Top 15 Điều nên làm trong ngày Tết

Thảo Nhiên 12966 1 Báo lỗi

Ngày Tết Nguyên Đán đang đến rất gần, bên cạnh những thứ cần kiêng kỵ thì cũng có rất nhiều điều được khuyến khích để mang đến một năm mới an khang thịnh vượng ... xem thêm...

  1. Top 1

    Mặc đồ mới

    Mặc quần áo mới là nét văn hóa dân gian mỗi dịp Tết đến Xuân về. Tập tục này đã có từ xa xưa, từ già trẻ lớn bé đều thích mặc quần áo mới ngày Tết. Nguồn gốc của phong tục này liên quan đến xã hội nông dân cổ đại ở Trung Quốc, dù thời đó kinh tế nghèo nàn, việc mua sắm đồ mới là rất khó.


    Ngày Tết khí vận rất thịnh, mọi người đều mặc quần áo mới sạch sẽ đón giao thừa, đón năm mới có ý nghĩa là bỏ cái cũ và chào đón cái mới. Phong tục này trong dân gian còn mang ý nghĩa giúp xua đuổi tà ma, giải trừ tai họa… Còn là biểu tượng của điềm lành, đón ấm no và hạnh phúc. Vì vậy, dù giàu hay nghèo mọi người đều sắm cho mình bộ quần áo mới diện Tết. Ngày đầu tiên của năm mới, mọi người xúng xính quần áo mới để cùng nhau đón Tết, đón năm mới, đi chúc Tết nhau…


    Việc mặc quần áo mới đón giao thừa có ý nghĩa “tống Cựu nghênh Tân” vào đêm cuối cùng của cả năm âm lịch, với các hoạt động xoay quanh việc loại bỏ cái cũ và chào đón một năm mới tốt đẹp. Những trang phục màu đỏ, vàng, sặc sỡ thường tạo cảm giác tươi mới, vui vẻ. Tránh mặc áo quần màu đen, sắc tối để tránh sự xui xẻo.

    Vào ngày đầu năm mới, hãy mặc trang phục mới, như vậy sẽ đem lại may mắn cho suốt cả năm
    Vào ngày đầu năm mới, hãy mặc trang phục mới, như vậy sẽ đem lại may mắn cho suốt cả năm
    Mặc đồ mới
    Mặc đồ mới

  2. Top 2

    Đi lễ chùa

    Trong tâm thức người Việt từ bao đời nay, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài tục lệ cúng gia tiên, người dân thường tìm về các đền, chùa để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.


    Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.


    Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh nhưng nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm vẫn luôn được người dân lưu giữ. Không biết từ bao giờ, con người hướng tâm hồn vào nơi cửa Phật, tới giáo lý nhà Phật. Không ai biết ngôi chùa đầu tiên được dựng ở đâu, vào thời gian nào, nhưng cứ có làng là có chùa. Ngôi chùa trong quá khứ hay hiện tại đều là những thực thể sống động mà ở đó, mỗi người có thể tự tìm và hiểu thêm về những ẩn sâu chất chứa trong bản sắc văn hóa Việt Nam.

    Đi lễ chùa
    Đi lễ chùa
    Đi lễ chùa
    Đi lễ chùa
  3. Top 3

    Chúc Tết

    Tết là thời điểm chúng ta đón một năm mới và tạm biệt năm cũ; tiễn một mùa đông giá lạnh đón một mùa xuân ấm áp. Một năm mới với nhiều khởi đầu mới như một mùa xuân tươi xanh với chồi non lộc biếc. Năm mới đến, ai cũng có ước mơ, hoài bão riêng mình, mong chờ những điều tốt đẹp sẽ đến. Chính vì thế mà phong tục chúc Tết những ngày đầu năm được hình thành. Mọi người trao những lời hay, ý đẹp để mong bạn bè, người thân đạt được những ý nguyện của mình. Đây là truyền thống văn hóa riêng có của người Việt vào ngày Tết đã được lưu truyền từ ngàn đời nay, được các thế hệ nối tiếp trao truyền.


