Top 15 Hành động phá hoại môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam
Hiện nay, môi trường sống bị tàn phá một cách nghiêm trọng chính là nguyên nhân làm cho khí hậu của chúng ta đang bị biến đổi một cách nặng nề, tiêu biểu là ... xem thêm...hiện tượng Trái Đất nóng lên, băng tan ở Nam Cực,… Hãy cùng Toplist điểm danh những hành động phá hoại môi trường đã và đang tiếp diễn ở Việt Nam nhé.
-
Vứt rác bừa bãi
Vứt rác bừa bãi là một trong những thói quen xấu của người Việt Nam, từ người lớn tuổi cho tới các em nhỏ – chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng ta có thể bắt gặp rác thải ở khắp mọi nơi từ thứ nhỏ như đầu lọc thuốc lá, vỏ bánh, vỏ kẹo… cho đến những túi rác lớn bé. Đặc biệt, hiện tượng này lại xảy ra ngay cả trên những con phố lớn, vỉa hè, hay thậm chí là nơi chỉ cách thùng rác công cộng chừng vài bước chân. Hình ảnh người ngồi trên xe bus, xe khách hay tàu hỏa vứt rác xuống đường cũng không khỏi xa lạ, hay trong một nhà hàng có để sẵn thùng rác ở dưới bàn nhưng các thực khách đáng mến lại thản nhiên vứt rác xuống nền là cũng là những hành động tiêu biểu cho việc vứt rác bừa bãi.
Đây thực chất là bài toán về ý thức mà người Việt Nam cần tìm cho mình lời giải để ngăn chặn tình trạng vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng tới môi trường sống hiện nay.
-
Đốt rác thải
Thêm một hành động nữa liên quan đến ý thức của người dân Việt Nam, đó chính là tình trạng đốt rác thải. Hầu hết những người thực hiện hành vi này đểu không nghĩ tới hậu quả mà chúng đem lại hoặc không ý thức được rằng việc mình làm là vô cùng nghiêm trọng.
Những bãi tập kết rác sau khi được xe rác đi thu gom và phân loại sẽ xử lý bằng cách đốt để giảm diện tích bãi chứa. Việc xử lý rác không theo mô hình và không có nhà máy xử lý phần lớn là do cung chưa đủ đáp ứng cầu. Các nhà máy xử lý rác chưa đáp ứng được nhu cầu phát sinh rác thải nên tình trạng tập kết rác ra các cánh đồng đốt là chuyện có thể xảy ra, và thậm chí trong những ngày mưa phùn hoặc trời ẩm ướt thì rác cháy vẫn sẽ âm ỉ bốc khói từ ngày này qua ngày khác.Việc đốt rác thải ngoài trời không những gây mất vẻ mỹ quan đô thị mà còn gây ô nhiễm khi thải khói ra môi trường mà còn làm gia tăng nhiệt cục bộ, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cộng đồng đồng thời phá hủy môi trường do các chất ô nhiễm hữu cơ sẽ tồn tại và khó phân hủy. Việc đốt rác thải này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới không khí và trước mắt có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người trực tiếp tham gia đốt rác thải.
-
Chặt phá rừng
Nạn phá rừng ở Việt Nam là một trong những vấn nạn ở Việt Nam. Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria. Nguyên nhân mất rừng do sự yếu kém và tham nhũng trong công tác bảo vệ rừng, sự thông đồng, cấu kết, tiếp tay, chia chác của các giới chức hữu quan cũng như lực lượng kiểm lâm đã tiếp tay cho lâm lặc chặt phá rừng. Các hình thức phá rừng ngày càng tinh vi và trắng trợn như chuyển đổi rừng, phê duyệt các dự án đầu tư đã gây bất bình trong dư luận nhưng lại bị chính quyền cố tình bỏ lơ. Bên cạnh đó nhờ các nỗ lực bảo vệ và trồng mới rừng của chính phủ Việt Nam, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam không ngừng tăng lên từ năm 1996 đến nay nhưng tỷ lệ rừng tự nhiên trong tổng diện tích rừng lại giảm.
Tình trạng chặt phá rừng không còn là vấn đề mới mẻ đối với Việt Nam, song chúng đã và đang diễn ra hàng ngày. Chỉ vì chuộc lợi cá nhân mà con người bất chấp việc chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến tình trạng sạt lở, xói mòn đất, đồng thời hệ sinh thái rừng cũng bị biến đổi nghiêm trọng do các động vật bị mất nơi cư trú, thức ăn dẫn đến tuyệt chủng.
-
Lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học
Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học và phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đáng báo động, vì dễ dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP), gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất, nhất là tình trạng kháng thuốc của sinh vật gây hại.
