    Tê giác Sumatra - Dicerorhinus sumatlingsis
    Tê giác Sumatra - Dicerorhinus sumatlingsis
    Tê giác Sumatra - Dicerorhinus sumatlingsis
    Tê giác Sumatra - Dicerorhinus sumatlingsis
  3. Ốc sên Hawaii Achatinella Apexfulva là một trong những loài ốc sên đất lớn nhất thế giới, với vỏ có thể đạt đến đường kính khoảng 5-7 centimet (2-3 inch). Loài ốc sên này sống ở các khu vực núi cao của quần đảo Hawaii, đặc biệt là trên các đỉnh núi ở Maui và Molokai. Cá thể cuối cùng được biết đến của loài này tên là George đã chết trong phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Hawaii không lâu trước đây.


    Giống như nhiều loài ốc Hawaii bản địa, Achatinella Apexfulva bắt đầu biến mất cách đây vài thập kỷ. Bộ Nông nghiệp Hawaii đã nhiều lần đưa ra cảnh báo về các loài xâm lấn gây mất môi trường sống và gây hại cho các loài bản địa. Như ốc sói tím (Rosy Wolf Snail) phát triển mất kiểm soát và ăn một lượng lớn Achatinella Apexfulva. Điều phối viên Chương trình Phòng chống Tuyệt chủng Ốc sên của Bộ Đất đai và Tài nguyên Hawaii, xác định rằng loài này có khả năng tuyệt chủng hoàn toàn bởi do mất môi trường sống và các loài động vật xâm lấn, cũng như do sự suy giảm về số lượng cá thể.

    Ốc sên Hawaii Achatinella Apexfulva
    Ốc sên Hawaii Achatinella Apexfulva
    Ốc sên Hawaii Achatinella Apexfulva
    Ốc sên Hawaii Achatinella Apexfulva
  4. Dê núi Pyrenean ibex là một trong bốn phân loài của dê rừng Tây Ban Nha (còn được gọi là dê rừng Iberia), sinh sống ở bán đảo Iberia. Loài này từng phổ biến nhất trong dãy núi Cantabria, miền Nam nước Pháp và ở phía Bắc dãy Pyrenean. Sau đó, nó lại là nạn nhân tiếp theo của sự săn bắt quá mức dẫn đến tuyệt chủng vào năm 2000. Hiện nay, khoa học đang nỗ lực nghiên cứu với hi vọng có thể hồi sinh lại loài động vật này. Có nhiều thuyết về sự tiến hóa và lịch sử di cư của C. pyrenaica vào bán đảo Tây Ban Nha. Các nhà khoa học, bao gồm cả các nhà cổ sinh vật học và di truyền học, nên tiếp tục tìm kiếm chứng cứ cổ sinh vật học, phát sinh chủng loài và các bằng chứng khác để phát hiện ra kết nối phân tử giữa các phân loài khác nhau.


    Hiểu biết lịch sử của loài có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn làm thế nào các loài dê rừng, C. pyrenaica ảnh hưởng tới khu vực, đồng thời có thể cung cấp một sự hiểu biết mới cho mối quan hệ giữa các phân loài. Có một khả năng là loài C. pyrenaica tiến hóa từ một tổ tiên có quan hệ họ hàng với C. caucasica từ Trung Đông tại "đầu thời kỳ băng hà cuối cùng (120-80 ngàn năm trước)". C. pyrenaica rất có thể đã di chuyển từ phía bắc dãy núi Alps và đi qua miền nam nước Pháp vào khu vực Pyrénées ở đầu kỳ Magdalénien khoảng 18 ngàn năm trước. Nếu điều này là đúng thì C. caucasica praepyrenaica có thể đã khác biệt nhiều hơn so với ba loài dê hoang dã khác từng sống trên bán đảo Tây Ban Nha mà các nhà khoa học hiện đã biết.

    Dê núi Pyrenean Ibex
    Dê núi Pyrenean Ibex
    Dê núi Pyrenean Ibex
    Dê núi Pyrenean Ibex
  5. Loài cú này sinh sống ở Bermuda. Tuy nhiên, do số lượng của cây tuyết tùng và cây cọ lùn giảm sút nhanh chóng, sự xuất hiện của các loài động vật ăn thịt và đối thủ cạnh tranh không phải loài bản địa đã khiến cú Bermuda Saw-whet dần dần trở nên hiếm đi và tuyệt chủng. Bermuda là một loài cú đó là đặc hữu đến Bermuda. Nó được mô tả từ các hồ sơ hóa thạch và lời kể của các nhà thám hiểm về loài chim này vào thế kỷ 17.


    Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của nó vẫn chưa được biết, nhưng nó có thể liên quan đến sự suy giảm của cây tuyết tùng và cây cổ thụ, hoặc sự xuất hiện của những kẻ săn mồi và đối thủ cạnh tranh không phải bản địa sau khi con người xâm chiếm. Được mô tả lần đầu tiên vào năm 2012, nó đã bị tuyên bố tuyệt chủng vào năm 2014. Thay đổi môi trường sống, săn bắt quá mức của con người là những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều loài động vật đứng trước bờ vực tuyệt chủng trong đó có nhiều loài được cảnh báo đỏ từ rất lâu về trước..

    Cú Bermuda Saw-whet
    Cú Bermuda Saw-whet
    Cú Bermuda Saw-whet (Ảnh minh họa)
    Cú Bermuda Saw-whet (Ảnh minh họa)
  6. Báo gấm Đài Loan hay còn gọi là Báo mây Formosan là một phân loài báo gấm, sinh sống ở Đài Loan và là loài mèo đặc hữu của đảo Đài Loan. Chúng có những vết hình đám mây trên bộ lông. Răng nanh của chúng to hơn so với những loài động vật họ Mèo khác. Khả năng leo trèo tốt, sự nhanh nhẹn giống như sóc tương tự như mèo rừng Nam Mỹ.


    Thức ăn của chúng là những động vật có vú lớn sống trên mặt đất nhưng đa phần là các loài động vật có vú sống trên cây, ví dụ như là vượn, khỉ đuôi lợn hay khỉ, các động vật có vú khác như nai, nhím hay chim chóc và gia súc, chúng thích săn mồi theo kiểu tấn công bất ngờ bằng cách nhảy từ trên cây xuống rồi chộp con mồi. Chúng thường sống ở các cánh rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng được coi là có vị trí rất quan trọng trong văn hóa của thổ dân Đài Loan là người Rukai, bởi họ rất tự hào khi khoác lên mình chiếc áo da báo gấm. Đến năm 2013, loài động vật này đã bị tuyệt chủng do những cuộc khai thác gỗ rừng tự nhiên lớn và bừa bãi, dần cướp đi nơi ở của chúng.


    Báo gấm là một loài động vật đặc hữu trên đảo Đài Loan và có thể đã biến mất vĩnh viễn. Đảo Đài Loan là nơi duy nhất con người có thể thấy báo mây Formosan do đó khả năng con người thấy báo mây Formosan là rất thấp. Người ta phỏng đoán rằng có thể vài con báo mây Formosan vẫn sống, song khả năng con người thấy chúng với số lượng lớn là rất thấp. Giới bảo tồn cho rằng hoạt động săn trộm và nạn phá rừng là hai nguyên nhân chính khiến số lượng báo Formosan giảm nhanh chóng.


    Các chuyên gia về động vật từ Mỹ và Đài Loan đã tìm kiếm báo mây Formosan từ năm 2001, song họ không thấy bất kỳ con nào. Để tìm kiếm chúng, họ đã lắp khoảng 1.500 camera hồng ngoại và bẫy mùi trên các ngọn núi ở Đài Loan. Giờ đây chỉ có thể chiêm ngưỡng một con báo nhồi bông trong Bảo tàng Đài Loan. Hai con báo mây khác đang sống trong vườn thú Đài Bắc, song chúng được nhập khẩu từ Đông Nam Á.

    Báo gấm Đài Loan
    Báo gấm Đài Loan
    Báo gấm Đài Loan
    Báo gấm Đài Loan
  7. Rùa đảo Pinta hay rùa đảo Abingdon là một trong 11 phân loài của phức hợp loài rùa Galápagos - động vật đặc hữu của quần đảo Galápagos. Cá thể cuối cùng của phân loài này là một con rùa đực có tên gọi là George cô độc. Trong những năm cuối cùng của cuộc đời, George cô độc được coi là sinh vật hiếm nhất trên thế giới và là biểu tượng nổi bật cho những nỗ lực bảo vệ môi trường ở Galápagos nói riêng và quốc tế nói chung. Loài rùa to lớn này là phân loài của phức hợp loài rùa Galápagos - động vật đặc hữu của quần đảo Galápagos sinh sống ở đảo Pinta, Ecuador. Sau khi người dân bắt đầu đặt chân, thống trị vùng đảo này, loài rùa Pinta bắt đầu bị săn bắt quá đà cho đến khi cá thể rùa cuối cùng là "cụ" Lonesome George qua đời và loài động vật này chính thức bị tuyệt chủng vào năm 2012.


    Trong vài thập niên, những nỗ lực nhân giống phân loài của George đều thất bại, lý do rất có thể là vì sự thiếu vắng một con cái thuộc phân loài này, vì vậy các nhà nghiên cứu của Trung tâm Darwin đã đưa ra giải thưởng trị giá 10.000 đô la Mỹ cho ai tìm được một con rùa cái phù hợp với George. Ngày 21 tháng 7 năm 2008, có tin rằng George đã bất ngờ giao phối với một trong các con rùa cái, tổng cộng người ta đã thu được 13 quả trứng và chúng lập tức được đưa vào lò ấp. Tuy nhiên tới ngày 11 tháng 11 thì Trung tâm Darwin xác nhận rằng 80% số trứng có vấn đề và tới tháng 12 thì số trứng còn lại cũng không thể ấp nở, việc kiểm tra bằng tia X cho thấy rằng chúng đã bị hỏng.

