Top 11 Loài động vật đã được bảo vệ kịp thời trước nguy cơ tuyệt chủng

Mai Ly 259 0 Báo lỗi

Nhiều loài động vật đã tuyệt chủng và một số khác cũng đang trên bờ vực nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số loài được cho là đã vĩnh viễn ra đi thực sự lại xuất ... xem thêm...

  1. Dơi mũi dài lớn hay còn được gọi là dơi mũi dài Mexico, là một loài dơi trong họ Phyllostomidae. Nó được tìm thấy ở Mexico và Hoa Kỳ. Dơi mũi dài Mexico có màu nâu đen, với phần lưng sẫm hơn và phần bụng nhạt hơn. Dơi mũi dài Mexico chủ yếu tiêu thụ phấn hoa và mật hoa, là một mắt xích thiết yếu trong vòng đời của cây (agave) thùa. Những cây xương rồng này rất phổ biến vì chúng được sử dụng trong sản xuất rượu mezcal và tequila. Thật không may, loài dơi này được xếp vào một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Một phần do sự khai thác quá mức của xương rồng agave.


    Mãi đến năm 2013, dơi mũi dài Mexico mới thoát khỏi danh sách này, trở thành loài động vật có vú đầu tiên được bảo vệ thành công ở Mexico. Những kết quả tích cực này có được phải kể đến sự chung sức của các nhà khoa học, cộng đồng địa phương và các cơ quan chính phủ. Sự đồng lòng hợp tác đã tạo ra cảm giác thân thiện, gần gũi với dơi và giúp nâng cao nhận thức của con người hơn.

    Dơi mũi dài Mexico
    Dơi mũi dài Mexico
    Dơi mũi dài Mexico
    Dơi mũi dài Mexico

  2. Ngựa hoang Mông Cổ hay còn gọi là ngựa hoang Przewalski. Đây là loài ngựa hoang cuối cùng còn sót lại, loài ngựa đáng kinh ngạc này đang phi nước đại trong môi trường sống tự nhiên của nó một lần nữa. Những con ngựa Przewalski vẫn còn sống đến ngày nay là hậu duệ trực tiếp của những con ngựa bị bắt vào đầu thế kỷ 20 để nuôi trong các vườn thú trên khắp thế giới. Chúng được cho là đã tuyệt chủng trong môi trường tự nhiên, nhưng sau đó vào năm 1992, 16 thành viên đã được đưa trở lại môi trường hoang dã ở Mông Cổ. Từng được xem là tuyệt chủng, ngựa Pregoaski đã được tái thả vào tự nhiên vườn quốc gia Khustain Nuruu, khu bảo tồn thiên nhiên Takhin Tal và khu bảo tồn thiên nhiên Khomiin Tal.


    Từ năm 2011 trở đi, số lượng ngựa Przewalski không ngừng tăng lên. Trong lần thống kê được thực hiện vào năm 2018, có khoảng 2.000 con ngựa Przewalski này vẫn còn sống. Khác với các loài ngựa "hoang" khác đã từng được thuần hóa, loài ngựa Przewalski chưa bao giờ được thuần hóa, và là loại ngựa hoang thật sự duy nhất còn tồn tại đến nay.

    Ngựa Przewalski
    Ngựa Przewalski
    Ngựa Przewalski
    Ngựa Przewalski
  3. Cá voi lưng gù là loài động vật biển có vú đi lang thang khắp các đại dương trên thế giới trong những cuộc di cư dài ngày. Trên thực tế, chúng thực hiện những cuộc di cư dài nhất so với bất kỳ loài động vật có vú nào khác được biết đến trên Trái đất. Năm 1988, những con vật xinh đẹp này đã phải đối mặt với hậu quả nặng nề của việc săn bắt quá mức, khiến chúng bị đưa vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng.


