Top 9 Điều nên làm khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở thai nhi và ở người mẹ. Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ ... xem thêm...canxi máu, tăng bilirubin máu, tăng hồng cầu và tăng nhầy nhớt. Vậy điều nên làm khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Cùng Toplist tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
-
Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Kiểm tra đường huyết tại nhà một cách rất tốt để bạn chủ động chăm sóc, bảo vệ và xử lý kịp thời những vấn đề sức khỏe của mình, đặc biệt đây là việc rất nên làm đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Để biết chắc đường huyết được kiểm soát tốt hay chưa, nếu chỉ thử đường huyết lúc đói khi mới ngủ dậy là chưa đủ, bạn nên thử đường huyết trước bữa ăn chính và sau ăn 1 – 2 giờ. Mục tiêu đường huyết lúc đói và trước bữa ăn là dưới 95 mg/dl, còn mục tiêu đường huyết 1 giờ sau ăn ít hơn 140 mg/dl, đường huyết 2 giờ sau ăn ít hơn 120 mg/dl. Bạn nên mua máy đo đường huyết cá nhân tại nhà và học cách sử dụng từ các nhân viên y tế. Nếu đường huyết cao hơn mục tiêu, bạn có thể điều chỉnh lại chế độ ăn, tập luyện và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh tăng liều thuốc hoặc thêm loại thuốc kiểm soát đường huyết.
-
Tìm hiểu về chế độ ăn của người mắc đái tháo đường
Đái tháo đường hay gọi là tiểu đường, là một bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính, đặc trưng bởi sự tăng đường máu, do thiếu hụt insulin tương đối hay tuyệt đối gây ra.
Đái tháo đường gây nên một loạt các rối loạn chuyển hoá trước hết là rối loạn chuyển hoá glucid làm glucose máu tăng cao và xuất hiện glucose trong nước tiểu. Rối loạn chuyển hoá đường kéo theo rối loạn chuyển hoá lipid, protid và các chất điện giải. Những rối loạn này gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh điển hình là bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt... hoặc có thể dẫn tới hôn mê và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người bệnh có thể điều chỉnh tốt lượng đường huyết, duy trì cân nặng, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động, hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.Hơn 90% thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ chỉ cần ăn uống đúng theo hướng dẫn là có thể kiểm soát được đường huyết trong mục tiêu mà không cần điều trị thuốc insulin. Chế độ ăn của thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ khó khăn hơn so với người bình thường vì phải kiểm soát được năng lượng và các chất dinh dưỡng đủ cho phát triển thai nhi nhưng không gây tăng đường huyết và rối loạn chuyển hóa khác. Thông thường, bạn cần giảm lượng chất bột đường ở mức 50-55% tổng năng lượng, phải chia nhỏ bữa ăn thành 5- 6 bữa, tăng cường rau xanh, lựa chọn sữa chuyên biệt dành cho người đái tháo đường trong các bữa ăn phụ, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và thực phẩm chế biến công nghiệp... Bạn cần được bác sĩ dinh dưỡng tư vấn và xây dựng chế độ ăn riêng cho mình để bảo đảm sức khỏe cho mẹ và con cũng như phù hợp sở thích của bạn.
-
Dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng toa đã kê
Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa của cơ thể khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai. Khoảng 10% thai phụ gặp phải tình trạng này. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các kết cục xấu cho mẹ và thai. Bệnh ĐTĐ thai kỳ thường biến mất sau sinh, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và con bạn trong tương lai, như tăng nguy cơ mắc phải bệnh ĐTĐ type 2.
ĐTĐ thai kỳ được chia làm 2 loại:
- ĐTĐ thai kỳ A1: Đường huyết được kiểm soát bằng cácphương pháp không dùng thuốc.
- ĐTĐ thai kỳ A2: Phải sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết.
Phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ thường không có triệu chứng. Hầu hết phát hiện bệnh nhờ đánh giá yếu tố nguy cơ và khám thai định kỳ. Bạn có thể nghi ngờ mắc ĐTĐ nếu xuất hiện một số dấu hiệu như: thường xuyên cảm thấy khát, tiểu nhiều hơn và ăn nhiều hơn bình thường.
Một số ít thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ cần phải sử dụng thuốc mới có thể kiểm soát đường huyết. Đa phần thai phụ được kê thuốc insulin tiêm dưới da hàng ngày. Insulin an toàn cho mẹ và con, nên bạn có thể yên tâm dùng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
-
Ăn lượng chất bột đường vừa đủ theo nhu cầu hàng ngày
Tinh bột là dinh dưỡng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Hầu hết tinh bột đều thủy phân thành đường (glucose). Vì thế, thai phụ cần ăn tinh bột để có sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc ăn nhiều tinh bột có thể làm tăng đường huyết, vì thế mẹ bầu nên ăn vừa đủ các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ít làm tăng đường huyết, như: Gạo lứt, bún tươi, gạo tấm, các loại đậu nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám.
Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể nhưng nếu thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ ăn quá nhiều sẽ khiến đường huyết tăng cao và gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Tỷ lệ chất bột đường nên giảm ở mức 50 - 55% tổng năng lượng. Kể từ quý 2 của thai kỳ chỉ nên ăn khoảng 250 - 300g bột đường mỗi ngày. Thực phẩm giàu chất bột đường là cơm, bánh mì, nui, bún, phở, mì gói, bánh quy, khoai, sắn... Nên chọn loại chất bột đường càng ít tinh chế càng tốt. Cân bằng lượng chất bột đường sao cho phù hợp với thể trạng của từng thai phụ là việc khá khó và đôi khi cần sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng. Sau khi đã biết lượng và loại chất bột đường vừa đủ cho một ngày, bạn cần tuân thủ chế độ ăn này và tránh ăn ít hơn hoặc nhiều hơn con số cho phép.
-
Uống nước lọc
Nước ép trái cây có đường hoặc cola không phải là những đồ uống lành mạnh với người bị tiểu đường. Trên thực tế, những bệnh nhân tiểu đường không mắc bệnh nào khác có thể uống nước theo nhu cầu. Nhớ là uống nước sẽ giúp hạn chế những loại nước ép chứa nhiều calo và cola, đây là sẽ một cách giúp kiểm soát đường uyết.
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng uống đủ nước thay vì các loại chất lỏng khác như trà, cà phê hoặc đồ uống có đường, đồ uống không đường giúp kiểm soát đường huyết. Những người uống dưới 0,5 lít nước mỗi ngày cần nhiều biện pháp điều trị và phòng ngừa tại chỗ để kiểm soát đường huyết hơn. Bạn hãy chọn nước lọc, thỉnh thoảng có thể uống nước trà xanh pha loãng, nước khoáng vì đây là thức uống an toàn cho thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ.Uống 1ml nước cho mỗi calo ăn vào, điều này có nghĩa nếu bạn hấp thu 2000 calo, lượng nước bạn nên hấp thu là 2 lít. Sẽ không có hại nếu bạn uống thậm chí quá 3 lít nước khi bạn không gặp các vấn đề khác như có bệnh thận hoặc dùng các thuốc ảnh hưởng tới số lần đi tiểu. Nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu hoặc có bệnh khác, giảm lượng nước xuống 8 tới 10 cốc nước nếu không bạn có thể phải đi vệ sinh mỗi giờ.
Những người bị tiểu đường bị các rối loạn thận mạn tính có thể hạn chế lượng nước uống xuống 1 lít mỗi ngày, nếu không họ có thể bị giữ nước dẫn tới tử vong. Người bệnh tiểu đường nên uống bao nhiêu nước nói chung tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người và các thông số sức khỏe khác. Mặc khác, uống nước để duy trì độ ẩm luôn luôn là tốt. Bạn không nên thay thế nước bằng những loại đồ uống nhiều calo khác cho dù bạn có bị tiểu đường hay không. -
Tập thể dục
Luyện tập hàng ngày không những giúp thai phụ chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới được thành công, nhanh chóng, nhẹ nhàng, tăng khả năng chịu đựng mà nó còn giúp bản thân quản lý được cân nặng và duy trì đường huyết ổn định.
Bà bầu tập thể dục không những giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn giúp máu được lưu thông dễ dàng, tránh hình thành huyết khối. Thời gian tập tùy thuộc vào sức khỏe của từng thai phụ, trung bình duy trì khoảng thời gian luyện tập từ 20-40 phút/ ngày và ít nhất 3 ngày/tuần, tuy nhiên luyện tập đều hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều.