    Phong tục chúc Tết của người Việt được đúc kết trong câu nói: “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 tết thầy”. Chúc Tết, mọi người trao nhau những món quà, những phong bao lì xì với mong muốn một năm mới gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi và hanh thông. Phong tục chúc Tết đầu Xuân được hình thành nên từ tính cách, tư tưởng của người Việt. Là một phong tục bản địa, là một nét riêng trong nghi thức đón Tết của người Việt, vẫn luôn được bảo tồn và lưu truyền đến tận ngày nay.

    Vào dịp đầu năm mới hãy đến nhà người thân chúc Tết để nhận lại nhiều lời chúc may mắn cho mình
    Vào dịp đầu năm mới hãy đến nhà người thân chúc Tết để nhận lại nhiều lời chúc may mắn cho mình
    Chúc Tết
    Chúc Tết
  4. Top 4

    Tảo mộ

    Tảo mộ hay còn được gọi là chạp mả, là việc dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ của tổ tiên vào ngày trước Tết. Sau khi dọn dẹp sạch sẽ xong, con cháu sẽ đem hương hoa, lễ vật đến và thắp hương để mời tổ tiên về nhà ăn Tết cùng gia đình. Đây chính là dịp để gia đình, con cháu đoàn tụ, sum vầy và giãi bầy những tâm tư, tình cảm với những người đã khuất trong một năm vừa qua.


    Tảo mộ còn có ý nghĩa thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên, nhắc nhở con cháu về đạo lý "chim có tổ, người có tông".

    Lâu dần, tảo mộ đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đặc trưng riêng của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Vì vậy dù có đi xa nhưng vào mỗi dịp Tết, người dân Việt Nam đều dành thời gian trở về quê hương để thăm viếng phần mộ của người đã khuất.

    Tảo mộ là một trong những truyền thống tốt đẹp cần được lưu truyền để mọi người luôn nhớ về nguồn cội của gia đình
    Tảo mộ là một trong những truyền thống tốt đẹp cần được lưu truyền để mọi người luôn nhớ về nguồn cội của gia đình
    Tảo mộ
    Tảo mộ
  5. Top 5

    Cho và nhận bao lì xì

    Theo phong tục, cứ giao thừa hoặc mùng một, các gia đình người Việt tụ họp đông đủ với nhau cùng thắp nén hương lên tổ tiên, cùng vui đùa ăn uống chúc mừng năm mới. Đây cũng là dịp mà con cháu trong nhà chúc Tết đến ông bà, cha mẹ và nhận lì xì mừng tuổi. Phong bao lì xì màu đỏ bên trong có số tiền nhỏ tượng trưng cho lời chúc may mắn, mạnh khỏe, gặp nhiều thành công trong công việc, học tập mà người lớn muốn gửi đến trẻ.


    Ngày nay, việc mừng tuổi đã không còn giới hạn trong ngày mùng một hay ba ngày đầu năm nữa, mà chỉ cần còn không khí Tết thì vẫn có thể lì xì con cháu của mình. Ngoài ra tục lì xì cũng không còn giới hạn chỉ người lớn lì xì cho trẻ nhỏ nữa. Chỉ cần là người đã đi làm, có thú nhập là có thể mừng tuổi những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà rồi. Không chỉ người thân trong gia đình, tục lì xì đã mở rộng khi bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm chúc Tết cũng có thể lì xì lẫn nhau.