Việc lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học vào việc canh tác nông nghiệp cũng là một trong những hành động tàn phá môi trường sống hiện nay. Bởi nếu việc làm này diễn ra thường xuyên sẽ khiến lượng thuốc trừ sâu và phân bón còn tồn đọng sẽ trôi theo nước mưa hoặc nước tưới ngấm xuống gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Đồng thời người tiếp xúc với các chất này trong quá trình canh tác cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
-
Rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là chất thải bao gồm mọi thứ mà con người không còn sử dụng tới, có ý định vứt đi hoặc loại bỏ. Chất thải có thể ở dạng rắn (rác thải), lỏng (nước thải) hoặc khí (khí thải).
Bãi rác là nơi trú ngụ và phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể truyền bệnh qua một số loài côn trùng và động vật sống ở bãi rác. Khí thải, nước thải cũng gây ra các bệnh về đường hô hấp, da, phổi... Chất thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thiên nhiên. Nhiều sinh vật chết sau khi ăn phải rác thải nhựa hoặc vướng vào rác thải. Bên cạnh đó, đất, nước chứa rác thải sẽ nhiễm nhiều chất độc khiến cây cối, sinh vật không thể sinh trưởng, phát triển. Các bãi rác làm ảnh hưởng đến cảnh quan và bốc mùi hôi thối, khó chịu. Ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Hiện nay, rác thải chưa được phân loại tại nguồn, hệ thống thu gom rác thải còn thiếu, xe gom rác mới được trang bị ở khu đô thị, khu đông dân cư, còn ở vùng sâu vùng xa thì rác không được thu gom mà vứt bừa bãi thành các bãi rác ven đường; việc xử lý rác hiện nay chủ yếu là đốt và chôn lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.Chúng ta có thể vẫn bắt gặp tình trạng rác thải sinh hoạt được chất thành đống tồn tại ngang nhiên ngày này qua ngày khác hay lượng nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra sông không chỉ ở vùng nông thôn mà ngay cả thành phố lớn như Hà Nội. Lâu ngày, số rác thải này phân hủy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường không khí và nước ở chính tại khu vực đó và các vùng lân cận.
-
Nước thải chăn nuôi
Phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng tập trung là một chủ trương đúng nhằm đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, sản xuất theo chuỗi, gắn với thị trường. Tuy nhiên, phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại cũng cần có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và nhất là giải quyết thách thức về ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra.
Tình trạng này xảy ra ở hầu hết vùng nông thôn ở Việt Nam. Việc chăn nuôi có thể diễn ra nhỏ lẻ một hoặc hai đàn gia súc, gia cầm hay quy mô hơn là trang trại hàng nghìn con. Nước thải chăn nuôi sẽ được thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý khiến mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường đồng thời tạo điều kiện sinh sôi cho các vi khuẩn gây bệnh.
-
Khai thác tài nguyên quá mức
Khai thác tài nguyên thiên nhiên là sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng kinh tế, đôi khi có nội hàm tiêu cực là đi kèm với suy thoái môi trường. Nó bắt đầu xuất hiện trên quy mô công nghiệp vào thế kỷ 19 khi việc khai thác và chế biến nguyên liệu thô (như khai thác mỏ, năng lượng hơi nước và máy móc) phát triển hơn nhiều so với những lĩnh vực tiền công nghiệp. Trong thế kỷ 20, mức tiêu thụ năng lượng tăng nhanh chóng. Ngày nay, khoảng 80% năng lượng tiêu thụ trên thế giới được duy trì bằng việc khai thác nhiên liệu hóa thạch, bao gồm dầu, than và khí đốt.
Một nguồn tài nguyên không tái tạo khác được con người khai thác là các khoáng chất dưới lòng đất như kim loại quý, được sử dụng chủ yếu trong sản xuất hàng công nghiệp. Nông nghiệp thâm canh là một ví dụ về phương thức sản xuất cản trở nhiều mặt của môi trường tự nhiên, ví dụ như sự suy thoái rừng trong hệ sinh thái trên cạn và ô nhiễm nước trong hệ sinh thái dưới nước. Khi dân số thế giới tăng lên và tăng trưởng kinh tế xảy ra, việc cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên do khai thác nguyên liệu thô không bền vững trở thành mối quan tâm ngày càng tăng.Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú. Song việc khai thác một cách quá mức khiến không chỉ người có hành động này trở thành người phi pháp mà nguồn tài nguyên của nước ta cũng bị cạn kiệt dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như: động đất, sạt lở đất, đặc biệt là sự thay đổi kiến tạo của lòng đất làm hình thành các thiên tai, biến đổi không khí.