    Rùa đảo Pinta
    Rùa đảo Pinta
    Rùa đảo Pinta
    Rùa đảo Pinta
  8. Sinh sống ở Châu Phi, tê giác đen Tây Phi là một phân loài tê giác rất hiếm của loài tê giác đen. Loài này sở hữu thân hình to lớn với chiều dài từ 3 - 3,8m, cao 1,4 - 1,7m và nặng 800 - 1.300kg. Nó có hai sừng: chiếc sừng thứ nhất và thứ hai có chiều dài lần lượt là từ 0,5 - 1,3 m và 2 - 55 cm. Nó đã từng sinh sống khắp ở sa-van tây trung Phi cho đến khi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tuyên bố rằng loài tê giác đen Tây Phi này đã tuyệt chủng vào năm 2011 do sự săn bắt tận diệt một cách dã man, độc ác, tàn nhẫn của con người. Phân loài này bị săn bắn vào đầu của thế kỷ 20, nhưng số lượng của chúng tăng trong những năm 1930 sau khi hành động bảo tồn đã được thực hiện.


    Khi các nỗ lực bảo vệ đã giảm trong những năm qua đã làm số lượng của tê giác đen phương Tây tăng. Đến năm 1980 thì số lượng đã lên đến hàng trăm. Nạn săn trộm vẫn tiếp tục và năm 2000 người ta ước tính chỉ còn 10 cá thể sống sót. Đầu năm 2006, trong một cuộc khảo sát chuyên sâu của miền bắc Cameroon (con cuối cùng còn lại môi trường sống của các loài khác) người ta không tìm thấy con nào, nhưng những nỗ lực để xác định vị trí bất kỳ cá nhân còn sống sót vẫn tiếp tục. Nạn săn trộm bất hợp pháp, các nỗ lực chống săn trộm bị giới hạn đã dẫn đến sự sụt giảm của phân loài này. Không có loài động vật được biết là được tổ chức trong điều kiện nuôi nhốt. Năm 2011, người ta tuyên bố phân loài này đã tuyệt chủng.

    Tê giác đen Tây Phi
    Tê giác đen Tây Phi
    Tê giác đen Tây Phi
    Tê giác đen Tây Phi
  9. Cá heo sông Dương Tử hay còn được gọi là Nữ thần sông Trường Giang hay Cá heo vây trắng là loài cá heo sông đặc hữu, từng sinh sống ở hạ lưu sông Dương Tử, Trung Quốc. Nhưng sau đó, theo thời gian, do sự tác động của con người, quá trình công nghiệp hóa, thủy điện, đánh bắt, loài cá này dần bị sụt giảm nhanh chóng số lượng. Đã có nhiều nỗ lực, phương án được đưa ra để bảo tồn loài này nhưng cuộc thám hiểm cuối năm 2006 đã xác nhận không tìm thấy cá thể nào trên sông. Cá heo sông Dương Tử hay còn được gọi là Nữ thần sông Trường Giang hay Cá heo vây trắng - Quần thể loài này giảm mạnh trong thời kỳ công nghiệp hoá ở Trung Quốc và việc sử dụng sông quá mức trong việc đánh bắt cá, giao thông thuỷ và thuỷ điện.


    Đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn loài này nhưng cuộc thám hiểm cuối năm 2006 đã không tìm thấy cá thể nào trên sông. Nên loài này đã được tuyên bố là tuyệt chủng, nên nó được xem là loài động vật có vú đầu tiên trở nên tuyệt chủng đầu tiên kể từ khi Sư tử biển Nhật Bản và Monachus tropicalis tuyệt chủng vào thập niên 1950. Đây cũng là loài trong bộ Cá voi tuyệt chủng được nghiên cứu kỹ chịu tác động trực tiếp từ con người. Vào tháng 8 năm 2007, một người đàn ông Trung Quốc đã ghi nhận được hình ảnh loài động vật màu trắng lớn bơi trên sông Dương Tử. Mặc dù được dự kiến xác nhận loài động vật trên video có thể là một con baiji, sự xuất hiện chỉ có một hoặc một vài loài thí, đặc biệt là thời đại công nghệ, cũng không đủ để cứu loài tuyệt chủng một phần này khỏi sự tuyệt chủng thật sự. Cá thể baiji cuối cùng có tên là Qiqi đã chết năm 2012.

    Cá heo sông Dương Tử
    Cá heo sông Dương Tử
    Cá heo sông Dương Tử
    Cá heo sông Dương Tử




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy