Khỉ đột núi

Khỉ đột núi có tên khoa học là Mountain gorillas và số lượng của loài này hiện nay trên thế giới là dưới 900 cá thể. Hiện nay, khu vực sinh sống chính của loài này chủ yếu ở ba nước và bốn công viên quốc gia, bao gồm vườn quốc gia Bwindi ở Uganda và vườn quốc gia Virunga ở Congo. Duy trì số lượng hiện tại là một việc làm rất khó khăn, đòi hỏi các nhà hoạt động vì động vật phải làm mọi cách có thể. Bên cạnh đó điều đáng lo ngại nhất là tình trạng chiến tranh, thoái hóa rừng hay sự xâm lấn của con người đang dần lấn áp sự gia tăng của loài, đe dọa đến sự tồn tại của chúng. Khỉ đột núi là động vật Linh trưởng thuộc Họ Người, Chi Khỉ đột, thuộc loài Khỉ đột phía Đông, chúng là một trong những loài lớn nhất còn tồn tại tới bây giờ. Khỉ đột núi có hóa thạch được phát hiện cách đây 34-24 triệu năm (thế Oligocen) ở vùng châu Phi và Trung Đông, thế nhưng hiện nay chúng chỉ còn xuất hiện ở Uganda và Cộng hòa dân chủ Congo. Bề ngoài Khỉ đột núi có lớp lông dày và dài hơn các loài khỉ đột khác, cho phép chúng sinh tồn ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn. Kích thước con đực là khoảng 1,5 mét, nặng 180 kg – lớn gấp đôi con cái.


Giống như nhiều loài Linh trưởng khác, chúng có cánh tay dài hơn chân, di chuyển trên mặt đất bằng cả tứ chi, trọng lượng dồn lên ngón tay chứ không phải lòng bàn tay. Khỉ đột núi hoạt động tích cực nhất từ khi bình minh tới hoàng hôn, chúng có thói quen chia làm 3 bữa một ngày là buổi sáng, giữa trưa và buổi chiều. Khỉ đột núi thường sống ở các sườn núi của các ngon núi lửa đang hoạt động như Karisimbi, Mikeno và Visoke, CH Dân chủ Congo. Chúng ở độ cao 2200-4000 mét, nơi có khí hậu nhiều mây, sương mù, lạnh cùng thảm thực vật dày ở chân núi và thưa dần ở nơi có vị trí cao. Theo các báo cáo của các vườn quốc gia nơi sinh sống của Khỉ đột núi, các nguyên nhân dẫn tới việc đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng là do nạn săn trộm – Khỉ đột núi thường bị thương tật vĩnh viễn do bẫy của những tay săn thú hoang hoặc bắt cá thể con tới các sở thú. Lấn chiếm nơi ở – Việc mở rộng nhanh chóng các khu định cư của người dân xung quanh hành lang an toàn của vườn quốc gia. Dịch bệnh – Khỉ đột núi thường xuyên được tiếp xúc với các đoàn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, chúng hoàn toàn có thể nhiễm bệnh truyền từ người. Chiến tranh, bất ổn chính trị – Dòng người tị nạn đổ về khu vực rừng núi, chặt cây cối và săn Khỉ đột lấy thịt để phụ vụ cuộc sống tạm bợ.

Khỉ đột núi có tên khoa học là mountain gorillas
Khỉ đột núi có tên khoa học là mountain gorillas
Khỉ đột núi
Khỉ đột núi

Top 12 Loài động vật hoang dã sắp bị tuyệt chủng trên thế giới

  1. top 1 Báo Amur
  2. top 2 Đười ươi Borneo
  3. top 3 Khỉ đột núi
  4. top 4 Sao la
  5. top 5 Đồi mồi
  6. top 6 Hổ Hoa Nam
  7. top 7 Cá heo không vây Trường Giang
  8. top 8 Voi Sumatra
  9. top 9 Tê tê vàng
  10. top 10 Kền kền Bengal
  11. top 11 Cá heo Maui
  12. top 12 Cá heo California

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy