Tái khám theo hẹn và tuân thủ quá trình tầm soát đái tháo đường típ 2 định kỳ
Người mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi như bé bị thừa cân, sinh non, dị tật bẩm sinh hay các biến chứng nghiêm trọng do tăng áp lực máu. Vì vậy, cần thực hiện sàng lọc đái tháo đường thai kỳ, đặc biệt là với nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao. Khám thai định kỳ giúp thai phụ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời xử lý kịp thời các bất thường xảy ra. Ngoài ra thai phụ còn có cơ hội được tư vấn chăm sóc sức khỏe đúng cách để em phát triển một cách toàn diện nhất trong bụng mẹ.
Phụ nữ đái tháo đường thai kỳ nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị đái tháo đường típ 2. Các nghiên cứu cho thấy 50% phụ nữ đái tháo đường thai kỳ sẽ bị đái tháo đường típ 2 trong khoảng 5 - 10 năm sau. Bạn cần đến khám bác sĩ nội tiết sau sinh 6 – 8 tuần để biết chính xác tình trạng đường huyết để có phương án theo dõi, điều trị tiếp theo và sau đó định kỳ tầm soát đái tháo đường típ 2 mỗi 3 năm một lần.