-
Chất thải công nghiệp
Chất thải công nghiệp là chất thải được tạo ra từ hoạt động công nghiệp, bao gồm bất kỳ vật liệu nào trở nên vô dụng trong quá trình sản xuất tại các nhà máy, công nghiệp, luyện kim và hoạt động khai thác. Các loại chất thải công nghiệp bao gồm bụi bẩn và sỏi, gạch và bê tông, kim loại phế liệu, dầu, dung môi, hóa chất, gỗ phế liệu, thậm chí cả thực vật từ các nhà hàng. Chất thải công nghiệp có thể là chất rắn, lỏng hoặc khí. Nó có thể là chất thải nguy hại hoặc không nguy hại. Chất thải nguy hại có thể độc hại, dễ bắt lửa, ăn mòn, phản ứng hoặc phóng xạ. Chất thải công nghiệp có thể gây ô nhiễm không khí, đất hoặc các nguồn nước gần đó, cuối cùng làm ô nhiễm biển.
Chất thải công nghiệp thường được trộn vào chất thải đô thị, làm cho việc đánh giá chính xác trở nên khó khăn. Ước tính Hoa Kỳ có tới 7.6 tỷ tấn chất thải công nghiệp được tạo ra mỗi năm. Hầu hết các quốc gia đã ban hành luật để xử lý vấn đề chất thải công nghiệp, nhưng chế độ nghiêm ngặt và tuân thủ khác nhau. Thực thi luật pháp về việc này luôn là một vấn đề.
-
Chất thải y tế
Chất thải y tế là bất kỳ chất thải nào có chứa chất nhiễm trùng (hoặc vật liệu có khả năng truyền nhiễm). Bao gồm chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế như văn phòng bác sĩ, bệnh viện, phòng khám nha khoa, phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu y khoa và phòng khám thú y. Chất thải y tế có thể chứa chất lỏng cơ thể như máu hoặc các chất gây ô nhiễm khác. Đạo luật Theo dõi Chất thải Y tế năm 1988 định nghĩa chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình nghiên cứu y học, xét nghiệm, chẩn đoán, tiêm chủng, hoặc điều trị cho người hoặc động vật. Một số ví dụ như thủy tinh, băng gạc, găng tay, các vật dụng sắc nhọn đã bị loại bỏ như kim hoặc dao mổ, gạc và khăn giấy.
Bệnh viện là nơi chữa bệnh cho con người, tuy nhiên cũng là nơi xả nhiều rác thải làm ảnh hưởng tới môi trường nhất. Một số bệnh viện đã xả chất thải y tế mà chỉ qua các biện pháp xử lý thông thường hay thậm chí là xả trực tiếp ra môi trường. Ngoài ra, họ còn bán lại chúng cho những người thu gom để tái chế chúng trở thành các vật dụng quay trở về cuộc sống của chúng ta. Hành động này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường.
Xử lý chất thải y tế là một trong những thách thức hàng ngày đối với các nhà cung cấp dịch vụ y tế. Nó thường phức tạp bởi các mối quan tâm khác như HIPAA, dịch tễ học, tố tụng dân sự có tiềm năng, và quy định của nhà nước và địa phương. Bởi vì tại Trung tâm Xử lý chất thải MedPro, chúng tôi nhằm giúp các nhà cung cấp trở thành nhà cung cấp tốt hơn, chúng tôi đang xem xét các khái niệm chính về chất thải y tế.
-
Khí thải từ phương tiện giao thông
Trong số các nguồn gây ô nhiễm không khí tại các khu vực đô thị trên cả nước thì khí thải từ hoạt động giao thông vận tải đứng “đầu bảng”… Trong các loại phương tiện giao thông thì xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ lớn nhất đồng thời cũng là nguồn phát thải chất gây ô nhiễm lớn nhất.
Lý giải căn nguyên của vấn đề trên, theo các chuyên gia thì các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng xăng và dầu diesel làm nhiên liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi và đốt cháy nhiên liệu còn dẫn tới phát sinh nhiều loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen…Hoạt động tham gia giao thông ở Việt Nam là một trong những nguyên nhân dẫn đến môi trường ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Lượng khí thải từ các phương tiện giao thông ngày một gia tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,… Vấn đề ùn tắc trong các giờ cao điểm hay khi có mưa lớn cũng là nguyên nhân làm tăng lượng khí thải ra môi trường.
-
Chất thải phóng xạ từ các nhà máy xí nghiệp
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng gây nên ô nhiễm môi trường nước.
Cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất là chất thải phóng xạ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người như vụ rò thủy ngân trong vụ cháy nhà máy Rạng Đông vừa qua.
-
Đốt vườn, đốt rơm rạ sau canh tác
Theo số liệu thống kê của Sở TN&MT Hà Nội, ước tính mỗi năm, trên địa bàn Thành phố phát sinh trên 1 triệu tấn rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, có trên 37% được người dân đốt bỏ ngay tại ruộng. Các chuyên gia cũng cảnh báo, đốt rơm rạ gây nên ô nhiễm bụi mịn. Đây là loại ô nhiễm rất đáng lo ngại. Trong khói đốt rơm, rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng muội than, khí CO, CO2, SO2, NO2... Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, khiến người hít khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn, ngạt thở... Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO (gọi là khí monoxide carbon). Đây là loại khí rất độc có thể gây chết người. Người hít nhiều và kéo dài có thể biến đổi cấu trúc của bộ máy hô hấp, gây dễ mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi...
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc đốt nhiều rơm rạ trong cùng một lúc sẽ làm nóng bầu khí quyển, khiến nhiệt độ trở nên nóng hơn, đẩy nhiệt độ lên cao. Ở Hà Nội, tình trạng nhà cao tầng quá nhiều so với các địa phương khác đã dẫn tới hiện tượng này. Vì lý do đó, sự lưu thông khí kém hơn, trong khi đó mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội cao do khí thải độc hại từ động cơ và khu công nghiệp không thoát lên cao mà tập trung dưới mặt đất nên dễ gây ra hiện tượng mù quang hóa.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, đã có những nghiên cứu trên phạm vi thế giới về tác hại của việc đốt rơm rạ đến chất lượng không khí tại khu vực, đồng thời chỉ ra những giải pháp thay thế cho việc đốt rơm rạ. Song, dường như người nông dân vẫn không thể tiếp cận được những kết quả này và vẫn chưa ý thức được khói rơm rạ gây nguy hại đến môi trường, sức khỏe như thế nào. -
Dùng quá nhiều đồ nhựa, túi nilon
Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng khiến lượng rác thải nhựa, túi ni lông thải ra môi trường ngày càng lớn, trong khi việc quản lý, thu gom, xử lý rác chưa kịp thời, nên hiện tượng đốt rác thải nhựa, túi ni lông còn rất phổ biến. Khi được đốt ở ngoài môi trường sẽ tạo ra nhiều loại khí độc, trong đó có dioxin và furan là những chất cực độc có khả năng gây khó thở, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá... Đặc biệt là có nguy cơ gây ung thư khi phơi nhiễm thường xuyên.
Túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần, chỉ sử dụng thời gian rất ngắn rồi vứt bỏ, nhưng các sản phẩm này có đặc tính lâu phân huỷ thì tác hại của nó lại vô cùng lớn không chỉ với sức khoẻ con người mà còn với môi trường, hệ sinh thái trên trái đất. Theo các nhà nghiên cứu thì phải mất từ 500 - 1000 năm túi ni lông mới bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Trong khi đó, lượng rác thải nhựa thải ra môi trường rất lớn, gần 1/3 số túi ni lông rác thải mỗi ngày không được thu gom, xử lý. Hậu quả là rác thải nhựa, túi ni lông có mặt ở khắp nơi gây ô nhiễm môi trường nặng nề và là điều kiện để cho các loại dịch bệnh sinh sôi và phát triển.
Thử tưởng tượng một thời gian nữa, bạn và thế hệ của bạn cùng đồng lòng nói không với hộp xốp, ống hút nhựa, ly nhựa… thì chắc chắn thế hệ sau - con cháu của bạn - cũng sẽ hành động như bạn. Đó không phải là viễn cảnh xa vời đâu bạn ạ.
-
Tốc độ đô thị hóa quá nhanh
Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lí và lối sống của người dân thay đổi, làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư các cơ sở hạ tầng kĩ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn.
Ở các thành phố lớn, đông dân chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường nước.
-
Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa cao
Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người dân thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức trong công tác bảo vệ môi trường với thói quen xả rác bừa bãi ở bất cứ nơi đâu, nhất là tình trạng xả rác xuống hệ thống kênh rạch, rãnh thoát nước, sông, hồ, làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh.
Bảo vệ môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhân dân, từng hộ gia đình; bởi chỉ khi các thành viên trong mỗi gia đình đều có ý thức và hành động bảo vệ môi trường, các vấn đề môi trường mới có thể được giải quyết tốt hơn. Khi từng gia đình thực hiện tốt việc thu gom rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xử lý rác tại địa phương, góp phần giữ gìn môi trường, cảnh quan khu dân cư.