    Ngày nay, nhờ những nỗ lực được thực hiện ở cấp độ quốc tế, chúng ta đã cứu được số lượng loài cá voi này. Cấm săn bắt cá voi là một chìa khóa rất quan trọng trong việc bảo tồn. Biện pháp này vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Eileen Sobeck, một thành viên của Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) đã coi đây là một “câu chuyện thực sự về thành công sinh thái”. Trên thực tế, cô ấy là người đã đề xuất đưa cá voi lưng gù ra khỏi danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng sau khi chứng kiến sự phục hồi ngoạn mục của nó.

    Cá voi lưng gù
    Cá voi lưng gù
    Cá voi lưng gù
    Cá voi lưng gù
  4. Đại bàng đầu trắng là một loài chim săn mồi hàng đầu tại Bắc Mỹ. Đây là loài chim quốc gia và biểu tượng của Hoa Kỳ. Trong những năm 70, việc đổ chất thải hóa học vào nước ngọt và nước biển phổ biến hơn nhiều so với ngày nay, đã gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Dư lượng hóa chất nông nghiệp được tìm thấy trong các loài cá nuôi loài đại bang đầu trắng dũng mãnh này, cũng như việc săn bắt bừa bãi chúng đã dẫn đến sự mất mát nghiêm trọng số lượng của loài. Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức đại bàng đầu trắng đã được liệt vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Hoa Kỳ, mặc dù đó là biểu tượng quốc gia này.


    Sau khi thực hiện kế hoạch phục hồi, số lượng đại bàng đầu trắng có mặt ở Mỹ đã tăng trở lại. Vào năm 1996, loài này đã được coi là “loài ít được quan tâm nhất”. Và vào ngày 28 tháng 6 năm 2007, loài đại bàng đầu trắng này cuối cùng đã được đưa ra khỏi danh sách động vật hoang dã nguy cấp và bị đe dọa ở 48 bang tại Hoa Kỳ lục địa.

    Đại bàng đầu trắng
    Đại bàng đầu trắng
    Đại bàng đầu trắng
    Đại bàng đầu trắng
  5. Gấu trúc lớn hay còn gọi đơn giản là gấu trúc, đây là một loài gấu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Gấu trúc là một loài động vật hay tò mò nhưng sống đơn độc. Chúng biết cách biểu tượng cho cuộc chiến giành quyền động vật.


    Gấu trúc đã được xếp vào danh sách các loài quý hiếm trong những năm 80, trở thành một câu chuyện thành công thực sự. Trong năm 2016, có thông báo rằng gấu trúc đã thay đổi tình trạng của chúng từ nguy cấp sang mức nhẹ hơn sau khi số lượng của chúng tăng khoảng 17%. Trên hết, việc bảo vệ những loài động vật có vú lớn này là một tin tuyệt vời cho các khu rừng nói chung vì để bảo tồn gấu trúc khổng lồ, môi trường sống tự nhiên của chúng cũng phải được bảo vệ. Điều này cũng đã tạo ra môi trường sống chung cho các loài khác (như khỉ mũi hếch vàng Trung Quốc, linh ngưu hay thậm chí là loài cò quăm mào Nhật Bản) cũng có thể phục hồi môi trường sống của chúng. Và đây chỉ là phần nổi của tảng băng khi nói đến các loài mới đang được bảo tồn!

    Gấu trúc
    Gấu trúc
    Gấu trúc
    Gấu trúc
  6. Linh dương sừng thẳng Ả Rập là một loài linh dương xinh đẹp chủ yếu sinh sống vùng sa mạc. Loài linh dương này đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên vào đầu những năm 1970, nhưng đã được cứu sống lại trong các vườn bách thú và những khu bảo tồn tự nhiên tư nhân. Chúng xuất hiện trở lại vào đầu những năm 1980. Tuy nhiên, nó cũng nằm trong danh sách các loài sắp tuyệt chủng, cùng với nhiều loài hoang dã khác ở Bán đảo Ả Rập và Bán đảo Sinai. Tin tốt là kể từ năm 2011, linh dương sừng thẳng Ả Rập đã được coi là một loài đạt đến mức “dễ bị tổn thương”, đây là một bước tiến vượt bậc vì nó từng là một loài trong danh sách báo động đỏ.