    Từ lâu, cho và nhận bao lì xì đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong ngày Tết truyền thống Việt Nam
    Từ lâu, cho và nhận bao lì xì đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong ngày Tết truyền thống Việt Nam
    Lì xì
    Lì xì
  6. Top 6

    Mua muối

    Vào dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam, có nhiều phong tục, lễ nghi được người dân gìn giữ từ đời này qua đời khác với mong muốn đem lại sự may mắn, tài lộc cho gia đình. Trong đó, tục "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" của người Việt mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Sau thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ, nhiều người lại mua những túi muối nhỏ về để lấy may. Theo thời gian, tục mua muối đầu năm cũng có những thay đổi. Muối được đong vào các túi nhỏ có màu đỏ, kèm theo một bao diêm hoặc một chiếc bật lửa có thể cầm tay được.


    Theo quan niệm của người xưa, muối mặn tượng trưng cho sự đậm đà, hòa thuận trong tình cảm gia đình, các mối quan hệ làm ăn tốt đẹp và giúp xua đuổi tà khí, đem lại may mắn. Với góc nhìn từ văn hóa, “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” không chỉ dừng lại là một thói quen, một việc hay làm trong ngày đầu năm mà như mọi câu thành ngữ, tục ngữ của cha ông để lại, nó còn gửi gắm nhiều lời nhắn nhủ.

    Muối vào dịp Tết thường được bỏ vào những túi gấm hoặc các vỏ bao bì bắt mắt sinh động tựa như món quà từ đất trời gửi tặng cho người dân
    Muối vào dịp Tết thường được bỏ vào những túi gấm hoặc các vỏ bao bì bắt mắt sinh động tựa như món quà từ đất trời gửi tặng cho người dân
    Mua muối
    Mua muối
  7. Top 7

    Mỉm cười

    Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 1 Tết là ngày đầu tiên chào đón một năm mới, khi bắt đầu làm một việc gì đó, tâm lý chung con người đều mong muốn mọi việc suôn sẻ. Giống như câu “đầu xuôi, đuôi lọt”, bắt đầu có suôn sẻ thì sau này mới mong thuận lợi.


    Chính vì vậy, đầu năm vui vẻ, tươi cười và nói những điều tích cực sẽ mang lại may nắm, hạnh phúc cho cả năm và cũng là để tránh xui xẻo. Ngoài ra, các cụ còn quan niệm “cười vang là giàu sang”, những người luôn có tinh thần vui vẻ, tiếng cười thoải mái vang to không gò bó sẽ gặp nhiều may mắn hơn trong cuộc sống...

    Để có một năm mới suôn sẻ may mắn không gì tuyệt vời bằng việc mỉm cười thật tươi
    Để có một năm mới suôn sẻ may mắn không gì tuyệt vời bằng việc mỉm cười thật tươi
    Mỉm cười
    Mỉm cười
  8. Top 8

    Xông đất may mắn đầu năm

    Theo quan niệm các cụ ngày xưa, việc xông đất hay xông nhà có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh, tài lộc của gia chủ trong năm đó. Nếu tìm được người xông đất tốt, hợp tuổi thì làm ăn nên làm ra, mọi chuyện tốt lành. Nếu gặp người xông đất không hợp với gia chủ thì cả năm đó sẽ khó khăn, không may mắn.

    Tuy nhiên theo thời gian, những phong tục tập quán xa xưa dần trở nên mờ nhạt giữa nhiều sự thay đổi trong cuộc sống hiện đại. Tục xông đất bây giờ đã không còn đặt nặng về sự may mắn, hậu vận, cũng không còn nhiều quy tắc như trước. Người nay coi đây là một niềm vui nho nhỏ mỗi khi Tết đến xuân về. Duy chỉ có điều không thay đổi, chính là chúng ta vẫn đi xông đất nhà bà con bạn bè với niềm vui và cầu một năm bình an may mắn đến với gia chủ.

    Xông đất ngày đầu năm
    Xông đất ngày đầu năm
    Xông đất ngày đầu năm
    Xông đất ngày đầu năm
  9. Top 9

    Đi chợ Tết mua hoa, để hoa nở đúng dịp Tết

    Một trong những việc nên làm không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về chính là đi chợ Tết mua hoa cảnh. Nếu như ở miền Nam, người dân đón Tết với cái nắng ấm áp và những cành mai tươi tắn sắc vàng thì ở miền Bắc vẫn còn những bông hoa đào khoe sắc thắm để xua tan cái không khí lạnh lẽo xứ Bắc.


