Sao la
Nhiều người vẫn gọi Sao la, một loài động vật hoang dã quý hiếm là "kỳ lân Châu Á". Khu vực sinh sống chủ yếu của loài này là ở vùng núi Việt Nam và Lào. Nhìn bề ngoài thì Sao La có vẻ giống với loài linh dương hay bò rừng bison và là loài động vật nhai lại. Có thể nói loài động vật này thuộc hàng cực kỳ hiếm và rất khó để bắt gặp. Ngoài môi trường hoang dã, cho đến nay, các nhà khoa học chỉ gặp chúng được bốn lần nên chưa thể biết chính xác số lượng cá thể còn lại là bao nhiêu.
Sao La có tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis, thuộc nhóm thú sừng rỗng, giống loài Linh Dương. Đây là loài thú quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới và sách đỏ Việt Nam. Sao la có chiều dài từ 1,3m - 1,5m, cao 90cm với trọng lượng khoảng 100kg. Da màu nâu sẫm, trên mỗi móng có một đốm trắng. Sừng dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51cm. Sao la có đặc tính lẩn trốn con người nên các nhà khoa học chưa thể đánh giá được số lượng chính xác của quần thể sao la. Có thể còn khoảng 200 hoặc chỉ còn vài chục cá thể sao la ở các cánh rừng rậm dọc biên giới Việt - Lào. Ngoài ra, cả Sao La đực và cái đều có sừng dài, nhọn và không phân nhánh. Ở Việt Nam, Sao La từng được tìm thấy ở một số nơi thuộc dãy Trường Sơn như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh... Đây là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới được các nhà khoa học phát hiện năm 1992. Việc phát hiện này cũng là một trong những phát hiện quan trọng về động vật trong thế kỷ 20.