    Các chương trình tái sinh sản cho loài linh dương này trong điều kiện nuôi nhốt bắt đầu vào năm 2007 và kể từ đó đã dần thành công. Theo các báo cáo cuối cùng được soạn thảo, có khoảng 1.220 con linh dương hoang dã ở Bán đảo Ả Rập. Điều đó có nghĩa là người bạn 4 chân này giờ đây đã lên cấp loài sắp bị đe dọa, và tiến thêm một bước nữa là có nguy cơ tuyệt chủng.

    Linh dương sừng thẳng Ả Rập
    Linh dương sừng thẳng Ả Rập
    Linh dương sừng thẳng Ả Rập
    Linh dương sừng thẳng Ả Rập
  7. Guam rail hay còn gọi là gà nước Guam, là một loài chim không biết bay, là loài đặc hữu của Đảo Guam, nằm ở Tây Thái Bình Dương. Guam rail đã biến mất khỏi miền nam đảo Guam vào đầu những năm 1970 và bị tuyệt chủng khỏi toàn bộ hòn đảo vào cuối những năm 1980. Sau đó loài chim này đã quay trở lại sau nỗ lực bảo tồn kéo dài hàng thập kỷ, bắt nguồn từ 21 cá thể cuối cùng được nuôi nhốt.


    Cho đến ngày nay, nó vẫn là loài chim thứ hai trong lịch sử phục hồi sau khi bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên. Việc giảm số lượng loài chim này ở Guam diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là hệ quả của việc vô tình đưa một loại rắn cây vào năm 1987, đã xóa sổ loài chim Guam rail khỏi môi trường sống tự nhiên của nó. Giờ đây, sau hơn 35 năm, việc đưa chúng trở lại môi trường sống tự nhiên đã có thể thực hiện được, và đương nhiên vẫn cần phải có sự quản lý tích cực đối với loài này để đảm bảo việc bảo vệ chúng.

    Chim Guam rail
    Chim Guam rail
    Chim Guam rail
    Chim Guam rail
  8. Tắc kè Crested Gecko hay còn gọi là tắc kè mào, là một trong những loài đã phân loại Lazarus, như Toplist đã đề cập ở phần giới thiệu của bài viết này. Chúng đến từ vùng New Caledonia thuộc Pháp, trên bờ biển Australia. Không giống với những loại tắc kè khác, tắc kè Crested Gecko nếu bị mất đuôi thì sẽ không thể mọc lại được nữa. Hiện không có nhiều thông tin về loài bò sát bí ẩn này.


    Loài tắc kè Crested Gecko này đã từng bị cho là tuyệt chủng cho đến khi chúng được phát hiện lại vào năm 1994, và được nhân giống nhiều trong điều kiện nuôi nhốt là một minh chứng cho sự dễ dàng chăm sóc và khả năng phát triển của chúng trong môi trường nuôi nhốt. Mặc dù đã được phân loại là loài dễ bị tổn thương, nhưng mọi người vẫn thường sở hữu tắc kè Crested Gecko như một vật nuôi kỳ lạ mặc dù nó được bảo vệ bởi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, còn được gọi là CITES.

    Tắc kè Crested Gecko
    Tắc kè Crested Gecko
    Tắc kè Crested Gecko
    Tắc kè Crested Gecko
  9. Một loài động vật biển khác đã cố gắng thoát khỏi danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng đó là lợn biển Tây Ấn Độ, chúng đã từng được xếp vào loài có nguy cơ tuyệt chủng thành loài bị đe dọa. Lợn biển Tây Ấn Độ là một loài động vật có vú trong họ Trichechidae, bộ Sirenia. Lợn biển Tây Ấn là một loài riêng biệt với lợn biển Amazon và lợn biển Tây Phi. Dựa trên các nghiên cứu di truyền và hình thái học, lợn biển Tây Ấn được chia thành hai phân loài: Lợn biển Florida và lợn biển Caribbe. Lợn biển Tây Ấn Độ sống ở vùng nước ấm ngoài khơi Trung Mỹ, các con sông ở khu vực đông nam Hoa Kỳ và vùng biển phía Tây Ấn Độ.