Khi bà bầu không có những chống chỉ định trong việc vận động thì những môn thể thao dưới đây rất tốt cho bà bầu, nhất là những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.Những môn thể thao tốt cho bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ:
- Đi bộ
- Chạy bộ nhẹ nhàng
- Bơi lội
- Yoga
- Khiêu vũ
- Thể dục nhẹ nhàng
- Đạp xe trong nhà
-
Ngủ đủ giấc
Có rất nhiều người gặp khó khăn khi ngủ, chẳng hạn như “dù đã nằm xuống giường nhưng rất khó ngủ”, “khó ngủ và không thể ngủ ngon”, “không có đủ thời gian để ngủ.”
Nếu tình trạng thiếu ngủ tiếp diễn, ảnh hưởng của việc thiếu ngủ không chỉ giới hạn ở việc làm giảm sức khỏe thể chất, năng lượng và khả năng tư duy. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề cả về tinh thần và thể chất. Những người bị mất ngủ dù trong thời gian ngủ ngắn hay dài dễ bị các bệnh lối sống như tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu. Hơn nữa, thiếu ngủ làm tăng cảm giác thèm ăn và gây béo phì. Thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, bệnh tim hoặc đột quỵ.Giấc ngủ ngon tác động tích cực đến sức khỏe của người mẹ. Các nghiên cứu cho thấy mất ngủ là một dấu hiệu của trầm cảm và điều này hoàn toàn không tốt cho việc điều trị đái tháo đường. Trong những tháng cuối thai kỳ, nhiều thai phụ sẽ thấy khó ngủ vì khó khăn khi xoay trở và tìm tư thế ngủ thoải mái. Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về điều này để nhận được những lời khuyên hữu ích.
-
Cho con bú sữa mẹ
Những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ càng nên cho con bú sữa mẹ sau sinh. Bên cạnh những lợi ích cho con từ sữa mẹ, việc cho con bú có thể giúp mẹ kiểm soát đường huyết, nhanh chóng giảm cân, giảm nguy cơ đái tháo đường típ 2 sau này.
Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện kiểm tra mối liên hệ giữa phụ nữ cho con bú với bệnh tiểu đường type 2. Kết quả cho thấy, phụ nữ cho con bú ít nhất 6 tháng có thể giảm tới 47% nguy cơ mắc tiểu đường type 2 so với mẹ không cho con bú. Nguyên nhân được lý giải là do cơ chế sinh học đặc biệt khiến cơ thể người mẹ sinh ra chất giúp chống lại bệnh tiểu đường type 2.
Ở những mẹ mắc bệnh tiểu đường cho con bú cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để kiểm soát bệnh cũng như sản xuất sữa đủ chất lượng. Mẹ bị tiểu đường nếu kiêng khem, kiểm soát bệnh tốt thì vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ khỏe mạnh bình thường.
Hơn nữa, việc cho con bú còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ, giảm nguy cơ tiểu đường biến chứng nặng và giúp trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất. -
Tái khám theo hẹn và tuân thủ quá trình tầm soát đái tháo đường típ 2 định kỳ
Người mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi như bé bị thừa cân, sinh non, dị tật bẩm sinh hay các biến chứng nghiêm trọng do tăng áp lực máu. Vì vậy, cần thực hiện sàng lọc đái tháo đường thai kỳ, đặc biệt là với nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao. Khám thai định kỳ giúp thai phụ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời xử lý kịp thời các bất thường xảy ra. Ngoài ra thai phụ còn có cơ hội được tư vấn chăm sóc sức khỏe đúng cách để em phát triển một cách toàn diện nhất trong bụng mẹ.
Phụ nữ đái tháo đường thai kỳ nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị đái tháo đường típ 2. Các nghiên cứu cho thấy 50% phụ nữ đái tháo đường thai kỳ sẽ bị đái tháo đường típ 2 trong khoảng 5 - 10 năm sau. Bạn cần đến khám bác sĩ nội tiết sau sinh 6 – 8 tuần để biết chính xác tình trạng đường huyết để có phương án theo dõi, điều trị tiếp theo và sau đó định kỳ tầm soát đái tháo đường típ 2 mỗi 3 năm một lần.