    Với quan niệm rằng đêm giao thừa nếu hoa trổ bông có nhiều cánh kép, ba lớp trên đài và mang hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc. Nhiều gia đình lại thích trồng cây quất vào thời điểm Tết để có đủ tứ quý trong nhà. Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn suốt cả năm.

    Đi chợ tết mua hoa
    Đi chợ tết mua hoa
    Đi chợ tết mua hoa
    Đi chợ tết mua hoa
  10. Top 10

    Hái lộc đầu năm

    Hái lộc đầu năm là phong tục bẻ cành cây (cành lộc) mang về nhà để lấy may mắn, được diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán, trong những ngày đầu năm mới. Những Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si,.. đây thường là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc.


    Lộc là nụ đầu tiên, mầm non mới nhú. Cành lộc được mang về, treo trước hiên nhà hoặc cắm vào bình hoa, treo ở gian giữa hoặc cửa ra vào để trừ ma quỷ, hay có ý báo là đã rước phúc lộc về nhà. Trong ngày Tết thì chúng ta thường thấy nhiều người đi chùa hái lộc hay đền thờ, …. Bởi cũng dễ hiểu hái lộc ở nơi đền chùa linh thiêng mang ngụ ý xin được hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho để cả năm thuận lợi.

    Hái lộc ngày đầu năm
    Hái lộc ngày đầu năm
    Hái lộc đầu năm
    Hái lộc đầu năm
  11. Top 11

    Coi hướng xuất hành ngày đầu năm

    Người Việt quan niệm, xuất hành đầu năm nếu thuận lợi thì cả năm sẽ đại cát, đại lợi, vì vậy nhiều người rất coi trọng khâu này. Xuất hành là ra đi, ra khỏi cổng, đi khỏi đất làng xã mình ở, bất cứ là đi đâu, đi có việc gì. Theo quan niệm dân gian, giờ và hướng xuất hành đầu năm nếu phù hợp với tuổi hay cung mệnh bản thân và gia đình thì cả năm sẽ may mắn trong công việc, tiền tài hay tình duyên.


    Việc xuất hành vào thời điểm và phương hướng phù hợp được coi là điềm báo năm mới cát lành, thịnh vượng. Hướng xuất hành được tính từ nơi gia chủ và nơi muốn đến. Họ chọn một địa điểm cố định mình cần tới, đi đến nơi đó rồi mới đến các nơi khác.

    Chọn hướng xuất hành
    Chọn hướng xuất hành
    Coi hướng xuất hành ngày đầu năm
    Coi hướng xuất hành ngày đầu năm
  12. Top 12

    Vứt bỏ phiền muộn, hờn trách năm cũ

    Bước sang năm mới tức bạn sẽ có một khởi đầu mới, chính vì vậy, bạn phải dẹp tất cả sự lo lắng, phiền muộn của năm cũ thay vào đó là ý chí, hy vọng, quyết đoán, nghĩ ra những ý tưởng mới để bắt đầu một năm mới thành công, vạn sự tốt lành, tiếp đầy sự quyết tâm, năng lượng dồi dào hơn.


    Đầu năm mới, bạn không nên mang gương mặt ủ rũ, đầy những muộn phiền khi tiếp xúc với những người xung quanh. Bởi điều này không chỉ có thể mang lại những trắc trở ngay trong những ngày Tết mà còn khiến bạn “mất điểm” trong mắt bạn bè người thân. Chẳng ai thích khi phải trò chuyện với người cau mày, cáu kỉnh trong ngày đầu năm.

    Nên giữ tâm trạng vui vẻ
    Nên giữ tâm trạng vui vẻ
    Vứt bỏ phiền muộn, hờn trách năm cũ
    Vứt bỏ phiền muộn, hờn trách năm cũ
  13. Top 13

    Mua diêm, mua lửa

    Người xưa cũng quan niệm đầu năm mua lửa sẽ đem về những điều tốt lành cho gia đình. Lửa ở đây là những vật dụng như bật lửa, diêm... Không ít người Việt cho rằng đầu năm ai mua được lửa sẽ có 1 năm gặt hái được nhiều thành công.


    Vì thế, người Việt Nam đi mua lửa đầu năm với hy vọng năm mới mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn. Thông thường, bật lửa hoặc diêm được bán kèm theo túi muối và được bán nhiều trong đêm giao thừa. Chiếc túi này mang về nhà có thể đặt trên bàn thờ để cầu may.

    Mua lửa đầu năm
    Mua lửa đầu năm
    Mua diêm, mua lửa
    Mua diêm, mua lửa
  14. Top 14

    Khai bút đầu năm

    Lễ khai bút của người xưa được thực hiện sau Giao thừa, chính là thời khắc đầu tiên của năm mới. Mọi người thường đốt lư trầm bên bàn viết, lấy cây bút mới, mài mực tàu và hạ bài viết trên giấy hoa tiên hoặc giấy hồng điều. Không gian khi khai bút phải yên tĩnh, người viết phải trang nghiêm, tĩnh tại… Mỗi người đều thành tâm viết lên những câu chữ và gửi gắm vào đó ước nguyện tốt đẹp trong năm mới.


    Ngày nay, tục khai bút đầu Xuân đã có nhiều thay đổi. Với nhiều gia đình, đặc biệt là học sinh, giới văn sĩ, người làm nghề viết lách… phong tục này vẫn rất được coi trọng. Bởi người Việt quan niệm cây bút là công cụ gắn bó giữa đời sống trí tuệ và tâm hồn. Khai bút tượng trưng cho may mắn, thành công trong học tập và sự nghiệp.


    Trong những năm gần đây, để duy trì và phát triển phong tục đẹp này, nhiều địa phương, dòng họ, gia đình tổ chức Lễ khai bút đầu năm tại văn miếu, đền, đình... Nghi lễ này không chỉ khơi dậy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam, khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ nhà giáo, học sinh, tôn vinh truyền thống hiếu học mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa địa phương.

    Nên khai bút đầu năm
    Nên khai bút đầu năm
    Khai bút đầu năm
    Khai bút đầu năm
  15. Top 15

    Mua vàng

    Ngoài muối và lửa, người Việt còn mua vàng làm bùa cầu may mắn đầu năm. Đặc biệt những năm gần đây, nhiều người có xu hướng mua vàng vào ngày mùng 10 Tết, ngày Thần Tài. Thậm chí nhiều người sẵn sàng xếp hàng nhiều giờ đồng hồ để có thể sở hữu một lượng vàng trong ngày này. Vàng luôn tượng trưng cho sức mạnh và mối quan hệ chặt chẽ của nó với những giá trị cao đẹp của xã hội. Vàng luôn giữ được giá trị cao nhất ngay cả khi giá trị tiền tệ giảm.


    Vì vậy, mua vàng ngày đầu năm cũng giống như mang vận may về nhà, giúp bạn cảm thấy mãn nguyện, vui vẻ suốt cả năm và giúp công việc kinh doanh của bạn thành công hơn. Người xưa quan niệm rằng những ngày đầu năm luôn có những điều cấm kỵ để tránh mang vận xui trong cả năm đó. Nhưng ngược lại vận may cũng tương tự như vậy. Truyền thống ngày đầu năm luôn có niềm tin rằng nó sẽ mang lại may mắn trong suốt cả năm. Vì vậy, vàng được coi là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực.

    Mua vàng
    Mua vàng
    Mua vàng
    Mua vàng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy