Top 12 Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh tiểu đường
Theo y học bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất ... xem thêm...đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Hiện nay tỷ lệ người bị bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao và nếu không may mắc phải thì coi như phải sống chung với giặc cả đời. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì chúng ta có thể kiểm soát và chung sống hòa bình với nó.
-
Nước là một phần không thể thiếu trong cơ thể chúng ta. Trong cơ thể nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, một dung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể. Con người cần uống 2,0 lít mỗi ngày (tức khoảng 8 cốc nước) để tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 1,5 lít nước qua đại tiểu tiện, đổ mồ hôi, hơi thở. Khi làm việc, vận động cơ thể sẽ mất thêm nước. Vì vậy, để giữ lượng nước của cơ thể bình thường, cần phải uống nước để thay thế phần mất đi. Nhu cầu nước của mỗi người thay đổi tùy theo tuổi tác, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, mức độ vận động, làm việc, thời tiết...
Theo các chuyên gia y tế cho biết bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết trong máu cao sẽ lấy nước từ các tế bào pha loãng đường có trong máu làm các tế bào trong cơ thể thiếu nước kích thích não điều chỉnh cảm giác khát của cơ thể để bù nước. Vì nguyên nhân này mà bệnh nhân tiểu đường thường uống rất nhiều nước hơn bình thường.
-
Bạn nên phân biệt rõ sự mệt mỏi với buồn ngủ, thở gấp khi gắng sức và yếu cơ, vì chúng cũng có thể gây mệt mỏi. Mệt mỏi kéo dài sáu tháng trở lên được gọi là mệt mỏi mãn tính. Các bác sỹ chỉ chẩn đoán mệt mỏi mạn tính sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác và tư vấn để giúp bạn giải quyết vấn đề.
Nguyên nhân khác của mệt mỏi có thể là tác dụng phụ của thuốc, rối loạn chức năng tuyến giáp, nồng độ canxi cao, bệnh về khớp, tuyến thượng thận, thận hoặc bệnh gan. Một số bệnh nhiễm trùng như bệnh lao hoặc viêm gan có thể gây ra mệt mỏi. Trầm cảm cũng là một nguyên nhân chính của sự mệt mỏi.
Trong bệnh tiểu đường, không kiểm soát được đường huyết cũng có thể là nguyên nhân của sự mệt mỏi. Nhưng nó thường đi kèm với các triệu chứng của bệnh tiểu đường như khát nước quá mức, đi tiểu thường xuyên và mờ mắt. Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường có thể gây ra mệt mỏi do tác dụng phụ của nó như thiếu máu, nhiễm acid lactic.Bệnh nhân tiểu đường thường thì không có khả năng sử dụng glucose có trong thức ăn phục vụ cho các hoạt động hàng ngày mà lấy trực tiếp năng lượng từ mô mỡ của cơ thể để tạo ra năng lượng. Vì vậy, người bệnh phải dùng năng lượng nhiều hơn nên dẫn đến mệt mỏi và gây khó khăn cho việc vận chuyển oxi và dinh dưỡng tới nuôi các tế bào thần kinh, làm cho các tế bào thần kinh bị suy yếu. Dấu hiệu này thường thấy ở bệnh nhân gắt gỏng, mất ngủ, lẫn lộn,... tay chân tê bì, cảm giác đau đớn kém.
-
Mặc dù đã ăn rất nhiều nhưng cảm giác của người bệnh luôn đói dữ dội là do mức độ insulin và glucose trong cơ thể giảm mạnh. Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường có trong máu cao và cơ chế của cơ thể là tiết ra nhiều insulin để chuyển hóa đường vào trong cơ thể. Nhưng người bệnh lại không thể sử dụng chức năng này và insulin trong cơ thể lại có khả năng kích thích cảm giác đói, insulin càng nhiều thì cơ thể càng cảm thấy đói.
Nếu ăn rất nhiều mà bạn vẫn cảm thấy đói bụng thì đừng bỏ qua dấu hiệu của bệnh tiểu đường bạn nhé. Cố gắng phát hiện bệnh sớm nhất có thể để có phương án điều trị hợp lí.
-
Trong khi cơ thể chúng ta cảm thấy đói và ăn nhiều nhưng lại bị giảm cân nhanh chóng thì không còn nghi ngờ gì nữa về bệnh tiểu đường. Nếu đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thì việc giảm cân ở đây được lý giải là do bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng năng lượng chuyển hóa, ngoài ra lượng đường có trong thức ăn cơ thể không thể sử dụng và được đào thải qua đường nước tiểu.
Lưu ý ở một số trường hợp giảm cân mà vẫn nghĩ do mình tập luyện để lấy lại vóc dáng hoặc làm việc quá sức. Bởi đã có khá nhiều trường hợp thấy mình giảm cân nhanh chóng mà chỉ nghĩ đến nguyên nhân do công việc căng thẳng, mệt mỏi mà bỏ qua dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
-
Khi bệnh nhân bị những vết cắt, chỗ bầm tím quá lâu không lành khi hãy đi đến bác sĩ để kiểm tra đường máu. Vết thương chậm lành được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh nhân tiểu đường. Vì lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng lâu hơn. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nấm, nhiễm trùng da,... do hệ thống miễn dịch bị ức chế và lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
-
Nếu một người bình thường nhưng lại đi tiểu nhiều và thường xuyên có thể do vấn đề về sức khỏe, khả nghi nhất là vấn đề bệnh thận. Nhưng nếu bạn đi tiểu nhiều cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Đi tiểu nhiều cũng thường xuất hiện với các bà bầu. Chính vì vậy khá nhiều bà bầu thường chủ quan với việc này mà không đi khám định kì. Khuyến cáo cho các bà bầu: Nên ăn, uống lượng đường hợp lí tránh tiểu đường thai kì.