    Tin tốt được Cơ quan Cá và Động vật Hoang dã Hoa Kỳ (USFWS) đưa ra vào năm 2017. Mặc dù lợn biển Tây Ấn Độ vẫn là loài bị đe dọa, nhưng bước tiến quan trọng này có nghĩa là số lượng quần thể của loài động vật có vú biển này đang tăng lên và là tập quán tự nhiên của chúng đang được khôi phục. Vì vậy, có thể kết luận một cách an toàn rằng hợp tác quốc tế để bảo tồn các loài đang phát huy tác dụng.

    Lợn biển Tây Ấn Độ
    Lợn biển Tây Ấn Độ
    Lợn biển Tây Ấn Độ
    Lợn biển Tây Ấn Độ
  10. Khỉ đột núi là một loài thuộc họ khỉ đột sống ở các khu vực vùng núi cụ thể ở Trung Phi, dãy núi Virunga (còn được gọi là Mufumbiro), một dãy núi xuyên qua 3 quốc gia và 4 công viên quốc gia. Về tính cách của khỉ đột núi, nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng khá nhút nhát, mọi hành vi ở mức kiềm chế, những hành vi bạo lực rất hiếm khi xảy ra ở các cá thể sống lâu năm trong đàn. Tuy vậy, nếu xung đột xảy ra, con đực đầu đàn có thể bảo vệ đàn của mình tới chết, chúng sẽ dùng các vật dụng trong rừng để “ném nhau”, thậm chí lao vào nhau và quyết ăn thua cho tới khi một bên tử vong.


    Mặc dù đang bị đe dọa nghiêm trọng nhưng số lượng khỉ đột núi không hề suy giảm mà ngược lại ngày càng tăng lên. Trở lại năm 2008, người ta ước tính rằng số lượng của loại vượn đặc biệt này đã lên tới 680 cá thể. Đến năm 2018, đã có khoảng 1.000 con khỉ đột núi, số lượng thành viên của loài này cao nhất từng được ghi nhận. Kết quả là, loài này đã từ nằm trong danh mục cực kỳ nguy cấp trở thành loài có nguy cơ tuyệt chủng.

    Khỉ đột núi
    Khỉ đột núi
    Khỉ đột núi
    Khỉ đột núi
  11. Ấn Độ là nơi trú ngụ của khoảng 75% số lượng hổ trên toàn thế giới. Ước tính có khoảng 40.000 con hổ tại Ấn Độ vào năm 1947, nhưng việc săn bắn và môi trường sống biến mất đã làm giảm số lượng hổ tới mức thấp nguy hiểm. Con người là tác nhân quan trọng xâm phạm đến môi trường sống của loài hổ. Khoảng 225 người đã thiệt mạng vì bị hổ tấn công trong giai đoạn từ năm 2014 - 2019.


    Hiện Chính phủ Ấn Độ vẫn nỗ lực quản lý quần thể hổ tốt hơn và dành 50 môi trường sống trên khắp đất nước cho “chúa sơn lâm” cư trú. Đáng mừng là vào năm 2020, Ấn Độ đã tuyên bố đạt được mục tiêu theo kế hoạch với số lượng ước tính khoảng 2.967 cá thể hổ vào năm 2018 so với mức thấp kỷ lục là 1.411 con trong năm 2006. Cũng trong năm 2020, một nhóm bảo tồn hổ ghi nhận hổ đang có "sự trở lại đáng chú ý" ở phần lớn các nước Nam Á, cũng như Nga và Trung Quốc. Ví dụ tại bang Uttar Pradesh, có hơn 20 con cọp sống trong các cánh đồng mía hoặc các khu lâm nghiệp xã hội, tạo ra không ít thách thức cho việc bảo tồn chúa sơn lâm và bảo vệ người dân.

    Những con hổ của Ấn Độ
    Những con hổ của Ấn Độ
    Những con hổ của Ấn Độ
    Những con hổ của Ấn Độ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy