Top 17 Thực phẩm tốt cho người bị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường không chỉ có biến chứng nguy hiểm mà còn rất khó phát hiện. Do đó, đối với bệnh nhân tiểu đường thì không chỉ điều trị bằng thuốc mà còn phải ... xem thêm...thay đổi chế độ sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây, Toplist sẽ giới thiệu đến bạn một số loại thực phẩm được khuyên dùng cho người bị bệnh tiểu đường tốt nhất nhé!
-
Từ lâu thì bột nghệ được người Việt Nam biết đến như là một loại gia vị sử dụng hàng ngày trong việc chế biến các món ăn; và nghệ được sử dụng trong hầu hết các món ăn nước thịt và món cà ri. Nghệ không chỉ khiến cho món ăn có màu sắc đẹp mắt, mà nó còn mang lại hương vị độc đáo, đậm đà cho món ăn.
Ngoài công dụng đó ra thì rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng trong củ nghệ có chứa chất curcumin – là một chất có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường và hỗ trợ điều trị tiểu đường lâu dài hiệu quả.
Curcumin, thành phần hoạt chất trong củ nghệ trực tiếp tác động vào tế bào mỡ, tế bào tuyến tụy, thận, làm giảm viêm và ngăn chặn các khối u, ung thư gây hại cho cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe tin rằng sự kết hợp của các yếu tố này giúp đảo ngược tình trạng kháng insulin, đường huyết và cholesterol cao. Rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
-
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quế có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói tới 30%. Chúng cũng làm giảm triglycerides, cholesterol LDL và lượng cholesterol tổng thể tới 25%. Ngoài ra, lượng crom trong quế có tác dụng tăng cường tác dụng insulin, bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Cách làm: 500ml nước, một nửa thìa cà phê bột yến mạch và 2 thìa cà phê bột quế. Trộn các thành phần trên. Sử dụng hỗn hợp này 2 lần vào buổi sáng và tối trong vòng 15 ngày.
Đối với những người bị tiểu đường, hỗn hợp này có thể làm giảm mức đường huyết. Nếu bạn không bị tiểu đường, hỗn hợp này sẽ tăng cường miễn dịch và giúp bạn duy trì cân nặng lành mạnh. -
Khoai lang chính là một thực phẩm khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Với nhiều bệnh nhân tiểu đường họ rất thích ăn khoai lang nhưng lại lo lắng đến việc kiểm soát lượng đường huyết.
Một phân tích cho thấy, ăn khoai lang giúp giảm chỉ số HbA1c (chỉ số chỉ sự gắn kết của đường trên Hemoglobin hồng cầu) từ 0,30 - 0,57%. Khoai lang cũng chứa sắc tố tự nhiên anthocyanins và các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn hiệu quả.
Chế biến khoai lang đúng cách cũng là khâu rất quan trọng. Nó sẽ làm thay đổi chỉ số đường trong loại thực phẩm này. Cụ thể nếu khoai lang được chế biến theo cách luộc thì sẽ khiến cho chỉ số glycaemic tăng cao không tốt cho người bệnh tiểu đường. Thay vào đó, bạn nên chế biến theo cách nướng hoặc chiên cả vỏ để lượng đường trong máu ổn định hơn.
-
Các chất xơ không tan trong quả việt quất giúp loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể. Chất xơ hòa tan cải thiện lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, những người tiêu thụ 2 cốc nước ép việt quất mỗi ngày trong 12 tuần có thể giảm lượng đường trong máu, điều trị trầm cảm và cải thiện trí nhớ.
Đó có thể là do hiệu ứng đến từ các hợp chất sinh học có trong trái việt quất tím. Các chất sinh học này có thể giúp điều hòa sự hấp thu đường máu, điều hòa tính kháng insulin, một điều vốn rất phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
-
Trước đây, Sô-cô-la đen có hương vị hơi “kén” người dùng vì chúng có mùi vị khó khăn tuy nhiên hiện nay một số thương hiệu mới đã loại bỏ được những vướng mắc này và sản xuất ra một loại sô-cô-la có mùi vị tuyệt vời giúp người dùng thuận tiện trong sử dụng nhất là người bị bệnh tiểu đường. Bởi vì, trong thành phần của sô-cô-la đen có thể chống lại kháng insulin. Bên cạnh đó, sô cô la đen nhờ vào nồng độ chất flavonoid của nó, giúp chống lại bệnh tiểu đường vì chúng giàu chất chống oxy hóa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy chocolate đen giàu flavonoid, giúp giảm đề kháng insulin, cải thiện độ nhạy insulin và glucose trong máu lúc đói. Flavonoid cũng được chứng minh là phòng ngừa đột quỵ, kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ đau tim khoảng 2% trong 5 năm.
-
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, tên khoa học: Momordica charantia L., thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Quả có chứa một chất glucozit đắng gọi là monocdixin. Ngoài ra còn có vitamin B1, C, betanin, protein... Hạt có chất dầu và một chất đắng chưa xác định. Ngoài công dụng làm thức ăn (nấu với thịt làm canh), hoặc xắt mỏng ăn sống... mướp đắng còn được dùng làm vị thuốc.
Trong mướp đắng xanh có chứa các hoạt chất charatin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển của các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể, làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do - một trong những tác nhân gây ra bệnh tiểu đường.
-
Bơ là loại quả giàu dinh dưỡng, bao gồm 14 loại vitamin và các khoáng chất: vitamin E, A, D, canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm, mangan và selen. Ngoài ra, quả bơ giàu chất chống oxy hóa đem đến nhiều lợi ích trong phòng các căn bệnh đục thủy tinh thể, lão hóa da và ung thư.
Quả bơ được biết đến như một thực phẩm giàu chất béo. Tuy nhiên, chất béo trong bơ lại là chất béo tốt và cần thiết để nâng cao độ nhạy cảm insulin. Bơ cũng chứa nhiều axit flic, vitamin C và E, kali, rất giàu chất xơ khiến nó trở thành một trong những thực phẩm tốt nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn bơ không chỉ giúp bệnh nhân có thể kiểm soát được mức đường huyết mà đây còn là loại quả có nhiều công dụng trong việc cải thiện và phòng ngừa một số bệnh.
-
Không chỉ giàu protein, cá hồi còn chứa nhiều axit béo omega-3, có thể giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh bằng cách giảm huyết áp và cải thiện nồng độ cholesterol. Các loại cá béo có chứa axit béo omega-3 như cá ngừ, cá thu và cá mòi, cũng có tác dụng bảo vệ đặc biệt quan trọng đối với những người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ tim mạch cao.
Giống như hầu hết các loại cá khác, có nhiều lựa chọn để chế biến cá hồi thành món ăn lành mạnh với bệnh tiểu đường, bao gồm luộc, áp chảo và nướng trong lò ở nhiệt độ 350 đến 400 độ.
-
Theo những kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một loại thuốc tốt cho bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, bí ngô giúp phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, có khả năng ngăn ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường.
Người bị tiểu đường nên ăn ngô, tuy nhiên, khi ăn bí ngô cần phải ăn đúng cách, không lạm dụng mới có hiệu quả tốt được. Người bệnh nên chế biến bí ngô thành các món ăn như làm bánh, nấu canh, không nên ăn mứt bí ngô…
-
Chế độ ăn gồm nhiều loại đỗ (đậu) có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như làm giảm nguy cơ biến chứng đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường. Đỗ là nguồn chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn kiêng, nó không những giúp no lâu, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn mà còn ổn định đường huyết sau khi ăn. Chính vì vậy nó giúp làm ổn định lượng đường trong máu.
Đỗ có hàm lượng chất xơ cao, nên giúp giảm hấp thu đường sau ăn, do đó không làm tăng đường huyết quá mức. Lượng chất xơ này cũng giúp giảm quá trình hấp thu cholesterol, từ đó phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay nhồi máu cơ tim cho người tiểu đường.
Ngoài ra các loại đỗ còn chứa một hàm lượng rất lớn flavonoid anthocyanin có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, giúp dọn dẹp các gốc tự do, sửa chữa sự tổn thương của tế bào, mang lại tác dụng phòng ngừa một số biến chứng tiểu đường.
-
Sự kết hợp của các chất béo không bão hòa như axit alpha - linolenic, L - arginine, omega - 3, có thể ngăn chặn và đẩy lùi sự tiến triển của các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh tim. Óc chó cũng là món ăn nhẹ chứa ít calo, giúp bạn no lâu và kiểm soát cơn đói hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: ăn quả óc chó 1- 3 lần mỗi tháng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là 4%, ăn trung bình 1 lần/tuần giảm nguy cơ bệnh là 13% và ăn thường xuyên hơn, ít nhất 2 lần/tuần giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 24%.
-
Các loại rau lá xanh vô cùng bổ dưỡng mà lại ít calo và tinh bột đường. Nó không chỉ tốt với người bình thường mà nó cực kì tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nó sẽ giúp bạn hạn chế bị tăng đường huyết.
Cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác đều là những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, kể cả vitamin C. Trong một nghiên cứu cho thấy: những người bị bệnh tiểu đường type 2 hoặc huyết áp cao khi hấp thụ nhiều vitamin C hơn sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng chậm hơn.
Ngoài ra, trong rau lá xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa – lutein và zeaxanthin – bảo vệ mắt khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
-
Trứng đặc biệt tốt cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Riêng bệnh nhân tiểu đường thì trứng dường như là một vị cứu tinh trong các bữa ăn của họ.
Trong thực tế, chúng là một trong những món ăn có thể làm bạn no lâu hơn. Thường xuyên ăn trứng có thể giúp bạn hạ nguy cơ bị mắc bệnh tim, giảm viêm nhiễm, cải thiện độ nhạy in-su-lin và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt HDL và giảm lượng cholesterol xấu LDL.
Một nghiên cứu cho biết: những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu có chế độ ăn uống với lượng đạm cao, bao gồm cả 2 quả trứng mỗi ngày đã có nhiều cải thiện về hàm lượng cholesterol cũng như mức đường huyết.
Ngoài ra, trứng cũng rất giàu lutein và zeaxanthin – những chất chống oxy hóa giúp cho mắt luôn được khỏe mạnh. Bạn nên ăn nguyên quả trứng, vì thực chất ưu điểm của chúng nằm ở lượng dinh dưỡng trong lòng đỏ nhiều hơn là lòng trắng.
-
Hạt chia là một thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh tiểu đường. Chúng chứa rất nhiều chất xơ và cực kỳ ít tinh bột đường tiêu hóa giúp hạn chế tăng đường huyết. Trong 28g hạt chia có chứa 12g lượng tinh bột, đường và chất xơ mà chất xơ đã chiếm đến 11g trong số đó. Lượng chất xơ hòa tan có trong hạt chia thực sự có thể hạ thấp nồng độ đường trong máu vì chúng làm giảm tỷ lệ thức ăn vào ruột và được tiêu hóa.
Ngoài ra, loại hạt này giúp giảm các cơn đói cũng như làm bạn cảm thấy no hơn, có thể hỗ trợ bạn giữ được cân nặng phù hợp. Nếu bạn bổ sung thêm hạt chia vào khẩu phần thì chất xơ của hạt sẽ làm giảm lượng calo mà bạn tiêu thụ trong toàn bộ bữa ăn đó.
-
Giấm táo có khả năng cải thiện độ nhạy in-su-lin và làm đường huyết tăng chậm hơn. Đồng thời, giấm táo cũng giúp làm giảm đi 20% tác động của lượng tinh bột đường trong bữa ăn lên mức đường huyết. Kết quả từ một nghiên cứu cho biết: những người không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường sau một thời gian thường xuyên dùng giấm táo trước khi ngủ đã giảm được 6% tốc độ tăng đường huyết.
Loại giấm này còn có thể làm chậm quá trình thức ăn rời khỏi dạ dày khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Tuy nhiên, dùng giấm táo sẽ có hại cho những người đang bị liệt dạ dày – tình trạng dạ dày không hoạt động bình thường dẫn tới tiêu hóa thức ăn chậm – triệu chứng phổ biến ở những người bị tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 1.
-
Tỏi có nhiều ưu điểm ấn tượng đối với sức khỏe. Trước đây khi nhắc đến tỏi ta chỉ nghĩ đến công dụng chữa cảm cúm thì nay ta có thể biết thêm được công dụng khác của tỏi. Một tép tỏi sống chỉ chứa khoảng 4 calo và 1g tinh bột đường. Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giảm viêm nhiễm, đường huyết cũng như cholesterol xấu LDL ở người bị tiểu đường tuýp 2. Chúng cũng có hiệu quả trong việc hạ huyết áp.
Các nhà nghiên cứu đã cho biết, những người bị bệnh tiểu đường thường xuyên dùng tỏi sẽ là cách hạ được đường huyết trong máu.
-
Dâu tây là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất mà bạn nên ăn. Bởi vì chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin, giúp cho dâu tây có màu đỏ. Anthocyanin có khả năng giảm lượng cholesterol và in-su-lin sau mỗi bữa ăn.
Ngoài ra chất này cũng cải thiện đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Một phần ăn khoảng 150g dâu tây sẽ chứa 49 calo và 4g chất xơ trong 11g tinh bột đường. Phần ăn này cung cấp đủ 100% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày và cả những chất chống viêm có lợi cho tim mạch.