-
Viêm nướu răng là một dạng của bệnh nướu răng. Nguyên nhân là do sự tích tụ các mảng bám và cao răng trên răng và nưới răng. Trong khi người bệnh tiểu đường, cơ thể lại không kiểm soát được lượng tế bào mảng bám này. Từ đó người bệnh tiểu đường thường mắc bệnh nướu răng cao hơn so với người bình thường.
Khi bị tiểu đường, thì nướu còn được gọi lợi là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất. Nguyên nhân là do khi mắc bệnh tiểu đường, các hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn được. Nếu không điều trị tiểu đường đúng thời điểm, tình trạng viêm sẽ ngày càng tồi tệ hơn nhiều.
-
Da của bạn bị khô, ngứa cũng là một trong các dấu hiệu báo động của bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Hai vùng thường gặp là ở cổ hoặc nách là những vùng kín, thường bệnh nhân sẽ nghĩ rằng do bị hầm ở các vùng này nên bị nổi lăng ben, mẫn đỏ ngứa, nhưng bạn hãy để ý những vết ngứa không màu và phần da đó lại khô thì đó là triệu chứng của bệnh.
Hãy cẩn thận với những vết thâm bất thường như vậy. nếu không bị va đập mà bỗng dưng da bạn như vậy hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám tình hình sức khỏe của bạn. Bởi đó là dấu hiệu rõ nét của việc bạn đang mắc bệnh tiểu đường.
-
Lượng đường có trong máu cao gây khó khăn cho việc vận chuyển oxi và dinh dưỡng tới nuôi các tế bào thần kinh, làm cho các tế bào thần kinh bị suy yếu. Dấu hiệu bị bệnh tiểu đường này thường thấy là bệnh nhân gắt gỏng, mất ngủ, lẫn lộn,... tay chân tê bì, cảm giác đau đớn kém. Có một số bệnh nhân không biết tay chân bị thương, chỉ tới khi chân tay bị hoại tử phải cắt bỏ để bảo toàn tính mạng.
-
Nhìn mờ thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh tiểu đường. Tầm nhìn của bạn có thể bị mờ vì chất lỏng đang rò rỉ vào ống kính của mắt bạn. Điều này làm cho ống kính sưng lên và thay đổi hình dạng. Những thay đổi đó khiến mắt bạn khó tập trung, vì vậy mọi thứ bắt đầu trông mờ nhạt.
Người mắc bệnh tiểu đường sẽ nhìn nhòe, thấy chớp sáng hoặc thấy vật bay qua là hậu quả trực tiếp của lượng đường trong máu tăng cao. Đó là vì khi glucose máu cao, nó làm thay đổi hình thái của thủy tinh thể và mắt. Tin vui là triệu chứng này sẽ đảo ngược khi đường máu trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu để tình trạng đường máu cao không kiểm tra trong thời gian dài, glucose sẽ làm thay đổi tròng mắt vĩnh viễn, có thể gây mù, và không thể phục hồi được
-
Hiện tượng ngứa ran và tê bì ở bàn tay, bàn chân, cùng với cáccơn đau nóng bỏng hoặc sưng, đó là các dấu hiệu cho thấy các dây thần kinh đang bị bệnh tiểu đường phá hoại. Nếu như các triệu chứng đó mới xuất hiện, có thể sẽ đảo ngược được. Đó là lý do vì sao chúng ta phải cố gắng kiểm soát đường máu càng sớm càng tốt.
Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm: Da khô, ngứa, da bong tróc, cảm thấy lạnh, dễ bị bầm tím chân tay, bị tê ngón chân, ngón tay rồi lan dần đến cả bàn chân, bàn tay... Các dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn thành ác dấu hiệu của tuổi già nên người bệnh rất dễ bỏ qua. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các sợi trục thần kinh càng ngày càng bị tổn thương nhiều hơn. Các triệu chứng sẽ tăng dần mức độ như: Ngứa ran, đau như có kim châm, bỏng rát, chuột rút, tê như có kiến bò ở tay chân... Các triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc.
-
Thống kê cho thấy, có tới 60% người bệnh tiểu đường bị mắc chứng táo bón. Đây là hệ quả của biến chứng thần kinh tự chủ do bệnh đái tháo đường. Khi đường huyết tăng cao làm giảm hàm lượng nước trong ruột, đồng thời gây tổn thương hệ thần kinh tự chủ làm chậm trống rỗng dạ dày, giảm nhu động ruột giảm và dẫn đến tình trạng táo bón ở người bệnh.
Người bệnh có thể dễ dàng nhận ra mình bị mắc chứng táo bón qua các triệu chứng như ít đi cầu (giảm số lần đi cầu so với bình thường và đi ít hơn 3 lần trong tuần), đau bụng, khó đi cầu, phân cứng, cảm giác bị kẹt lại ở hậu môn, phải rặn gắng sức phân mới ra ngoài được.